Quặm mi là gì?
Hiểu đơn giản quặm mi là tình trạng lông mày cọ xát vào giác mạc (tròng đen và tròng trắng của mắt) gây ra tổn thương. Tình trạng này có thể xảy ra với cả người lớn lẫn trẻ em bởi nhiều nguyên do.
+ Quặm mi bẩm sinh: Ngay từ khi sinh ra trẻ đã mắc phải chứng này. Khả năng xảy ra ở mỗi trẻ là khoảng 2%. Khi trẻ có triệu chứng thường xuyên dụi mắt, mắt chảy nước liên tục, sau đó ửng đỏ, viêm nhiễm, lở loét… gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.
+ Quặm mi ở người lớn: Tạo ra do sự lỏng lẻo của các mô cơ lão hóa, cơ nâng mi lão hóa, do triệu chứng của bệnh đau mắt hột hoặc các sang chấn tổn thương khác ở mắt.
Quặm mi mắt khiến lông mi mọc hướng vào trong giác mạc
Biểu hiện của quặm mi bẩm sinh
Thông thường, đối với trẻ em, quặm mi sẽ xuất hiện ở những trẻ có thân hình bụ bẫm, hàng lông mi cọ sát vào giác mạc khiến trẻ có thói quen dụi mắt thường xuyên, mắt hay bị chảy nước , đỏ mắt. Nếu cha mẹ không lưu ý giữ gìn và theo dõi trẻ trong thời gian này, để lâu sẽ gây tổn thương nặng cho mắt, gây trợt giác mạc, viêm loét mắt và làm suy giảm thị lực.
Biểu hiện đầu tiên của quặm mi là dụi mắt.
Đánh giá bệnh lý quặm mi có 4 mức độ:
Quặm mi có nhiều cấp độ
+ Mức độ 1: quặm mi chiếm 1/4 chiều dài của bờ mi
+ Mức độ 2: Quặm mi chiếm 1/3 chiều dài của mi
+ Mức độ 3: Quặm mi chiếm 1/2 chiều dài của bờ mi
+ Mức độ 4: Quặm mi chiếm 2.3 chiều dài của bờ mi tính luôn cả mi