THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
91
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
682K

Chân mày sa sụp, hạ thấp, không cân đối sau tiêm Botox

Phương Nga

Tích Cực
Chân mày bị sa sụp, hạ thấp và bất đối xứng sau tiêm botox có thể gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và có thể đi kèm với tình trạng sụp mí, nhức đầu dai dẳng...


Sụp chân mày (chân mày bị hạ thấp) là biến chứng thường gặp nhất sau tiêm Botox vùng trán và nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do kỹ thuật tiêm không tốt. Bệnh nhân có thể bị sụp cả hai bên hoặc chỉ một bên gây mất cân đối, hoặc có thể chỉ bị sụp ở đầu trong hoặc đầu ngoài chân mày.

Dấu hiệu sụp lông mày​

sụp nặng
Bệnh nhân bị sụp lông mày nặng sau khi tiêm botox vùng trán

Khi gặp phải tình trạng này bệnh nhân thường có cảm giác nặng trán, nặng lông mày, đường chân mày dồn xệ hẳn xuống tạo diện mạo mệt mỏi hoặc giận dữ. Đôi khi sụp chân mày còn đi kèm với các tình trạng như sụp mí, do chân mày dồn mô da mí mắt trên xuống, gây sa sụp, mất đường nếp mí và có khi ảnh hưởng tầm nhìn. Hoặc cũng có thể đi kèm với tình trạng nặng đầu, đau nhức đầu dai dẳng, do bệnh nhân luôn phải cố gắng hoạt động cơ trán để nhướng mày lên.

Sụp lông mày có thể khởi phát sau 2 – 3 ngày tiêm botox vùng trán và sẽ trở nên rõ rệt sau 1 – 2 tuần khi botox phát huy tối đa hiệu quả.

Nguyên nhân gây sụp lông mày​

hình 2
Các nhóm cơ liên quan đến vị trí chân mày

Để xác định nguyên nhân gây sụp lông mày trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm giải phẫu của các khối cơ liên quan đến vị trí chân mày.

Vị trí chân mày bị chi phối bởi 2 nhóm cơ: nhóm cơ nâng chân mày và nhóm cơ hạ chân mày:

  • Nhóm cơ nâng gồm: cơ trán. Khi bạn nhăn trán (co cơ trán) sẽ thấy chân mày nâng cao hơn. Khi già đi, chúng ta sẽ bắt đầu bị mất xương ở rìa ổ mắt, đó cũng chính là vị trí xương mà chân mày nằm lên. Điều này sẽ khiến chân mày càng bị hạ thấp xuống. Và lúc này, khuôn mặt bạn sẽ tự bù đắp cho sự mất mát này bằng cách khiến cơ trán hoạt động nhiều hơn để kéo lông mày lên và giữ chúng ở vị trí mong muốn bình thường.
  • Nhóm cơ hạ gồm: Cơ mày (bao gồm cơ cau mày, cơ hạ mày và cơ tháp mũi) và cơ vòng mi. Khi bạn cau mày (co cơ mày) hay nheo mắt (co cơ vòng mi) sẽ thấy chân mày hạ xuống.

Bình thường 2 nhóm cơ này ở trạng thái cân bằng, giúp duy trì hình dạng cũng như vị trí chân mày ổn định. Nhưng khi một nhóm cơ bị yếu đi, chẳng hạn nhóm cơ nâng, thì chân mày sẽ bị hạ thấp, sa sụp xuống, hoặc nhóm cơ hạ bị yếu đi thì lông mày sẽ bị hếch, vểnh lên.

Vậy nguyên nhân gây sa sụp lông mày chủ yếu là liên quan đến cơ trán, khi cơ trán được tiêm botox để nhằm xóa các nếp nhăn trán. Cụ thể:

  1. Do điều trị cơ trán quá mức, tiêm liều lượng botox quá cao làm suy yếu hoàn toàn cơ trán, không còn duy trì được chức năng nâng và ổn định vị trí chân mày, đồng thời cơ và mô da trán xệ xuống, kéo theo tình trạng sụp lông mày.
  2. Do tiêm botox vào cơ trán ở vị trí quá thấp. Việc tiêm quá thấp vào cơ trán, cụ thể là tiêm vào 1/3 phía dưới của cơ trán, quá sát với lông mày cũng là nguyên nhân khiến lông mày bị sụp.
  3. Do bác sĩ không đánh giá kỹ tình trạng và vị trí lông mày của bệnh nhân trước khi điều trị cơ trán. Bệnh nhân có lông mày vốn đã nằm ở vị trí thấp và thường xuyên phải dùng cơ trán để nhướng, nâng lông mày nhưng vẫn được điều trị botox bằng liều tiêu chuẩn hoặc liều cao. Trong những trường hợp này, tốt nhất chỉ dùng liều thấp hoặc chỉ tiêm ở 1/3 phía trên của trán.

Phương pháp khắc phục sụp lông mày sau tiêm botox​


Vì botox không có “thuốc giải” nên sau khi lông mày bị sụp thường bệnh nhân sẽ phải chờ cho đến khi botox hết tác dụng rồi lông mày mới trở lại hình dạng như bình thường. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy mức độ ảnh hưởng ở từng trường hợp.

tiêm giúp nâng lông mày
Các vị trí tiêm thêm botox để giúp nâng lông mày lên

Tuy nhiên một số bệnh nhân cũng có thể tạm thời khắc phục giảm nhẹ bằng cách tiêm thêm botox vào một số vị trí phù hợp ở nhóm cơ hạ lông mày để làm suy yếu phần cơ này và giúp lông mày được nâng lên một chút. Ví dụ, trường hợp đầu trong của lông mày bị sa sụp, thì có thể tiêm một vài đơn vị vào phần cơ cau mày ở vị trí này, và tương tự với trường hợp đầu ngoài/phần đuôi của lông mày bị sụp thì tiêm ở phần đuôi (như hình trên). Việc này sẽ giúp giảm lực kéo hạ lông mày xuống và giúp nâng lông mày lên từ 1 – 2 mm. Trong trường hợp này nên thực hiện kỹ thuật tiêm trong da, thay vì tiêm trong cơ. Nếu hiệu quả nâng chân mày không đạt được, thì có thể tiêm thêm botox vào cơ trán để hạ thấp chân mày bên kia giúp đạt được độ đối xứng. Những kỹ thuật tiêm chỉnh sửa này chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ đủ trình độ và kinh nghiệm.

Ngoài phương pháp tiêm thêm botox vào khối cơ hạ chân mày thì cũng có báo cáo cải thiện sụp chân mày do Botox bằng cách sử dụng Pyridostigmine Bromide liều 60mg cách nhau 6-8 giờ. Đây là chất ức chế men cholinesterase đường uống. Tuy nhiên liều lượng và số lần uống sẽ phụ thuộc vào tình trạng riêng của từng bệnh nhân và tác dụng phụ phổ biến là gây yếu cơ nghiêm trọng.

Cuối cùng, nếu tình trạng sụp lông mày gây hạn chế tầm nhìn thì có thể bệnh nhân sẽ cần dán băng keo để kéo lông mày hoặc mí mắt lên giúp nhìn rõ hơn.

hình đầu
Dán băng keo để kéo lông mày và mí mắt lên

Làm gì để ngăn chặn nguy cơ sụp lông mày?​

chỉ tiêm từ giữa trán trở lên
Các điểm tiêm được thiết kế từ giữa trán trở lên để giảm nguy cơ sụp lông mày

Nguy cơ này có thể được giảm thiểu đáng kể nếu áp dụng các quy tắc dưới đây:

  • Đánh giá kỹ tình trạng, vị trí lông mày và da của bệnh nhân, không điều trị xóa nhăn trán cho những bệnh nhân có lông mày đã ở vị trí thấp, mô da trán nhăn nheo, lỏng lẻo. Trong trường hợp này tốt nhất nên thực hiện quy trình căng da trán.
  • Không pha loãng độc tố quá 1ml/ /100 unit Botox hoặc 1 ml/500 unit Dysport
  • Khi tiêm botox điều trị cơ trán tốt nhất nên luôn tiêm trong da, thay vì trong cơ. Một nghiên cứu đã báo cáo tỉ lệ sa sụp chân mày cũng như các biến chứng khác như nặng trán, xệ trán thấp hơn với kỹ thuật tiêm trong da/dưới da, trong khi hiệu quả điều trị vẫn như tiêm trong cơ.
  • Khi tiêm vào cơ trán, luôn tiêm ở vị trí giữa trán hoặc tiêm cao, cao hơn lông mày ít nhất 2cm. Ở những bệnh nhân lớn tuổi tốt nhất nên tiêm cao hơn lông mày 4cm, hoặc chỉ tiêm ở 1/3 phía trên trán.
  • Nếu muốn điều trị cả nếp nhăn trán và nếp cau mày thì tốt nhất nên thực hiện cùng phiên, không tiêm tách rời phiên. Mục tiêu là điều trị cùng lúc 2 nhóm cơ hạ và nâng chân mày để đạt được sự cân đối tối đa.
  • Luôn đảm bảo nguyên tắc tiêm liều lượng thấp, thận trọng trước, sau 1 – 2 tuần đánh giá lại và có thể tiêm bổ sung.
  • Luôn khuyến cáo bệnh nhân không tắm nắng, xông hơi, xoa bóp vùng trán hoặc tập thể dục mạnh …trong ít nhất 24 giờ, vì những hoạt động này có thể khiến botox dễ lây lan, khuếch tán ra các vị trí không mong muốn.

Tóm lại, biến chứng sa sụp lông mày chủ yếu liên quan đến kỹ thuật tiêm. Do đó khách hàng chỉ cần tìm được người tiêm có kinh nghiệm, hiểu rõ về đặc điểm giải phẫu cơ vùng mặt cũng như nắm được các nguyên tắc trên thì gần như có thể giảm thiểu hoàn toàn nguy cơ này.

Xem tiếp...
 
Top Bottom