MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
688K

Ý Nghĩa Chi Tiết Lễ Hội Đền Gióng: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Hoạt Động

Hội đền Gióng có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Lễ hội đền Gióng diễn ra vào ngày nào và thường diễn ra những hoạt động gì? Lễ hội đền Gióng Phù Đổng được tổ chức ở những vùng nào? Hãy cùng Mogi tham khảo ngay những thông tin chi tiết liên quan đến lễ hội đền Gióng được chia sẻ dưới đây.

Lễ hội đền Gióng là gì?


Lễ Hội đền Gióng tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng – người anh hùng trong truyền thuyết tại Việt Nam. Hội đền Gióng là nét văn hóa độc đáo và được tổ chức mỗi năm tại nhiều nơi ở Hà Nội. Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010.

Lễ Hội đền Gióng tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng
Lễ Hội đền Gióng tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng

Lễ hội đền Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở vùng Bắc Bộ. Lễ hội được chuẩn bị hết sức công phu với nhiều quy định chặt chẽ. Bên cạnh đó, hội đền Gióng có sự tham gia của rất đông các dân làng xung quanh khu vực đền Sóc, đền Phù Đổng.

Tìm hiểu ngay: Thất Tịch Là Ngày Gì? Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Thất Tịch Trên Thế Giới

Nguồn gốc và ý nghĩa hội Gióng Phù Đổng


Hội đền Gióng Sóc Sơn gắn liền với truyền thuyết về cậu bé sinh ra ở làng Phù Đổng. Suốt ngày, cậu bé chỉ nằm trong thúng được treo trên gióng tre nên được gọi là Gióng. Đến năm 3 tuổi tuy chưa biết nói nhưng thấy Vua tìm người tài giỏi để đánh giặc ngoại xâm thì Gióng bỗng lớn nhanh như thổi. Gióng xung phong ra trận đánh giặc cứu dân cứu nước xong thì cưỡi ngựa về núi Sóc và bay lên trời.

Lễ hội đền Gióng bắt nguồn từ truyền thuyết Thánh Gióng cưỡi ngựa đánh giặc Ân
Lễ hội đền Gióng bắt nguồn từ truyền thuyết Thánh Gióng cưỡi ngựa đánh giặc Ân

Gióng được phong lên làm vị Thánh bảo hộ mùa màng, bảo vệ hòa bình cho đất nước, giữ sự thịnh vượng cho dân tộc. Để tưởng nhớ Thánh Gióng, người dân lập đền thờ và mỗi năm đều tổ chức lễ hội đền Gióng. Hội Gióng còn là lễ hội giúp người dân nâng cao nhận thức về chiến tranh, sự đoàn kết của người dân. Ngoài ra, lễ hội còn có ý nghĩa là giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, lưu truyền những giá trị văn hóa cho các thế hệ sau.

Lễ hội có ý nghĩa là giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc
Lễ hội có ý nghĩa là giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc

Tìm hiểu thêm: Tháng 10 Có Ngày Lễ Gì? Những Ngày Lễ Đặc Biệt Bạn Nên Biết

Ngày lễ hội đền Gióng diễn ra vào thời gian nào?


Nếu chưa biết lễ Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc được tổ chức vào lúc nào, bạn có thể tham khảo thời gian tổ chức cụ thể dưới đây:

  • Hội Gióng ở đền Phù Đổng: Đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) là nơi sinh của Thánh Gióng. Hội Gióng được tổ chức từ ngày 07.4 – 09.4 (âm lịch).
  • Hội đền Gióng ở Sóc Sơn: Đền Sóc Sóc thuộc xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn) tương truyền là nơi Thánh Gióng bay về trời. Lễ Hội được diễn ra từ ngày 06.01 – 08.01 (âm lịch).
Lễ hội Gióng đền Sóc
Lễ hội Gióng đền Sóc

Để tổ chức hội Gióng, những gia đình vinh dự sẽ được chọn người để diễn những nhân vật, tùy vào khả năng. Ví dụ như vai diễn ông Hiệu, cô Tướng hoặc phường Áo đỏ, phường Áo đen,…

Những người được vào vai sẽ chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết và thực hiện sinh hoạt kiêng cữ từ nhiều ngày, trước khi diễn ra lễ hội. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc diễn ra rất náo nhiệt, linh thiêng và thu hút được khá nhiều người dân cũng như khách du lịch tham gia.

Người được chọn diễn sẽ thực hiện sinh hoạt kiêng cữ từ nhiều ngày, trước khi diễn ra lễ hội
Người được chọn diễn sẽ thực hiện sinh hoạt kiêng cữ từ nhiều ngày, trước khi diễn ra lễ hội

Tìm hiểu thêm: Lễ Phục Sinh Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Lễ Phục Sinh

Các hoạt động chính nhân ngày hội đền Gióng


Ở lễ hội đền Gióng và lễ hội Phù Đổng thường tổ chức những hoạt động chính nào? Bạn có thể tìm hiểu một số hoạt động chính nhân ngày hội Gióng dưới đây:

Diễn kịch Thánh Gióng


Diễn kịch Thánh Gióng là tái hiện lại cảnh Thánh Gióng đi đánh giặc Ân. Màn tái hiện này trong lễ hội sẽ giúp con cháu đời sau hiểu hơn và giữ gìn được giá trị lịch sử. Đồng thời, diễn kịch Thánh Gióng còn giúp nâng cao được đời sống tinh thần và thúc đẩy được sự đoàn kết của người dân.

Diễn kịch Thánh Gióng là tái hiện lại cảnh Thánh Gióng đi đánh giặc Ân
Diễn kịch Thánh Gióng là tái hiện lại cảnh Thánh Gióng đi đánh giặc Ân

Những người được chọn đóng vai sẽ diễn đánh trận, rước kiệu, múa cờ và chia phe để diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc. Những màn diễn xướng độc đáo này được chuẩn bị công phu nhằm thể hiện được ý chí quật cường của dân tộc và tôn vinh Thánh Gióng. Đây là cuộc tổng diễn xướng anh hùng ca tích tụ những giá trị tinh thần chống giặc ngoại xâm, khẳng định được độc lập tự do của dân tộc.

Tìm hiểu thêm: Tháng 11 Có Ngày Lễ Gì? Các Ngày Lễ, Kỷ Niệm Trong Tháng 11

Tục lệ “cướp lộc” tại đền Gióng


Cướp lộc là một trong những nghi thức tất lễ của lễ hội đền Gióng, hay còn gọi là tán lộc sau khi lễ hội kết thúc. Sau khi hoàn thành lễ Thánh giò hoa tre và lễ Thánh giò trầu cau tại đền Thượng; giò trầu cau được rước xuống đền Mẫu còn giò hoa tre được rước xuống đền Hạ. Sau khi chủ lễ hô to “tất lộc” thì hàng ngàn người tham gia hội Gióng sẽ đổ xô vào cướp lộc.

Cướp lộc là một trong những nghi thức tất lễ của lễ hội đền Gióng
Cướp lộc là một trong những nghi thức tất lễ của lễ hội đền Gióng

Tuy nhiên, việc tranh giành cướp lộc lại khá phản cảm vì gây ra nhiều hiện tượng xô đẩy làm té ngã, đánh nhau gây thương tích,… Hiện nay, tục lệ “cướp lộc” này đã được thay đổi thành lộc được chuẩn bị sẵn để phát cho người dân tham gia lễ hội. Sự thay đổi này giúp cho việc tổ chức lễ Gióng được an toàn, không ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của lễ hội và cũng được người dân ủng hộ cao.

Tục lệ “cướp lộc” này đã được thay đổi thành lộc được chuẩn bị sẵn để phát cho người dân
Tục lệ “cướp lộc” này đã được thay đổi thành lộc được chuẩn bị sẵn để phát cho người dân

Lễ hội đền Gióng Phù Đổng diễn ra ở đâu?


Hiện nay, hội đền Gióng được tổ chức ở khá nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội. Như hội Gióng ở huyện Thường Tín, Đông Anh, Sóc Sơn, làng Phù Lỗ Đoài. Dưới đây là một số nơi tổ chức lễ hội Gióng bạn có thể tham khảo cụ thể:

Hội Gióng tại Sóc Sơn


Hội Gióng Sóc Sơn là lễ hội được tổ chức tại đền Sóc thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn. Thời gian chuẩn bị cho lễ hội thường diễn ra trước ngày khai hội khoảng từ 2 – 3 tuần. Thời gian diễn ra lễ hội Gióng bắt đầu từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng (âm lịch).

Trong công đoạn chuẩn bị, thời gian để làm giò hoa tre và voi tre mất khá nhiều thời gian và công sức. Ở hội Gióng Sóc Sơn sẽ diễn ra đầy đủ các nghi thức truyền thống như dâng hương, lễ rước, lễ mộc dục, lễ hóa voi và ngựa,…

Hội Gióng tại Sóc Sơn
Hội Gióng tại Sóc Sơn

Tìm hiểu thêm: Tháng 12 Có Ngày Lễ Gì? Các Sự Kiện, Lễ Hội Văn Hóa Tháng 12

Một số nơi khác tổ chức hội Gióng


Ngoài hội Gióng ở Sóc Sơn thì tại một số nơi khác ở Hà Nội cũng tổ chức lễ hội Gióng, điển hình là một số lễ hội ở:

  • Hội Gióng Chi Nam: Được tổ chức tại làng Sen Hồ, xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội. Thời gian diễn ra hội Gióng Chi Nam được tổ chức trước 1 ngày so với hội Gióng Phù Đổng.
  • Hội Gióng Xuân Đỉnh: Được tổ chức tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Hội Gióng Xuân Đỉnh gắn liền với truyền thuyết khi Thánh Gióng về trời đã ghé chân dừng lại làng Cáo (tức làng Xuân Tảo ngày nay) để nghỉ ngơi. Lễ hội Gióng Xuân Đỉnh được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
  • Hội Gióng Bộ Đầu: Được tổ chức tại làng Bộ Đầu, xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội. Làng Bộ Đầu thờ Thánh Gióng làm thành hoàng. Tương truyền trên đường về trời, Thánh Gióng nghe dân chúng kêu than vì thuồng luồng gây họa nên ông đã tiêu diệt thủy quái. Hội Gióng Bộ Đầu được diễn ra vào ngày 8 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
Một góc hội Gióng Xuân Đỉnh
Một góc hội Gióng Xuân Đỉnh

Hà Nội được đánh giá là nơi có rất nhiều điểm du lịch tâm linh và có nhiều lễ hội văn hóa hấp dẫn. Vì ngoài hội đền Gióng, ở Hà Nội còn có thể tham quan nhiều điểm du lịch khác như Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm,…

Kết luận


Bạn vừa tìm hiểu xong về hội đền Gióng cũng như một số các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội. Đặc biệt, bạn có thể tìm hiểu thêm những lễ hội, các điểm du lịch khác trên website Mogi.vn. Bên cạnh đó, nếu thấy những thông tin này hữu ích, bạn nhớ chia sẻ ngay với bạn bè hoặc mọi người xung quanh nhé!

Xem thêm:


Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản

Xem tiếp...
 
Top Bottom