MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
693K

Xét tuyển đại học sớm như “con dao hai lưỡi“

Hơn 200 trường xét tuyển sớm, thêm cơ hội cho thí sinh nhưng theo Bộ Giáo dục chưa có cơ sở khoa học, nhiều chuyên gia cho rằng đây là "con dao hai lưỡi".


Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố lịch thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 nhưng từ tháng 1, hàng chục đại học đã nhận hồ sơ xét tuyển với nhiều phương thức như dựa học bạ hay dựa vào chứng chỉ quốc tế.

Với xét học bạ, nhiều trường như Đại học Nguyễn Tất Thành, Quốc tế Hồng Bàng, Kinh tế - Tài chính TP HCM hay Quốc tế Sài Gòn đưa ra điểm nhận hồ sơ là 18 (bao gồm ưu tiên), có trường chỉ yêu cầu 16,5.

Dù cùng đưa ra một mức sàn, mỗi trường lại có cách tính khác nhau, như xét điểm 2, 3 hoặc 5 học kỳ, xét theo tổ hợp môn hoặc điểm trung bình các môn. Có trường xét kết hợp học bạ với chứng chỉ quốc tế, phỏng vấn, thi năng khiếu...

Xét tuyển sớm giúp thí sinh có nhiều lựa chọn, các trường chủ động được nguồn tuyển, giảm áp lực, song có thể gây mất công bằng, tỷ lệ ảo cao, Bộ cho biết có thể điều chỉnh.

Thống kê năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy 214/322 trường xét tuyển sớm (không dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT), nhiều trường xét nhiều đợt với các phương thức đa dạng.

"Khi cơ chế cho phép, các trường làm mà mình không làm thì mình bị thiệt và phải theo sau. Vì vậy, trường nào cũng làm", Trưởng phòng Đào tạo của một đại học có tiếng tại Hà Nội, nhận định.

Theo ông, việc xét tuyển sớm cũng có một số ưu điểm. Thí sinh có thêm nhiều lựa chọn vào đại học. Còn các trường chủ động được nguồn tuyển, bởi nếu chỉ dựa vào dữ liệu chung của Bộ thì chỉ có thể xét bằng điểm thi tốt nghiệp hay học bạ.

"Đây cũng là cách để các trường chọn được thí sinh giỏi, phù hợp với yêu cầu của chương trình - điều mà kết quả thi tốt nghiệp dù đáng tin cậy cũng chưa làm được do độ phân hóa chưa tốt", ông chia sẻ.

Cùng quan điểm, TS Trịnh Văn Toàn, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực, cho rằng xét tuyển sớm là chủ trương tốt, có lợi cho thí sinh, tạo tâm lý thoải mái, giảm áp lực thi cử.

Tuy nhiên, việc các trường đua nhau xét tuyển sớm cũng có nhiều bất cập.

PGS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng, chỉ ra thực trạng nhiều trường công bố trúng tuyển trước kỳ thi tốt nghiệp. Một số trường còn thông báo nhập học sớm, dẫn đến nhiều thí sinh không quyết tâm làm bài thi vì chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT là đủ.

"Điều này sẽ dẫn đến kết quả kỳ thi tốt nghiệp không phản ánh đúng chất lượng đào tạo phổ thông, gây hồ nghi và dư luận không tốt", ông Bắc nói.

Thứ hai, khi xét tuyển sớm, các trường không có dữ liệu đầy đủ về thí sinh, chủ yếu cho các em tự điền thông tin. Thực tế, các trường sau đó ghi nhận nhiều sai sót và phải xử lý khá phức tạp.

Thứ ba, ông Bắc cho rằng tỷ lệ ảo của thí sinh trúng tuyển sớm rất lớn, gây lãng phí không nhỏ trong công tác tuyển sinh.

"Việc xét tuyển sớm như hiện nay ít nhiều gây ra tình trạng lộn xộn, thiếu công bằng trong tuyển sinh đối với cả thí sinh và các cơ sở đào tạo", ông Bắc nói.

 Quỳnh Trần


Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Trưởng phòng đào tạo ở Hà Nội cho rằng về phía thí sinh, các trường yêu cầu giấy tờ, hồ sơ khác nhau, nên các em phải kê khai nhiều gây mất thời gian, bị phân tán trong học tập. Nhiều trường công bố kết quả sớm trước kỳ thi, những thí sinh đã trúng tuyển sẽ rất tự tin, nhưng những em trượt hết sẽ bị tâm lý.

"Đó là con dao hai lưỡi", ông nói.

Chuyên gia này phản đối việc nhiều trường xét tuyển sớm từ tháng 1, bởi lúc đó học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12 trong khi kiến thức bậc THPT chủ yếu rơi vào năm học này. Đây cũng là thời gian học sinh tích lũy thành tích để xét tuyển sớm như giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế.

"Vì vậy, xét tuyển quá sớm gây mất công bằng, nguồn dữ liệu dùng để xét tuyển không đáng tin cậy", ông nhấn mạnh.

TS Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nói: "Việc xét tuyển sớm gây tốn kém cho người học và xã hội, nhẹ thì không công bằng, nặng thì phá chất lượng".

Lý do là các phương thức hiện nay không có sự đối sánh đáng tin cậy. Ngay cả xét học bạ cũng không công bằng bởi chất lượng ở trường phổ thông không được kiểm định, điểm học bạ ở từng trường, địa phương không đạt đến một chuẩn chung.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận các đại học chưa có cơ sở phân tích đối sánh, chưa có cơ sở khoa học khi sử dụng các phương thức xét tuyển sớm.

Chia sẻ tại hội nghị tuyển sinh hôm 15/3, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh vấn đề thiếu công bằng khi các trường đưa chỉ tiêu xét tuyển sớm, tạo ra độ ảo nhất định, khó có căn cứ để xác minh.

Ông ví dụ trường có 100 chỉ tiêu, ấn định 60 cho xét tuyển sớm nhưng căn cứ nào để đưa ra con số 60 thì không biết. Ngoài ra, các trường chưa dự báo được tỷ lệ ảo, nên dù chỉ có 100 chỉ tiêu, trường công bố xét tuyển sớm 200 để trừ hao. Cuối cùng, trường tuyển đủ 100 bằng phương thức sớm, dẫn đến không còn chỉ tiêu cho phương thức khác.

"Đây là sự thiếu công bằng, là hiện tượng rất nhức nhối trong một số năm qua, xuất hiện không chỉ ở một mà rất nhiều trường, dẫn tới có trường số lượng tuyển thực vượt chỉ tiêu rất nhiều", ông Sơn nói.

Ông cũng nhắc đến việc một số trường yêu cầu đặt cọc, xác nhận nhập học qua email hay nhắc nhở phải đăng ký nguyện vọng 1, làm hạn chế quyền tự do chọn nguyện vọng của thí sinh.

"Các trường được phép tự chủ nhưng không có nghĩa là tự do", ông khẳng định.

Số thí sinh trúng tuyển sớm năm ngoái là hơn 375.500, nhưng số sử dụng kết quả này đăng ký nguyện vọng 1 chỉ khoảng 147.400. Hàng chục nghìn em không đưa ngành đã đỗ sớm vào danh sách đăng ký xét tuyển.

Thời gian tới, Bộ sẽ có một một chuyên đề riêng về xét tuyển sớm, có thể điều chỉnh từ năm 2025.

Nguồn: [Link nguồn]


 Trường nào thêm tiêu chí phụ?


Nhiều trường đại học top đầu sử dụng phương thức xét học bạ THPT để xét tuyển, nhưng kèm theo nhiều điều kiện như kết quả học tập cũng như giải học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia.

Xem tiếp...
 
Top Bottom