Đi khám sức khỏe định kỳ, bà Q. được bác sĩ phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm chưa di căn, tỷ lệ điều trị thành công trên 93%.
Sau khi rời phòng mổ tuyến giáp trở lại phòng bệnh, bà N.T.Q. (70 tuổi, Tây Ninh) nói chuyện, đi lại và ăn uống bình thường, sau 2 ngày bà được về nhà. Thạc sĩ bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết người bệnh cần theo dõi tái khám sau 1 tuần để kiểm tra vết mổ. Sau 1 tháng, người bệnh sẽ được xét nghiệm và siêu âm kiểm tra, đánh giá nguy cơ ung thư, từ đó xem xét chỉ định điều trị i-ốt phóng xạ I131 và chỉ định bổ sung hormon giáp hay không. Bà Q. phát hiện ung thư giai đoạn sớm chưa di căn, tỷ lệ điều trị thành công cao 93%.
Bà Q. cho biết bà thường khám tổng quát 1 lần/năm, nhưng những năm trước bà không được siêu âm tuyến giáp. Năm nay, bà chọn đi khám sức khỏe tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Bác sĩ siêu âm phát hiện tuyến giáp của bà Q. có 2 khối u với mức độ nguy cơ ung thư đánh giá trên kết quả siêu âm là TIRADS 5 và TIRADS 3 (Thyroid Imaging Reporting and Data Systems). Bác sĩ chỉ định cho bà thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ để xác định khối u tuyến giáp lành tính hay ác tính (ung thư).
Điều dưỡng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang chăm sóc cho bà Q.
Sau 2 ngày, bà Q. lên lại phòng khám nhận kết quả bị ung thư tuyến giáp dạng nhú, ở giai đoạn sớm chưa di căn. “Sau khi nghe kết quả, tôi bị tăng huyết áp, rất mệt! May có bác sĩ trấn an, giải thích giúp tôi bình tĩnh hơn”, bà kể.
Bác sĩ Bích cho biết tỷ lệ sống sót sau 10 năm điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú là 93%. Khả năng điều trị thành công cao, thời gian phẫu thuật và phục hồi sau mổ nhanh. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị chậm trễ, khối u có thể to lên và di căn tới các nơi khác như hạch vùng cổ, xa hơn nữa có thể là phổi, xương,..
Bà Q. được nhập viện, xét nghiệm đánh giá trước khi phẫu thuật. Sáng hôm sau, bà được lên lịch phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch 1 bên. Cuộc mổ diễn ra gần 3 tiếng, bà Q. được đặt ống dẫn lưu áp lực âm theo vùng vết mổ để dẫn lưu dịch, tránh tụ dịch sau mổ và giúp vết thương nhanh lành. Sau mổ 2 ngày, bác sĩ khám đánh giá sức khỏe của bà Q. ổn định, bà được xuất viện và cần tái khám kiểm tra vết thương sau 1 tuần.
Bà Q. chia sẻ: “Mổ xong tôi thấy người khỏe hẳn, nhẹ nhõm, không còn lo lắng. May phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời”.
Bác sĩ Bích cho biết, theo Tổ chức Ung thư Toàn cầu (Globocan) năm 2020, ung thư tuyến giáp là một trong 10 loại ung thư phổ biến ở Việt Nam, với khoảng 5.470 ca mắc mới mỗi năm, khoảng 640 người tử vong. Ung thư tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, thường gặp hơn ở nữ giới 40-50 tuổi và nam giới 60-70 tuổi.
Tuy nhiên, nhiều người dân chưa chủ động khám và tầm soát ung thư tuyến giáp. Việc khám sức khỏe tổng quát, trong đó có siêu tuyến giáp, giúp phát hiện được các dấu hiệu bất thường của tuyến giáp từ khối u nhỏ nhất. Điều này nhằm phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, phòng bệnh di căn tới các cơ quan lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy cơ tử vong.
Bác sĩ Bích cho biết, ung thư tuyến giáp có thể phân thành 4 nhóm dựa trên nguồn gốc và đặc điểm tế bào: ung thư tuyến giáp dạng nhú, ung thư tuyến giáp dạng nang, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hoá. Tỷ lệ sống sót sau 10 năm ở người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang lần lượt là 93% và 85% với tất cả các giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống sót sau 10 năm với ung thư tuyến giáp thể tủy là 75%. Ung thư tuyến giáp không biệt hoá cực kỳ hiếm gặp nhưng nguy hiểm, tỷ lệ sống sót sau 1 năm chỉ chiếm 20%.
Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp, tuy nhiên có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, như: tiếp xúc với bức xạ (phóng xạ hạt nhân, xạ trị,..); tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp; các hội chứng di truyền (bệnh đa polyp, đa u nội tiết, hội chứng Carney, Cowden); bướu cổ, viêm tuyến giáp tự miễn,…
“Chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp, do đó dù là người trong nhóm đối tượng có nguy cơ hay không vẫn nên khám tầm soát ung thư tuyến giáp để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Bích khuyến cáo.
Xem tiếp...

70 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp
Sau khi rời phòng mổ tuyến giáp trở lại phòng bệnh, bà N.T.Q. (70 tuổi, Tây Ninh) nói chuyện, đi lại và ăn uống bình thường, sau 2 ngày bà được về nhà. Thạc sĩ bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết người bệnh cần theo dõi tái khám sau 1 tuần để kiểm tra vết mổ. Sau 1 tháng, người bệnh sẽ được xét nghiệm và siêu âm kiểm tra, đánh giá nguy cơ ung thư, từ đó xem xét chỉ định điều trị i-ốt phóng xạ I131 và chỉ định bổ sung hormon giáp hay không. Bà Q. phát hiện ung thư giai đoạn sớm chưa di căn, tỷ lệ điều trị thành công cao 93%.
Bà Q. cho biết bà thường khám tổng quát 1 lần/năm, nhưng những năm trước bà không được siêu âm tuyến giáp. Năm nay, bà chọn đi khám sức khỏe tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Bác sĩ siêu âm phát hiện tuyến giáp của bà Q. có 2 khối u với mức độ nguy cơ ung thư đánh giá trên kết quả siêu âm là TIRADS 5 và TIRADS 3 (Thyroid Imaging Reporting and Data Systems). Bác sĩ chỉ định cho bà thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ để xác định khối u tuyến giáp lành tính hay ác tính (ung thư).

Sau 2 ngày, bà Q. lên lại phòng khám nhận kết quả bị ung thư tuyến giáp dạng nhú, ở giai đoạn sớm chưa di căn. “Sau khi nghe kết quả, tôi bị tăng huyết áp, rất mệt! May có bác sĩ trấn an, giải thích giúp tôi bình tĩnh hơn”, bà kể.
Bác sĩ Bích cho biết tỷ lệ sống sót sau 10 năm điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú là 93%. Khả năng điều trị thành công cao, thời gian phẫu thuật và phục hồi sau mổ nhanh. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị chậm trễ, khối u có thể to lên và di căn tới các nơi khác như hạch vùng cổ, xa hơn nữa có thể là phổi, xương,..
Bà Q. được nhập viện, xét nghiệm đánh giá trước khi phẫu thuật. Sáng hôm sau, bà được lên lịch phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch 1 bên. Cuộc mổ diễn ra gần 3 tiếng, bà Q. được đặt ống dẫn lưu áp lực âm theo vùng vết mổ để dẫn lưu dịch, tránh tụ dịch sau mổ và giúp vết thương nhanh lành. Sau mổ 2 ngày, bác sĩ khám đánh giá sức khỏe của bà Q. ổn định, bà được xuất viện và cần tái khám kiểm tra vết thương sau 1 tuần.
Bà Q. chia sẻ: “Mổ xong tôi thấy người khỏe hẳn, nhẹ nhõm, không còn lo lắng. May phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời”.
Ung thư tuyến giáp phổ biến, nên khám tầm soát
Bác sĩ Bích cho biết, theo Tổ chức Ung thư Toàn cầu (Globocan) năm 2020, ung thư tuyến giáp là một trong 10 loại ung thư phổ biến ở Việt Nam, với khoảng 5.470 ca mắc mới mỗi năm, khoảng 640 người tử vong. Ung thư tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, thường gặp hơn ở nữ giới 40-50 tuổi và nam giới 60-70 tuổi.
Tuy nhiên, nhiều người dân chưa chủ động khám và tầm soát ung thư tuyến giáp. Việc khám sức khỏe tổng quát, trong đó có siêu tuyến giáp, giúp phát hiện được các dấu hiệu bất thường của tuyến giáp từ khối u nhỏ nhất. Điều này nhằm phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, phòng bệnh di căn tới các cơ quan lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy cơ tử vong.
Bác sĩ Bích cho biết, ung thư tuyến giáp có thể phân thành 4 nhóm dựa trên nguồn gốc và đặc điểm tế bào: ung thư tuyến giáp dạng nhú, ung thư tuyến giáp dạng nang, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hoá. Tỷ lệ sống sót sau 10 năm ở người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang lần lượt là 93% và 85% với tất cả các giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống sót sau 10 năm với ung thư tuyến giáp thể tủy là 75%. Ung thư tuyến giáp không biệt hoá cực kỳ hiếm gặp nhưng nguy hiểm, tỷ lệ sống sót sau 1 năm chỉ chiếm 20%.
Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp, tuy nhiên có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, như: tiếp xúc với bức xạ (phóng xạ hạt nhân, xạ trị,..); tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp; các hội chứng di truyền (bệnh đa polyp, đa u nội tiết, hội chứng Carney, Cowden); bướu cổ, viêm tuyến giáp tự miễn,…
“Chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư tuyến giáp, do đó dù là người trong nhóm đối tượng có nguy cơ hay không vẫn nên khám tầm soát ung thư tuyến giáp để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Bích khuyến cáo.
Xem tiếp...