THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Xử lý cấp cứu các vấn đề răng miệng

Phương Nga

Tích Cực



Tham vấn y khoa Dr Trường

Đăng bởi Dr Truong vào 21:57 +07 Chủ nhật, 29/04/2018


Bất kì trường hợp răng miệng khẩn cấp nào như tổn thương đến răng, lợi cũng có thể trở nên nghiêm trọng và không nên bị coi nhẹ.

Xử lý cấp cứu các vấn đề răng miệng
Xử lý cấp cứu các vấn đề răng miệng


Việc coi nhẹ một vấn đề về răng miệng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tổn thương vĩnh viễn và sẽ cần đến những biện pháp phức tạp, tốn kém hơn sau này.

Dưới đây là một số thông tin ngắn gọn về một số vấn đề phổ biến và những gì bạn cần làm.

  • Đau răng. Đầu tiên, hãy xúc miệng với nước ấm. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn còn sót lại. Nếu miệng bạn bị sưng, hãy dùng túi chườm lạnh áp lên bên ngoài miệng hoặc má. Đừng bao giờ bôi aspirin hay bất cứ loại thuốc giảm đau nào cho phần lợi gần chiếc răng bị đau vì việc này sẽ khiến mô lợi bị bỏng. Sau đó, đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.
  • Răng bị mẻ hoặc vỡ. Hãy giữ lại các mảnh mỡ. Xúc miệng bằng nước ấm và rửa sạch các mảng vỡ răng. Nếu có hiện tượng chảy máu, hãy đặt một miếng bông lên vùng đó trong khoảng 10 phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy. Áp túi chườm lạnh lên bên ngoài miệng, má hoặc môi gần chiếc răng bị vỡ/mẻ để giảm sưng và đau. Sau đó, đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.
  • Rụng răng. Giữ lại chiếc răng, rửa sạch chân răng bằng nước nếu bị bẩn. Không chà xát hay cố loại bỏ những mô lợi còn dính lại. Nếu có thể, hãy đặt răng lại vị trí cũ và phải đảm bảo đặt đúng. Tuy nhiên đừng cố ấn răng vào lại ổ răng. Nếu không thể đưa răng vào lại ổ răng thì hãy ngâm răng trong một cốc sữa nhỏ hoặc nước có pha một ít muối. Trong mọi trường hợp bạn đều cần đi gặp bác sĩ nha khoa sớm nhất có thể. Răng bị rụng sẽ có khả năng được khôi phục cao hơn nếu như bạn đến gặp bác sĩ sớm và răng được đưa vào ổ răng trong vòng 1 tiếng sau khi rụng.
  • Răng bị rời một phần. Hãy gặp bác sĩ nha khoa ngay. Khi chưa đến được phòng khám nha khoa thì bạn có thể dùng túi chườm lạnh cho phần má ngoài để giảm đau. Ngoài ra, cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn nếu như cần thiết.
  • Có vật mắc vào giữa hai răng. Đầu tiên, hãy thử dùng chỉ nha khoa để lấy vật đó ra khỏi răng một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Nếu không được, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa. Đừng bao giờ dùng kim hay bất kì vật nhọn nào để lấy vật bị mắc ra vì điều này sẽ làm rách lợi hoặc xước bề mặt răng.
  • Bong miếng tram răng. Để khắc phục tạm thời, hãy dùng một miếng kẹo cao su không đường nhét vào lỗ thủng trên răng (kẹo có đường sẽ gây đau răng) hoặc dùng xi măng nha khoa. Sau đó, hãy đi gặp bác sĩ ngay.
  • Mất mão răng sứ. Nếu mão răng rơi ra, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức và mang mão răng theo. Nếu bạn không thể đi gặp bác sĩ ngay và răng bị đau thì hãy dùng một miếng bông cotton nhúng một ít tinh dầu đinh hương cho vùng nhạy cảm (tinh dầu đinh hương có bán tại các hiệu thuốc). Nếu có thể, hãy lắp mão răng lại vị trí cũ. Trước khi làm vậy bạn nên bôi một lớp xi măng nha khoa, kem đánh răng hoặc keo dính răng giả vào mặt trong của mão để giữ mão cố định. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng keo bình thường.
  • Niềng răng bị gãy. Nếu dây cung của niềng bị gãy và chọc vào miệng, lưỡi, hay lợi thì bạn hãy thử dùng đầu tẩy của bút chì để đẩy dây cung vào vị trí cũ. Nếu như không được, hãy bao lấy đầu dây bị gãy bằng sáp nha khoa, một miếng bông y tế hoặc gạc cho đến khi bạn gặp được bác sĩ. Không bao giờ được cắt dây vì bạn cố thể sẽ nuốt phải hoặc hít vào phổi.
  • Mắc cài và khâu của niềng răng bị lỏng. Tạm thời gắn lại phần mắc cài bị lỏng bằng sáp nha khoa hoặc bạn có thể đặt sáp nha khoa vào giữa mắc cài và răng để tạo một lớp đệm. Hãy gặp bác sĩ chỉnh nha sớm nhất có thể. Nếu như vấn đề là khâu bị lỏng thì hãy giữ nguyên và đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha để sửa chữa hoặc thay khâu mới.
  • Áp-xe răng. Áp xe răng là hiện tượng nhiễm trùng xảy ra ở quanh chân răng hoặc ở khoảng trống giữa răng và lợi. Áp-xe là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mô và những răng xung quanh, thậm chí vùng nhiễm trùng có thể lây lan ra những bộ phận khác trên cơ thể nếu như không được chữa trị. Vì áp-xe có thể gây ra những vấn đề răng miệng và sức khỏe nghiêm trọng nên bạn cần đi khám bác sĩ nha khoa sớm nhất có thể nếu như bạn phát hiển có những vùng sưng giống như mụn mủ xuất hiện trên lợi và gây đau đớn. Trước khi gặp được bác sĩ, để làm dịu các cơn đau và đẩy phần mủ lên bề mặt thì bạn nên xúc miệng bằng nước muối loãng (1/2 thìa muối cho khoảng 200ml nước) vài lần mỗi ngày.
  • Tổn thương mô mềm.Tổn thương đến các mô mềm (gồm có lợi, lưỡi, má mà môi) có thể gây chảy máu. Để kiểm soát hiện tượng chảy máu, bạn cần:
  • Xúc miệng bằng nước muối loãng
  • Dùng một miếng gạc ẩm hoặc trà túi lọc để đắp lên vùng bị chảy máu trong 15 – 20 phút.
  • Để có thể vừa ngăn chảy máu vừa giảm đau, hãy dùng túi chườm lạnh cho vùng ngoài miệng hoặc má quanh vị trí bị tổn thương trong 5 – 10 phút.
  • Nếu hiện tượng chảy máu không hết thì hãy đến khám nha sĩ hoặc đến bệnh viện ngay. Tiếp tục áp túi chườm lên má cho đến khi gặp bác sĩ và được điều trị.

Xem tiếp...
 
Top Bottom