SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
187K

Phòng ngừa tàn tật- vấn đề quan trọng và cần thiết trong ngành y tế hiện nay

Tàn tật là quá trình sau khi mắc bệnh lý, chấn thương hoặc có một số khiếm khuyết làm suy giảm chức năng bộ phận cơ thể con người gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt đời sống, Ngành y tế và chuyên khoa phục hồi chức năng đặt ra mục tiêu hàng đầu là thực hiện bảo vệ, nâng cao sức khỏe để kéo dài cuộc sống con người đạt mức cao nhất. Đạt trạng thái sức khỏe tốt, hoàn chỉnh về mọi mặt thể chất, tâm thần, xã hội. Vậy nên việc phòng ngừa tàn tật hiện nay đang là vấn đề cần thiết và quan trọng.

phcn-khiem-khuyet-isofhcare.jpg
 

1. Quá trình tàn tật diễn ra như thế nào?

Quá trình tàn tật diễn biến từ bệnh – khiếm khuyết – giảm khả năng 4 tần tật và hậu quả của tàn tật.

a. Khiếm khuyết là gì?

Khiếm khuyết là sự mất mát thiếu hụt, bất bình thường về cấu trúc, chức năng, giải phẫu, sinh lý.

Ví dụ 1: một ngừoi thương binh bị cụt mất một chân, đó là khiếm khuyết về giải phẫu (sự mất mát, thiếu hụt về giải phẫu).

Ví dụ 2: một cháu gái 8 tuổi bị di chứng bại liệt 2 chân, khiếm khuyết tổn thương tế bào thần kinh vận động sừng trước tủy sống liệt 2 chân.

Ví dụ 3: một người 50 tuổi bị tai biến mạch máu não do cao huyết áp gây liệt nửa người, thất ngôn, khiếm khuyết tổn thương tế bào thần kinh ở não, rối loạn chức năng của não.

b. Giảm khả năng
Giảm khả năng là bất kì sự hạn chế hay mất chức năng một hoạt động gây nên bởi khiếm khuyết.

Ví dụ 1: giảm khả năng đi của anh thương binh

Ví dụ 2: trẻ bị di chứng bại liệt không đi lại được do mất vận động 2 chân

Ví dụ 3: người đàn ông bị giảm hoặc mất vận động như người, mất khả năng M.

c. Tàn tật

Tàn tật: đó là tình trạng người tàn tật do bị khiếm khuyết, giảm khả năng đắn đến họ không thực hiện được vai trò của mình trong xã hội (tuỳ thuộc vào tuổi, giới, các yếu tố khác).

Ví dụ 1; anh thương binh không có khả năng lao động có thu nhập

Ví dụ 2: cháu bé không được vui chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, không được đi học.

Ví dụ 3: người đàn ông do không có khả năng giao tiếp với người xung quanh, không có khả năng lao động sản xuất.
 

3. Hậu quả của tàn tật

Tình trạng tàn tật ảnh hưởng đến bản thân người tàn tật, gia đình và xã hội.

a. Hậu quả đối với bản thân người tàn tật

  • 90% trẻ em tàn tật chết dưới 20 tuổi
  • Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao hơn rất nhiều ) với thủ m bình thường,
  • Trẻ em tàn tật thường bị thất học.
  • Người lớn tàn tật thường không có công ăn việc làm, không tự nuôi sống được bản thân nên phải sống dựa vào người khác, không có vị trí trong xã hội, không được | bình đẳng trong xã hội, hay bị xã hội xã kinh hay tách biệt.

b. Hậu quả đối với gia đình

  • Người tàn tật không được tham gia hoạt động như những người khác trong gia đình.
  • Vì không có thu nhập họ là gánh nặng kinh tế cho gia đình.
  • Người tàn tật trong gia đình thường bị coi thường

c. Hậu quả đối với xã hội

  • Bản thân người tàn tật không tham gia lao động sản xuất đóng góp cho xã hội nên bị xã hội phân biệt đối xử..
  • Xã hội phải chi một phần ngân sách để nuôi người tàn tật.
  • Họ là những người thất thể trong xã hội.
phcn-qua-trinh-tan-tat.jpg
 

4. Các dạng tàn tật

Theo sự phân loại của tổ chức y tế thế giới tàn tật được chia làm 7 nhóm như sau:

- Khó khăn về vận động.

- Khó khăn về nhìn.

- khó khăn về nghe-nói.

- Khó khăn về học.

- Hành vi xa lạ

- Mất cảm giác phong.

- Động kinh.
 

5. Các biện pháp phòng ngừa xảy ra tàn tật

a. Phòng ngừa bước một
Bước một bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa từ trạng thái bệnh lý không chuyển thành khiếm khuyết, bao gồm:

- Tiêm chủng

- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh.

- Dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ,

- Giáo dục sức khỏe dinh dưỡng

- Sinh đẻ có kế hoạch.

- Cung cấp nước và vệ sinh môi trường.

b. Phòng ngừa bước hai

Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết không trở thành giảm khả năng, bao gồm:

- Phát hiện sớm,

- Điều trị sớm, đúng.

- Kích thích sim đối với trẻ

- Giúp đỡ công ăn việc làm cho người lớn.

- Học hành cho trẻ.

- Phát triển ngành vật lý trị liệu

- Phục hồi chức năng

c. Phòng ngừa bước ba

Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa giảm khả năng không trở thành tần tật và gây nên hậu quả của tàn tật.​

- Phục hồi chức năng.

- Thể dục, dụng cụ trợ giúp.

- Giáo dục hướng nghiệp.

- Giải quyết công ăn việc làm có thu nhập.

- Phát triển chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Phòng ngừa tàn tật chính là mục tiêu, cần cả quá trình và chiến lược để thực hiện được ngành phục hồi chức năng đặt lên hàng đầu. Cộng đồng khi đã có ý thức đưa phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ quan trọng của xã hội, đồng thời có những hình thức đối xử công bằng, đảm bảo tôn trọng các quyền lợi của người tàn tật thì tỷ lệ người tàn tật và chất lượng người tàn tật sẽ được cải thiện lên mức khá hơn.

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh sau các phẫu thuật là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.
 
Top Bottom