THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
91
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
657K

Nguyên nhân bung mắc cài và cách khắc phục

Phương Nga

Tích Cực
Bung mắc cài là một hiện tượng phổ biến khi niềng răng. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục.


Niềng răng không phải một nhiệm vụ dễ dàng vì miệng của bạn cần phải điều chỉnh để gắn những chiếc mắc cài, dây cung và các khí cụ chỉnh nha lên răng. Thời gian đeo niềng thường kéo dài từ 1 đến 3 năm để đạt được kết quả mong muốn. Trên suốt cuộc hành trình tìm kiếm một nụ cười đẹp, có thể bạn sẽ hơi nản lòng khi mắc cài bị bung.

Điều quan trọng là phải tìm ra được nguyên nhân bung mắc cài. Khi hiểu nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng kiểm soát và ngăn chặn điều đó xảy ra.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến mắc cài bị bong.

Do kênh mắc cài với răng đối diện​


Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bong mắc cài. Điều này có thể giải thích do ảnh hưởng của khớp cắn của bạn. Khi gắn mắc cài, bác sĩ chỉnh nha sẽ yêu cầu bệnh nhân cắn xuống để kiểm tra xem mắc cài có nằm trên đường cắn không. Một số bệnh nhân có thể cắn phải mắc cài ở những thời điểm khác nhau, hay nói cách khác, răng đối diện cắn trực tiếp vào mắc cài, gây bung mắc cài.

răng cắn vào mắc cài


Nếu bác sĩ kiểm tra thấy tình trạng này, họ sẽ đeo thêm cho bạn dụng cụ nâng khớp (bite turbos) để tránh răng đối diện không cắn phải mắc cài.

bite turbos
Dụng cụ nâng khớp (Bite turbos)

Do ăn nhai đồ cứng hoặc đánh răng quá mạnh​


Sau khi bước ra khỏi phòng khám nha khoa, trách nhiệm chăm sóc bộ niềng răng là của bạn. Để đạt được mục tiêu, bác sĩ chỉnh nha sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng.

ăn thực phẩm cứng khi niềng răng


Nếu bạn ăn, nhai thực phẩm cứng (như mía, ổi hay thực phẩm có xương…) đòi hỏi lực cắn mạnh hoặc do tác động của lực chải răng quá mạnh, bạn sẽ dễ bong sứt mắc cài. Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống cho người niềng răng. Tránh các thực phẩm cứng, dai, dính,.. và chải răng nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần, kết hợp dùng chỉ nha khoa, máy tắm nước cùng với nước súc miệng để đảm bảo sức khỏe răng miệng được chăm sóc tốt.

Xem thêm: Lưu ý về chế độ ăn uống khi đeo niềng răng.

Do chất lượng keo dính và đế mắc cài không bám dính tốt​


Mắc cài hoạt động như một điểm đặt lực, giữ chặt dây cung và di chuyển răng. Bộ phận quan trọng của mắc cài là đế mắc cài. Trên mỗi đế mắc cài sẽ được khắc thành các khía, mục đích là đổ keo dính nha khoa vào giữa các khía đó và tạo độ bám dính cho mắc cài trên bề mặt răng.

đế mắc cài orthodontic bracket base


Mắc cài có chất lượng kém đồng nghĩa với đế mắc cài không được chế tạo tốt. Độ bám dính của đế mắc cài thấp gây ra hiện tượng bong mắc cài là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, chất lượng của keo dính nha khoa cũng góp phần tạo độ bám chắc cho mắc cài. Mắc cài tốt cùng keo dính chất lượng có khả năng cao ngăn ngừa tình trạng mắc cài bị bong.

Do mắc cài gắn lên các bề mặt không có tính bám dính hoặc bám dính kém​


Trong một số trường hợp, đặc tính của răng phải “chịu trách nhiệm” cho tình trạng bong mắc cài. Chất keo dính nha khoa bám dính tốt nhất trên bề mặt men răng thật (răng tự nhiên). Do đó, các răng có khiếm khuyết về men răng không thể bám dính chặt chẽ với mắc cài như các răng khỏe mạnh bình thường. Ngoài ra, một số răng đã phục hình (dán sứ Veneer, bọc răng sứ, trồng răng implant…) có các bề mặt mão răng không có tính bám dính hoặc tính bám dính kém. Điều này cũng khiến mắc cài bong ra dễ dàng.

Do kỹ thuật gắn mắc cài không chuẩn​


Trước khi gắn mắc cài lên răng, răng cần được làm sạch hoàn toàn và bề mặt răng được đánh bóng. Liền sau đó, mắc cài sẽ được gắn lên răng với sự trợ giúp của keo chỉnh nha. Ngay cả khi hoàn tất một chu trình làm sạch bề mặt răng, vẫn có khả năng có 1 số mảnh vỡ nhỏ, bụi,.. dính trên răng. Bề mặt răng không sạch hoàn toàn sẽ không tạo ra được sự liên kết chặt chẽ, kết quả là mắc cài bám lỏng lẻo.

Ngoài ra, trong quá trình gắn, bác sĩ không cách ly nước bọt tốt (không thổi khô răng hiệu quả) dẫn đến nước bọt tràn vào bề mặt răng được xử lý và gây ra độ bám dính kém.

Một yếu tố nữa là tỷ lệ keo dính nha khoa đã chuẩn bị, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra độ bám dính chắc chắn giữa răng và mắc cài. Một hỗn hợp lỏng cũng dẫn đến sự liên kết lỏng lẻo.

Cách khắc phục bung mắc cài​


Cách tốt nhất để ngăn ngừa bung mắc cài là tìm kiếm một phòng khám nha khoa uy tín – nơi có các bác sĩ chỉnh nha đã được cấp chứng chỉ hành nghề và có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn chỉnh nha. Bạn nên soi gương khi đánh răng và kiểm tra tình trạng niềng răng một cách cẩn thận. Bằng cách này, bạn có thể đấnh giá được những thay đổi nhỏ về vị trí ngay lập tức. Nếu bạn thấy mắc cài bị bung ra hoặc lỏng lẻo, hãy bình tĩnh xử lý hoặc tới phòng khám nha khoa để được bác sĩ chỉnh sửa.

Xem thêm: 6 mẹo cấp cứu niềng răng tại nhà hoặc đi du lịch

Xem tiếp...
 
Top Bottom