Lựa chọn chế độ ăn khoa học cho sản phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ góp phần quản lý tốt các triệu chứng của bệnh, đồng thời đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Huyền, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Có thể tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai.
Mục tiêu điều trị là cần giữ cho lượng đường trong máu ở mức an toàn theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết phụ nữ có lượng đường trong máu được kiểm soát tốt đều sinh con khỏe mạnh và không gặp bất kỳ biến chứng nào. Bước đầu tiên trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ ăn uống để đường máu ở mức bình thường không quá cao hoặc quá thấp.
Khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường dựa trên các yếu tố:
Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Huyền, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Có thể tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai.
Mục tiêu điều trị là cần giữ cho lượng đường trong máu ở mức an toàn theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết phụ nữ có lượng đường trong máu được kiểm soát tốt đều sinh con khỏe mạnh và không gặp bất kỳ biến chứng nào. Bước đầu tiên trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ ăn uống để đường máu ở mức bình thường không quá cao hoặc quá thấp.
Khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường dựa trên các yếu tố:
- Lượng kcal cần trong ngày;
- Cân nặng của mẹ bầu (phụ nữ mang thai béo phì cần chế độ ăn ít kcalo so với phụ nữ mang thai khác);
- Tuổi thai;
- Em bé đang phát triển và lớn như thế nào;
- Mức độ hoạt động của mẹ bầu.