BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
79
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
776K

Đào tạo – Quản lý chất lượng bệnh viện

Việc quản lý chất lượng bệnh viện đang được nhà nước Việt Nam quan tâm hàng đầu. Đây là một tiêu chí để đánh giá một nền y tế chất lượng. Vậy mỗi hệ thống bệnh viện cần quản lý nhân sự, tài chính và chất lượng thế nào cho đạt tiêu chuẩn. Cùng Medist tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau bạn nhé.

1. Nguyên tắc thực hiện quản lý chất lượng cần biết


Trong lĩnh vực y tế, luôn có những nguyên tắc nhất định mà đội ngũ bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện đều phải tuân thủ. Mỗi bệnh viện luôn thi đua xây dựng hình ảnh bệnh viện chất lượng trong công tác khám chữa bệnh cũng như các công tác khác. Theo đó, muốn có một bệnh viện chất lượng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Năng lực lãnh đạo: Mỗi nhân viên, cán bộ tại bệnh viện bắt buộc phải có kinh nghiệm chuyên môn và đạo đức. Ngoài ra, cán bộ chủ chốt cần có tầm nhìn xa và khả năng quyết định đúng đắn và hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người bệnh.
  • Luôn đặt người bệnh là trung tâm: Trong công tác quản lý chất lượng bệnh viện cần đặt khách hàng lên hàng đầu. Vạch ra mục đích hướng tác với từng nhóm khách hàng, lắng nghe nhu cầu từ khách hàng để cải thiện một cách phù hợp nhất.
  • Có cải tiến và định hướng đúng đắn: Để cải thiện được chất lượng quản lý thì các nhà lãnh đạo cần xác định được mục tiêu đúng đắn và xây dựng các biện pháp cải tiến phù hợp.
  • Thiết lập hệ thống quản lý hiệu quả: Trong hệ thống quản lý 03 yếu tố quan trọng nhất là nguồn lực, quy trình và kết quả. Vì thế, nên vạch rõ các nhiệm vụ cần hướng đạt được để toàn bộ cán bộ, nhân viên cùng hướng tới.
  • Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm: Mỗi cán bộ hay nhân viên đều phải có trách nhiệm trong công việc mà mình phụ trách.

2. Những nhiệm vụ cần thực hiện khi quản lý chất lượng bệnh viện


Như đã nói ở trên, để xây dựng và phát triển một hệ thống bệnh viện chất lượng tốt nhất cần phải vạch ra những mục tiêu và nhiệm vụ cần hoàn thành. Một số nhiệm vụ chính mà bệnh viện cần tham khảo để hướng tới việc quản lý đạt chất lượng cao như:

Xây dựng kế hoạch đề án trước


Mỗi bệnh viện cần xây dựng mục tiêu, định hướng rõ ràng, cụ thể sau đó sẽ truyền đạt đến các cán bộ, nhân viên. Dựa trên chính sách chất lượng của quốc gia để xây dựng mục tiêu. Nên lồng ghép mục tiêu, kế hoặc này vào kế hoạch hoạt động 5 năm tới của bệnh viện. Đồng thời, thiết lập các đề án cải tiến phù hợp với tài chính và nguồn lực của bệnh viện.

Áp dụng tiêu chuẩn và mô hình quản lý chất lượng bệnh viện


Hiện nay, tại Việt Nam có không ít các phương pháp, mô hình quản lý chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, muốn lựa chọn được mô hình phù hợp thì bệnh viện phải dựa trên các bộ tiêu chuẩn được Bộ Y tế quy định đặc biệt là áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện ISO.

Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 90012008 quy định một số tiêu chuẩn về các phòng ban tại bệnh viện như: các phòng chức năng, khoa xét nghiệm, khoa dược, trung tâm khử khuẩn tiệt khuẩn,… tất cả đều được hệ thống ISO quy định về tiêu chuẩn.

Hệ thống quản lý chất lượng bệnh hiện nay


Hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện hiện nay được Hội đồng quản lý chất lượng xét duyệt và quy định theo các yếu tố sau:

  • Tổ chức hệ thống quản lý: Mỗi bệnh viện cần có hệ thống quản lý chất lượng bao gồm: Hội đồng quản lý, các ban ngành liên quan đến chất lượng, phòng quản lý, cán bộ phụ trách quản lý chất lượng.
  • Cơ chế hoạt động: Hội đồng quản lý chất lượng có nhiệm vụ lãnh đạo, tổ chức và giám sát các vấn đề liên quan đến chất lượng bệnh viện.
  • Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng phụ trách quản lý chất lượng: Hội đồng này do giám đốc bệnh viện quyết định và thành lập với số thành viên phụ thuộc vào quy mô lớn hoặc nhỏ. Hội đồng này có nhiệm vụ định hướng các mục tiêu, kế hoạch, phương pháp cụ thể để hướng tới một bệnh viện đạt chất lượng cao.
  • Nhiệm vụ và quyền hạn của người quản lý chất lượng: người quản lý chất lượng có cần hoàn thành các nhiệm vụ của tổ, phòng và tổng kết, báo cáo những kết quả đạt được trong công tác quản lý.
  • Cán bộ chuyên trách quản lý chất lượng: vị trí này sẽ có trách nhiệm hoàn thành các yêu cầu về công việc đã được phân công, ngoài ra hỗ trợ các phòng ban khác thực hiện các kế hoạch liên quan đến cải thiện chất lượng bệnh viện.

Quản lý chất lượng bệnh viện đang là một vấn đề được nhà nước quan tâm và chú trọng. Vì thế, mỗi bệnh viện luôn không ngừng xây dựng và phát triển các mô hình theo các mô hình khác nhau để ngày càng tiến bộ hơn và hướng tới một đơn vị tiên phong về chất lượng quản lý và phục vụ bệnh nhân.

Xem tiếp...
 
Top Bottom