THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
399K

Tác dụng phụ khi tiêm chất làm đầy (filler) cho mặt

BS Lan Anh

Tích Cực
Bên cạnh các lợi ích khi tiêm filler (chất làm đầy) giúp làn da căng tràn sức sống thì việc sử dụng các chất làm đầy cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

tiem-ha-go-ma-2.jpg


Một trong các xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ gần đây là tiêm chất làm đầy để khuôn mặt trở nên đầy đặn hơn, xóa bỏ nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên tác dụng phụ của tiêm filler cũng thường xảy ra. Vậy bạn có nên tiêm chất làm đầy để làm đẹp không?
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Tiêm filler là gì?​


Filler còn có tên gọi khác là chất làm đầy. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, chất làm đầy thường được ứng dụng để xóa bỏ hoặc làm mờ nếp nhăn trên khuôn mặt.


Tiêm filler là gì? Đây là thủ thuật tiêm hợp chất làm đầy tự nhiên hoặc tổng hợp vào các đường, nếp gấp và mô của khuôn mặt để làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục hồi sự căng đầy trên khuôn mặt, giảm dần các dấu hiệu của thời gian.


Những chất này được tiêm dưới da, còn được gọi là chất độn da, chất làm đầy nếp nhăn và chất làm đầy mô mềm. Chúng được sử dụng để xóa các nếp nhăn khi cười, làm đầy má, môi hoặc điều chỉnh sẹo mụn.
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Các loại filler​

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất làm đầy khuôn mặt. Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết nhiều loại filler sẽ có tác dụng ngay lập tức, một số khác lại cần có thời gian điều trị từ vài tuần hoặc vài tháng để có kết quả tối ưu, sau kiểm tra định kỳ.

Các loại filler thường sử dụng bao gồm:

Axit hyaluronic (HA)​

Đây là một chất dạng gel có thể tìm thấy trong cơ thể. HA đã được sử dụng để chăm sóc làn da, làm đầy, căng bóng những nơi như má và làm mờ nếp nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt, môi và trán.

Do cơ thể sẽ tái hấp thu axit hyaluronic dần theo thời gian nên kết quả thường chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nhờ vào các nghiên cứu và phát triển các chất làm đầy da, tác dụng của axit hyaluronic thường sẽ kéo dài 12 tháng hoặc lâu hơn.

Canxi hydroxylapatite (CaHA)​

Loại filler này sử dụng các hạt canxi siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm dưới da. Theo Hội đồng phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ABCS), gel canxi hydrolapatite có độ đặc cao hơn so với axit hyaluronic, điều đó khiến CaHA phù hợp điều trị các nếp nhăn sâu.

Axit poly-L-lactic​

Axit phân hủy sinh học này giúp kích thích quá trình sản sinh collagen thay vì làm đầy các nếp nhăn, từ đó mang lại sự săn chắc cho làn da và giảm xuất hiện các nếp nhăn.

Tuy không mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng hiệu quả của axit poly-L-lactic sẽ xuất hiện từ từ và kéo dài ít nhất 2 năm, khiến nó trở thành một filler có tác dụng bán vĩnh viễn.

Polymethylmethacrylat (PMMA)​

Chất này bao gồm các hạt siêu nhỏ (microspheres) và collagen giúp làm đầy da. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu về nhựa và thẩm mỹ, PMMA có thể gây ra một số vấn đề.

Mặc dù loại filler này được coi là vĩnh viễn với tác dụng kéo dài đến 5 năm, nó vẫn không phải là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo nghiên cứu, những loại filler có tác dụng kéo dài sẽ gây ra biến chứng với tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn như gây nhiễm trùng hay những nốt sần trên da.
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Tiêm mỡ tự thân (ghép mỡ)​

Kỹ thuật này sẽ lấy mỡ từ các bộ phận khác trên cơ thể bạn, ví dụ như mông, rồi tiêm nó vào các vùng trên khuôn mặt để làm đầy.

Bác sĩ sẽ hút mỡ để lấy các mô mỡ bằng cách đưa một ống rỗng vào cơ thể qua các vết rạch trên da.

Phương pháp này bắt buộc bạn phải sử dụng thuốc an thần trong quá trình thực hiện. Sau đó, bạn sẽ mất 1 – 2 tuần để hồi phục. Trong hầu hết các trường hợp, ghép mỡ sẽ mang lại kết quả lâu dài.
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Ứng dụng của phương pháp tiêm filler​

  • Làm phẳng sẹo
  • Xóa nếp nhăn
  • Làm đầy các rãnh
  • Chống lão hóa và săn chắc da
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Hiệu quả tiêm filler kéo dài bao lâu?​

Tiêm filler có ảnh hưởng gì không? Phần lớn filler có thể hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, tiêm chất làm đầy chỉ có tác dụng tạm thời, kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và cơ địa mỗi người.

Mặc dù vậy, một số chất làm đầy trên thị trường được quảng cáo là có hiệu quả vĩnh viễn hoặc kéo dài rất nhiều năm.
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Tác dụng phụ khi tiêm filler​

Tiêm filler có hại không? Nhiều trường hợp gặp phải các tác dụng phụ sau khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này.
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Tác dụng phụ của tiêm filler thường gặp​

Theo Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, những tác dụng phụ sau đây sẽ có thể xảy ra xung quanh vị trí tiêm, có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng nhanh chóng biến mất trong vòng 7 – 14 ngày:
  • Đỏ
  • Sưng tấy
  • Đau đớn
  • Bầm tím
  • Có cảm giác ngứa
  • Phát ban
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Tác dụng phụ hiếm gặp​

Tiêm filler có hại về sau không? Mặc dù ít xảy ra nhưng bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng như:
  • Nhiễm trùng
  • Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm
  • Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quang vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ
  • U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy
  • Sự di chuyển của các chất độn từ vùng này sang vùng khác
  • Chấn thương mạch máu
  • Có thể bị mù, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm ngăn chặn lưu lượng máu đến mắt
  • Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Các biện pháp phòng ngừa​

Tuy tiêm chất làm đầy khuôn mặt thường không nguy hiểm nhưng bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:
  • Bạn nên tìm đến những chuyên gia y tế được đào tạo, có kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ hành nghề (một bác sĩ da liễu hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín) để được tư vấn tiêm filler.
  • Thực hiện các thủ thuật tại các cơ sở y tế uy tín thay vì các phòng khám tư nhân được quảng cáo.
  • Bạn cần hỏi kỹ các thông tin về loại chất làm đầy mà bạn đã chọn để sử dụng. Sau đó, bạn nên cân nhắc lại nếu thấy nhân viên không nắm rõ bản chất của các loại filler đó.
  • Không tự ý mua các chất làm đầy được rao bán online. Bạn chỉ nên mua từ các nhà cung cấp uy tín và có đầy đủ giấy phép, chứng nhận an toàn.
  • Filler phải còn nguyên trong ống tiêm và có bao bì, nhãn mác nguyên vẹn.
  • Kiểm tra cẩn thận ống tiêm.
  • Bạn cũng cần chắc chắn rằng chất làm đầy bạn sắp sử dụng đang được Cục quản lý Dược chấp thuận cho mục đích làm đẹp để đảm bảo an toàn.
  • Nhận thức rõ về các rủi ro và tác dụng không mong muốn mà chất làm đầy có thể mang lại.
  • Đọc kỹ các thành phần của chất làm đầy bạn sắp tiêm, chắc chắn rằng bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào, chẳng hạn như collagen.
  • Bạn nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Một số thành phần trong filler có thể xảy ra tương tác gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu của bạn.
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Các rủi ro bạn cần lưu ý​

Bạn tuyệt đối không nên sử dụng các chất làm độn nếu như:
  • Da của bạn đang bị viêm vì bất kỳ lý do gì (phát ban, mề đay, mụn bọc…)
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào ghi trên nhãn
  • Bạn bị rối loạn đông máu
  • Bạn đang mang thai, cho con bú hay dưới 18 tuổi (chưa có nghiên cứu nào về sự an toàn khi sử dụng filler ở người trẻ tuổi)
  • Da của bạn dễ để lại sẹo (chẳng hạn như bạn dễ bị sẹo lồi…)
 

BS Lan Anh

Tích Cực

Những phương pháp thay thế tiêm chất làm đầy​

Có rất nhiều mỹ phẩm giúp chống lại dấu hiệu lão hóa và làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt, mức độ thành công phụ thuộc vào da mỗi người. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như:

Lotion (Kem dưỡng da)​

Một số loại kem giúp làm mờ nếp nhăn do tăng tái tạo tế bào da. Vài sản phẩm có chứa chất kích thích nhẹ làm sưng tạm thời các vùng trên da, khiến khuôn mặt trông đầy đặn hơn.

Siêu mài mòn da (microdermabrasion)​

Đây là phương pháp sử dụng một dụng cụ chuyên dùng phun ra các hạt nhỏ giúp mài mòn lớp tế bào chết trên da, để lộ lớp da mới mềm mại, mịn màng hơn. Phương này giúp làm săn chắc da, cải thiện các nếp nhăn.

Mài mòn da (Demabrasion)​

Quá trình này làm mịn da, giúp xóa đi các nếp nhăn hay sẹo nhờ vào việc loại bỏ đi lớp da trên cùng, từ đó làm lộ ra lớp da dưới mềm mịn hơn.

Lột da nhờ vào hóa mỹ phẩm​

Một số thành phần hóa học giúp tẩy đi lớp tế bào chết bên ngoài, tái tạo làn da tươi sáng hơn.

Tóm lại​

Các chất làm đầy được Cục Quản lý Dược chấp thuận và các chuyên gia uy tín sử dụng thường tốt và an toàn hơn.

Bác sĩ khuyến cáo bạn không nên xoa bóp vùng da mới tiêm filler cũng như không tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc thấp (chẳng hạn như đi trượt tuyết trong thời tiết giá lạnh hay sử dụng phòng tắm hơi).

Bạn có thể sử dụng các thuốc kháng histamin (chống dị ứng) và thuốc chống viêm không kê đơn khi có bất kỳ triệu chứng sưng đỏ hay ngứa.

Nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, chảy dịch mủ hoặc da bị viêm, nóng), bạn cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Bạn hãy đi đến trung tâm y tế ngay lập tức nếu cảm thấy có vấn đề khi nhìn hoặc khó thở, cảm thấy đau bất thường hay bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào khiến bạn lo lắng.
 
Top Bottom