Cườm mắt là nguyên nhân gây ra mù lòa, chỉ đứng sau đục thủy tinh thể. Vậy khi nào mổ cườm mắt? Những chỉ định, quy trình, chăm sóc và lưu ý sau khi mổ cườm mắt được thực hiện như thế nào?
Cườm mắt là cách gọi dân gian và có 2 bệnh cườm mắt khác nhau về cơ chế sinh bệnh cũng như cách điều trị.
Tùy vào tình trạng người bệnh cườm khô hay cườm nước mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Mổ cườm mắt được chỉ định khi việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả hoặc chỉ dùng ở giai đoạn tạm thời để tiến tới phẫu thuật.
Dù bị cườm khô hay cườm nước, mắt người bệnh đều suy giảm thị lực, do đó cần gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt để khám, thậm chí cần mổ cườm mắt để cải thiện thị lực, tránh nguy hiểm đến các hoạt động thường ngày do hạn chế tầm nhìn gây ra. [1]
Cườm mắt là cách gọi dân gian và có 2 bệnh cườm mắt khác nhau về cơ chế sinh bệnh cũng như cách điều trị.
Chỉ định mổ cườm mắt khi người bệnh bị cườm ở 1 hoặc cả 2 mắt gây ra các vấn đề về thị lực cản trở các hoạt động thông thường. [2]
Bác sĩ sẽ đề nghị mổ cườm mắt nếu bác sĩ cần nhìn vào phía sau mắt để kiểm soát các tình trạng khác như: thoái hóa điểm vàng (liên quan đến tuổi tác) hoặc bệnh võng mạc (liên quan bệnh tiểu đường).
Điều quan trọng là mổ cườm mắt không điều trị được tình trạng mất thị lực do các bệnh lý khác. Mổ cườm chỉ cải thiện tình trạng mất thị lực do cườm mắt gây nên.
Các vấn đề trong và sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm khi xảy ra nếu được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Dưới đây là vài rủi ro có thể gặp sau mổ cườm mắt như: đục bao sau, đục dịch kính, tăng nhãn áp, bong rách võng mạc, nhiễm trùng mắt, xuất huyết trong mắt, tổn thương giác mạc, khô mắt. [3]
Các vấn đề trong và sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm khi xảy ra nếu được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm.
Khi đi thăm khám và tư vấn trước phẫu thuật khoảng một tuần. Bác sĩ sẽ kiểm tra siêu âm không đau để đo kích thước và hình dạng mắt của người bệnh.
Mổ cườm mắt thường là thủ thuật ngoại trú và chỉ mất 1 giờ hoặc ít hơn để thực hiện.
Đầu tiên, bác sĩ đặt thuốc nhỏ mắt vào mắt người bệnh để làm giãn đồng tử.
Người bệnh được gây tê cục bộ để làm tê vùng đó và thuốc an thần để giúp thư giãn và bác sĩ bắt đầu phẫu thuật.
Người thân đi theo để đưa người bệnh về sau phẫu thuật.
Sau mổ cườm mắt, thị lực của người bệnh bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày. Ban đầu, mắt người bệnh có thể bị mờ, sau đó sẽ lành lại và dần điều chỉnh.
Người bệnh có thể thấy màu sắc sáng hơn và rõ ràng hơn vì nhìn qua lăng kính mới. Trước khi phẫu thuật, thủy tinh thể bị đục thường có màu vàng hoặc nâu nên không thấy chính xác màu sắc.
Nếu người bệnh cảm thấy ngứa và khó chịu nhẹ trong vài ngày sau phẫu thuật là điều bình thường.
Sau vài ngày, hầu hết sự khó chịu sẽ biến mất. Thời gian hồi phục hoàn toàn khoảng 8 tuần. Liên hệ với bác sĩ nếu người bệnh gặp những triệu chứng như:
Nếu người bệnh bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, bác sĩ thương lên lịch phẫu thuật lần hai sau khi mắt kia đã lành
Mổ cườm mắt phục hồi thành công thị lực ở phần lớn những người thực hiện thủ thuật.
Mổ cườm mắt thường là thủ thuật ngoại trú và chỉ mất 1 giờ hoặc ít hơn để thực hiện.
Người bệnh sẽ gặp lại bác sĩ vài lần tái khám sau phẫu thuật khoảng 1 – 2 ngày, 1 tuần sau đó và một tháng để theo dõi quá trình lành thương.
Hầu hết, mọi người bệnh đều cần đeo kính, ít nhất là sau khi mổ cườm mắt. Bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết khi nào mắt lành đủ để dừng đeo kính mắt. Điều này có thể là khoảng 1 – 3 tháng sau phẫu thuật.
Trong thời gian phục hồi, người bệnh đeo miếng che mắt trong vài ngày sau phẫu thuật và tấm chắn bảo vệ khi ngủ.
Bác sĩ kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc khác để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm và kiểm soát nhãn áp. Đôi khi, những loại thuốc này đã được tiêm vào mắt lúc phẫu thuật.
Biến chứng mổ cườm mắt bao gồm:
Mổ cườm mắt là một cuộc phẫu thuật an toàn và phổ biến. Các vấn đề trong và sau khi mắt được mổ cườm rất hiếm khi xảy ra đối với bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng có thể cao hơn nếu mắc một số bệnh về mắt hoặc tình trạng y tế.
Sau thủ thuật, người bệnh ở lại phòng bác sĩ khoảng 1 giờ để đảm không có các biến chứng khác hiếm gặp như tăng nhãn áp và bong võng mạc.
Cườm mắt cần mổ vì đây là cách duy nhất để loại bỏ đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực. Không có bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt nào cải thiện thị lực đang suy giảm do đục tinh thể.
Sau thủ thuật, người bệnh ở lại phòng bác sĩ khoảng 1 giờ để đảm bảo nhãn áp không tăng. Các biến chứng khác hiếm gặp như tăng nhãn áp và bong võng mạc.
Mổ cườm mắt người bệnh cần kiêng:
Những người đã mổ cườm có thể tái phát gọi là bị đục thủy tinh thể thứ cấp. Thuật ngữ y tế cho biến chứng phổ biến này được gọi là sự làm mờ bao sau ( PCO ). Điều này xảy ra khi mặt sau của bao thủy tinh thể – phần thủy tinh thể không bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật và hiện hỗ trợ cấy ghép thủy tinh thể – bị vẩn đục làm suy giảm thị lực.
PCO được điều trị bằng thủ thuật ngoại trú không đau, kéo dài 5 phút được gọi là phẫu thuật cắt bao nang bằng laser yttrium-nhôm-garnet (YAG). Một chùm tia laze sẽ tạo một lỗ nhỏ trong bao che mờ nhằm cung cấp một đường đi rõ ràng mà ánh sáng có thể đi qua.
Mổ cườm mắt là một cuộc phẫu thuật phổ biến và an toàn khi được điều trị bởi bác sĩ tay nghề cao. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với chuyên khoa Mắt hội tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp cho người bệnh.
Mổ cườm mắt (Phẫu thuật đục thủy tinh thể) là một phẫu thuật nhanh chóng, không đau để loại bỏ thủy tinh thể bị đục gây ra các vấn đề về thị lực. Mong rằng, qua bài này mọi người hiểu hơn về mổ cườm mắt và yên tâm điều trị.
Xem tiếp...

Cườm mắt là gì?
Cườm mắt là cách gọi dân gian và có 2 bệnh cườm mắt khác nhau về cơ chế sinh bệnh cũng như cách điều trị.
- Bệnh cườm nước: còn được gọi glocom, thiên đầu thống.
- Bệnh cườm khô: còn được gọi là đục thủy tinh thể, cườm đá, cataract.
Mổ cườm mắt là gì?
Tùy vào tình trạng người bệnh cườm khô hay cườm nước mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Mổ cườm mắt được chỉ định khi việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả hoặc chỉ dùng ở giai đoạn tạm thời để tiến tới phẫu thuật.
- Điều trị cườm khô:
- Nội khoa: dùng thuốc tạm thời trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Phẫu thuật: lấy thủy tinh thể đục ra ngoài và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo.
- Điều trị cườm nước:
- Nội khoa: dùng thuốc làm giảm áp lực cho mắt, giúp chất lỏng thoát ra ngoài mắt.
- Phẫu thuật: dùng tia laser hoặc phẫu thuật tạo lỗ hở dưới kết mạc giúp dịch ở mắt thoát ra và được hấp thụ vào máu.
Tại sao cần mổ cườm mắt?
Dù bị cườm khô hay cườm nước, mắt người bệnh đều suy giảm thị lực, do đó cần gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt để khám, thậm chí cần mổ cườm mắt để cải thiện thị lực, tránh nguy hiểm đến các hoạt động thường ngày do hạn chế tầm nhìn gây ra. [1]
- Cườm mắt khô: người bị bệnh chủ yếu trên 50 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên, làm đục thủy tinh thể khiến giảm thị lực, giảm chất lượng sống. Ngoài ra, nhiều người bị cườm mắt khô do biến chứng của bệnh đái tháo đường, lupus, sau phẫu thuật mắt,… Do đó, người bệnh cườm khô khi nhận thấy dấu hiệu sau cần đến bác sĩ điều trị, thậm chí cả phẫu thuật: giảm thị lực, nhất là những lúc nhìn xa; thấy vật xung quanh như nhìn qua màng sương, thay đổi màu sắc, cảm giác lóa mắt khi gặp ánh sáng mạnh…
- Cườm mắt nước: gặp nhiều hơn ở người trên 40 tuổi có kèm bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Ngoài ra, người bị cườm mắt nước còn do bị chấn thương, hậu quả sử dụng thuốc corticoid kéo dài, hội chứng Sturge-Weber (u máu vùng nửa mặt) hay không điều trị các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị). Người bệnh thường có dấu hiệu nhức mắt, buồn nôn, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, khi nhìn vào nguồn sáng thấy xuất hiện quầng sáng xung quanh, đồng tử giãn ra, đôi khi đau bụng…

Đối tượng chỉ định mổ cườm mắt?
Chỉ định mổ cườm mắt khi người bệnh bị cườm ở 1 hoặc cả 2 mắt gây ra các vấn đề về thị lực cản trở các hoạt động thông thường. [2]
Bác sĩ sẽ đề nghị mổ cườm mắt nếu bác sĩ cần nhìn vào phía sau mắt để kiểm soát các tình trạng khác như: thoái hóa điểm vàng (liên quan đến tuổi tác) hoặc bệnh võng mạc (liên quan bệnh tiểu đường).
Điều quan trọng là mổ cườm mắt không điều trị được tình trạng mất thị lực do các bệnh lý khác. Mổ cườm chỉ cải thiện tình trạng mất thị lực do cườm mắt gây nên.
Các phương pháp mổ cườm mắt
1. Mổ cườm khô: có 3 phương pháp phổ biến
- Mổ cườm mắt ngoài bao: Bác sĩ loại bỏ thủy tinh thể đã đục bằng một vết rạch lớn trên mắt. Trước đó, người bệnh được gây tê quanh mắt để đảm bảo an toàn. Người bệnh thay thủy tinh thể mới và khâu mắt bằng loại chỉ rất mảnh, nhỏ hơn nhiều so với sợi tóc và khó cảm nhận sau mổ. So với các phương pháp phẫu thuật mới thì phương pháp truyền thống này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên không còn được áp dụng rộng rãi.
- Mổ Phaco: Phaco là phương pháp phẫu thuật tiên tiến, giúp loại bỏ thủy tinh thể bị đục ra khỏi mắt và thay thế thủy tinh thể mới. Bác sĩ dùng một đầu dò siêu âm đưa vào mắt, sóng siêu âm phá vỡ thủy tinh thể trong mắt thành rất nhiều mảnh và hút ra ngoài qua một vết rách rất nhỏ trên giác mạc và không cần khâu. Sau đó, bác sĩ ghép thủy tinh thể mới vào, thay thế chức năng của thủy tinh thể cũ và giúp người bệnh nhìn tốt hơn. Phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể thường tiến hành nhanh chóng, không gây tê mạnh và có độ an toàn cao.
- Phương pháp phẫu thuật bằng laser: bác sĩ dùng tia laser thay cho dao mổ để phẫu thuật. Ngoài việc cắt giác mạc, tia laser giúp làm mềm thủy tinh thể bị vẩn đục để lấy ra dễ dàng hơn nhưng lại có chi phí cao hơn.
2. Mổ cườm nước: có 4 phương pháp phổ biến
- Laser tạo hình bè (trabeculoplasty laser): dùng điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở, với cơ chế tia laser tác động vào vùng cơ bè để mở những kênh khiến dịch ở mắt tắc nghẽn, được thông chảy ra ngoài.
- Phẫu thuật mở góc (Goniotomy): kỹ thuật này được triển khai khi người bệnh điều trị không còn hiệu quả với thuốc hay laser tạo hình bè. Ca mổ nhằm rạch một đường vào kênh thoát thủy dịch ở mắt để thủy dịch thoát ra nhanh hơn. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tăng nhãn áp.
- Cắt mống mắt chu biên bằng laser (Iridotomy và Iridectomy): kỹ thuật này dùng cho trường hợp tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Sau khi bác sĩ nhỏ thuốc hạ nhãn áp ổn định, bác sĩ dùng tia laser để tạo một lỗ siêu nhỏ trên mống mắt để thủy dịch thoát ra ngoài.
- Ghép ống dẫn lưu (stent) cho mắt tăng nhãn áp: stent là một thiết bị rất nhỏ được ghép vào mắt để tạo ra một kênh thoát thủy dịch thay thế kênh đã tắc nghẽn hay hư.
Mổ cườm mắt có nguy hiểm không?
Các vấn đề trong và sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm khi xảy ra nếu được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Dưới đây là vài rủi ro có thể gặp sau mổ cườm mắt như: đục bao sau, đục dịch kính, tăng nhãn áp, bong rách võng mạc, nhiễm trùng mắt, xuất huyết trong mắt, tổn thương giác mạc, khô mắt. [3]

Quy trình mổ cườm mắt
1. Thăm khám và tư vấn trước phẫu thuật
Khi đi thăm khám và tư vấn trước phẫu thuật khoảng một tuần. Bác sĩ sẽ kiểm tra siêu âm không đau để đo kích thước và hình dạng mắt của người bệnh.
- Nếu người bệnh có mang kính áp tròng, mắc bệnh về mắt hay bệnh mạn tính khác hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều phải báo với bác sĩ điều trị, để không ảnh hưởng đến cuộc mổ.
- Cần tìm hiểu kỹ về loại kỹ thuật sẽ được phẫu thuật và đọc kỹ cam kết trước khi ký xác nhận đồng ý mổ.
- Cần nghỉ ngơi ít nhất 1 tuần sau mổ nên người bệnh chủ động sắp xếp lịch học và làm việc.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt từ 1-2 ngày trước phẫu thuật theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Không uống rượu bia trước 24 giờ vào phòng mổ.
- Ngủ đủ và đúng giờ, không thức khuya vào đêm trước ngày phẫu thuật.
- Không ăn hoặc uống trong vòng ít nhất 6 tiếng trước phẫu thuật.
- Mang theo sổ và hồ sơ khám bệnh trước đó, cũng như giấy tờ cá nhân.
- Không trang điểm, không đeo trang sức hoặc phụ kiện trên tóc, thậm chí không dùng nước hoa.
- Tuyệt đối không chạm hoặc dụi sau khi mắt đã được sát khuẩn.
- Người bệnh thư giãn và thả lỏng người, tránh mọi cử động mắt và cử động mạnh toàn thân trong suốt quá trình phẫu thuật.
2. Tiến hành phẫu thuật
Mổ cườm mắt thường là thủ thuật ngoại trú và chỉ mất 1 giờ hoặc ít hơn để thực hiện.
Đầu tiên, bác sĩ đặt thuốc nhỏ mắt vào mắt người bệnh để làm giãn đồng tử.
Người bệnh được gây tê cục bộ để làm tê vùng đó và thuốc an thần để giúp thư giãn và bác sĩ bắt đầu phẫu thuật.
3. Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật
Người thân đi theo để đưa người bệnh về sau phẫu thuật.
Sau mổ cườm mắt, thị lực của người bệnh bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày. Ban đầu, mắt người bệnh có thể bị mờ, sau đó sẽ lành lại và dần điều chỉnh.
Người bệnh có thể thấy màu sắc sáng hơn và rõ ràng hơn vì nhìn qua lăng kính mới. Trước khi phẫu thuật, thủy tinh thể bị đục thường có màu vàng hoặc nâu nên không thấy chính xác màu sắc.
Nếu người bệnh cảm thấy ngứa và khó chịu nhẹ trong vài ngày sau phẫu thuật là điều bình thường.
Sau vài ngày, hầu hết sự khó chịu sẽ biến mất. Thời gian hồi phục hoàn toàn khoảng 8 tuần. Liên hệ với bác sĩ nếu người bệnh gặp những triệu chứng như:
- Mất thị lực.
- Cơn đau kéo dài mặc dù đã dùng thuốc giảm đau (không kê đơn).
- Tăng đỏ mắt.
- Sưng mí mắt.
- Mắt thấy nhiều đốm sáng nổi nhấp nháy.
Nếu người bệnh bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, bác sĩ thương lên lịch phẫu thuật lần hai sau khi mắt kia đã lành
4. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
Mổ cườm mắt phục hồi thành công thị lực ở phần lớn những người thực hiện thủ thuật.

Chăm sóc và phục hồi sau mổ cườm mắt
1. Các cuộc hẹn tái khám
Người bệnh sẽ gặp lại bác sĩ vài lần tái khám sau phẫu thuật khoảng 1 – 2 ngày, 1 tuần sau đó và một tháng để theo dõi quá trình lành thương.
Hầu hết, mọi người bệnh đều cần đeo kính, ít nhất là sau khi mổ cườm mắt. Bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết khi nào mắt lành đủ để dừng đeo kính mắt. Điều này có thể là khoảng 1 – 3 tháng sau phẫu thuật.
2. Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật
Trong thời gian phục hồi, người bệnh đeo miếng che mắt trong vài ngày sau phẫu thuật và tấm chắn bảo vệ khi ngủ.
Bác sĩ kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc khác để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm và kiểm soát nhãn áp. Đôi khi, những loại thuốc này đã được tiêm vào mắt lúc phẫu thuật.
Biến chứng sau mổ cườm mắt
Biến chứng mổ cườm mắt bao gồm:
- Mờ mắt
- Mất thị lực
- Bong võng mạc: ảnh hưởng đến 2/1000 người. Đây là tình trạng nghiêm trọng ở mắt. Võng mạc, lớp mô ở phía sau mắt, kéo ra khỏi các mô hỗ trợ nó. Những thay đổi đột ngột như vật cộm trong mắt, nháy mắt và tầm nhìn bên cạnh tối đi là những dấu hiệu của tình trạng bong võng mạc. Võng mạc bị bong điều trị càng sớm càng tốt. [4]
Mổ cườm mắt là một cuộc phẫu thuật an toàn và phổ biến. Các vấn đề trong và sau khi mắt được mổ cườm rất hiếm khi xảy ra đối với bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng có thể cao hơn nếu mắc một số bệnh về mắt hoặc tình trạng y tế.
Các thắc mắc thường gặp về mổ cườm mắt

1. Cườm mắt có cần mổ không?
Cườm mắt cần mổ vì đây là cách duy nhất để loại bỏ đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực. Không có bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt nào cải thiện thị lực đang suy giảm do đục tinh thể.
2. Mổ cườm mắt có phải nằm viện không?
Sau thủ thuật, người bệnh ở lại phòng bác sĩ khoảng 1 giờ để đảm bảo nhãn áp không tăng. Các biến chứng khác hiếm gặp như tăng nhãn áp và bong võng mạc.
3. Mổ cườm mắt có phải kiêng gì không?
Mổ cườm mắt người bệnh cần kiêng:
- Nước, dầu gội hoặc xà phòng vào mắt.
- Dụi hoặc gây áp lực lên mắt.
- Lái xe.
- Bơi.
- Trang điểm mắt.
- Cúi xuống.
- Nâng vật nặng
- Tiếp tục làm việc hoặc hoạt động khác.
4. Mổ cườm mắt có tái phát không?
Những người đã mổ cườm có thể tái phát gọi là bị đục thủy tinh thể thứ cấp. Thuật ngữ y tế cho biến chứng phổ biến này được gọi là sự làm mờ bao sau ( PCO ). Điều này xảy ra khi mặt sau của bao thủy tinh thể – phần thủy tinh thể không bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật và hiện hỗ trợ cấy ghép thủy tinh thể – bị vẩn đục làm suy giảm thị lực.
PCO được điều trị bằng thủ thuật ngoại trú không đau, kéo dài 5 phút được gọi là phẫu thuật cắt bao nang bằng laser yttrium-nhôm-garnet (YAG). Một chùm tia laze sẽ tạo một lỗ nhỏ trong bao che mờ nhằm cung cấp một đường đi rõ ràng mà ánh sáng có thể đi qua.
Mổ cườm mắt là một cuộc phẫu thuật phổ biến và an toàn khi được điều trị bởi bác sĩ tay nghề cao. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với chuyên khoa Mắt hội tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp cho người bệnh.
Mổ cườm mắt (Phẫu thuật đục thủy tinh thể) là một phẫu thuật nhanh chóng, không đau để loại bỏ thủy tinh thể bị đục gây ra các vấn đề về thị lực. Mong rằng, qua bài này mọi người hiểu hơn về mổ cườm mắt và yên tâm điều trị.
Xem tiếp...