SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Xét nghiệm dị nguyên là gì? Khi nào cần thực hiện? Có an toàn không?

Ngọc Khuê

Tích Cực
Hơn 50 năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh dị ứng không ngừng gia tăng trên toàn thế giới. (1) Để ngăn nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng cấp tính đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ thì việc xét nghiệm dị nguyên rất quan trọng. Vậy xét nghiệm dị nguyên là gì? Khi nào cần thực hiện? Có an toàn không?

dị nguyên là gì


Dị nguyên là gì?


Dị nguyên là chất gây ra phản ứng dị ứng cho cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch xác định rằng đây là chất lạ hoặc có khả năng gây nguy hiểm thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra một loại kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE) để chống lại dị nguyên, làm phát sinh các triệu chứng dị ứng. (2)

Xét nghiệm dị nguyên là gì?​


Xét nghiệm dị nguyên là quy trình được sử dụng để xác định chất cụ thể nào gây ra phản ứng dị ứng. Tùy thuộc vào phản ứng dị ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm dị nguyên người bệnh cần thực hiện.

Xét nghiệm dị nguyên thông thường sẽ bao gồm xét nghiệm da và máu hoặc thử nghiệm thực phẩm dị ứng qua đường miệng. Xét nghiệm dị nguyên cần được thực hiện tại cơ sở y tế dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. (3)

Xét nghiệm dị nguyên có bao nhiêu loại?​


Có 5 loại xét nghiệm dị nguyên: (4)

  • Test lẩy da (Skin prick test)
  • Test nội bì (Intradermal skin test)
  • Test áp bì (Patch test)
  • Xét nghiệm máu (IgE)
  • Test khẳng định (Challenge test)

Xét nghiệm dị nguyên có tác dụng gì?


Xét nghiệm dị nguyên dùng để xác định xem cơ thể phản ứng như thế nào với các chất gây dị ứng. Nếu gặp dị nguyên cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng ngay tại nơi thử nghiệm. Hiếm khi người bệnh xuất hiện các tác dụng phụ sau bài kiểm tra như ngứa, chảy nước mắt và xung huyết. Hầu hết, các triệu chứng sẽ hết sau 1 – 2 giờ, tuy nhiên vết mẩn đỏ hoặc phát ban có thể tồn tại đến vài giờ sau khi thử nghiệm.

Xét nghiệm dị nguyên là quy trình được sử dụng để xác định chất cụ thể nào gây ra phản ứng dị ứng
Xét nghiệm dị nguyên là quy trình được sử dụng để xác định chất cụ thể nào gây ra phản ứng dị ứng

Khi nào nên lựa chọn xét nghiệm dị nguyên?


Nếu người bệnh dị ứng với các chất dị ứng trong không khí như bụi, phấn hoa hoặc vẩy da thú cưng có thể làm xuất hiện tình trạng viêm mũi dị ứng, người bệnh thường có các biểu hiện:

  • Nhức đầu.
  • Ngứa, chảy nước mắt.
  • Nghẹt mũi, hắt hơi hoặc sổ mũi.
  • Khó thở, thở khò khè hoặc ho mạn tính.
  • Đau họng.

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xảy ra trong vòng 30 phút sau ăn nhưng có trường hợp mất đến 2 giờ sau ăn mới xuất hiện phản ứng như:

  • Triệu chứng trên da: phát ban, sưng mặt, môi hoặc lưỡi, ngứa toàn thân.
  • Triệu chứng hô hấp: ho, thở khò khè, khó thở, tức ngực hoặc cổ họng.
  • Triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.
  • Triệu chứng tim mạch: da nhợt nhạt, mạch yếu, chóng mặt hoặc lâng lâng.

Những người bị dị ứng với chất cao su (latex), nước hoa hoặc kim loại như niken có thể bị viêm da tiếp xúc với các phản ứng trên da như sau:

  • Cảm giác nóng rát trên da hoặc nổi mụn nước.
  • Nổi mề đay và sưng tấy.
  • Phát ban hoặc ngứa.

Người bệnh nên đi xét nghiệm dị nguyên ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Bác sĩ cũng thực hiện xét nghiệm dị nguyên với người mắc hen suyễn để tìm ra các tác nhân gây dị ứng làm bệnh nặng thêm hoặc xác định nguồn cơn gây ra hen suyễn.

Người bệnh cũng cần xét nghiệm nếu gặp phải tình trạng dị ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có khả năng đe dọa đến tính mạng, biểu hiện thông qua các triệu chứng như nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, mạch nhanh và tụt huyết áp đột ngột dẫn đến sốc phản vệ, hôn mê.

Tiền sử bệnh tật cùng với xét nghiệm dị nguyên sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra sốc phản vệ. Nếu người bệnh từng bị sốc phản vệ hoặc có thể có nguy cơ mắc phản ứng này cần trang bị dụng cụ tiêm tự động epinephrine để xử lý kịp thời.

Xét nghiệm dị nguyên có an toàn không?​


. Xét nghiệm dị nguyên thường an toàn cho người lớn và trẻ em ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm 1 trong 5 xét nghiệm kể trên. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không khuyến khích thực hiện xét nghiệm nếu người bệnh nằm trong các trường hợp sau:

  • Từng dị ứng nặng: người bệnh có thể nhạy cảm với một số chất đến mức ngay cả một lượng nhỏ được sử dụng trong các thử nghiệm trên da cũng có thể gây ra phản ứng sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
  • Sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: bao gồm thuốc kháng histamin, nhiều loại thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc điều trị ợ nóng. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nên tiếp tục dùng thuốc hay tạm ngưng sử dụng để chuẩn bị xét nghiệm.
  • Có bệnh nền về da: trường hợp người bệnh chàm hoặc vảy nến nặng làm ảnh hưởng một vùng rộng ở vị trí cần xét nghiệm như trên cánh tay và lưng sẽ không có đủ vùng da đạt chuẩn để thực hiện xét nghiệm. Các bệnh da liễu khác cũng có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trong máu có thể cho những người không nên hoặc không thể làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trên da.

Sốc phản vệ là rủi ro lớn nhất khi thực hiện xét nghiệm dị nguyên như test lẩy da, test nội bì, test áp bì, test khẳng định. Tuy nhiên, nếu thực hiện kiểm tra tại bệnh viện thì không cần lo lắng bởi bác sĩ luôn chuẩn bị sẵn epinephrine để ứng phó khẩn cấp cho người bệnh trong suốt quá trình kiểm tra.

Xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trong máu có thể cho những người không nên hoặc không thể làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trên da
Xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trong máu có thể cho những người không nên hoặc không thể làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trên da

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm dị nguyên


Tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng xét nghiệm dị nguyên cũng tồn tại một vài nhược điểm nhất định. (5)

1. Ưu điểm

  • Nhanh chóng: có thể kiểm tra nhiều chất gây dị ứng cùng lúc và trả kết quả sau 10 – 15 phút.
  • Thoải mái: test lẩy da và test nội bì ít gây khó chịu, dù các chất cho ra kết quả dương tính có thể gây ngứa trong vài phút.
  • Độ chính xác cao: xét nghiệm dị nguyên trên da là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán dị ứng.

2. Nhược điểm

  • Không dành cho người sử dụng thuốc kháng histamin: một số loại thuốc đặc biệt thuốc kháng histamin sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm da. Vì vậy, nếu người bệnh dùng các loại thuốc này sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng từ 3-7 ngày trước khi xét nghiệm.
  • Nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng: mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn tồn tại trường hợp người bệnh xét nghiệm dị nguyên trên da xuất hiện các phản ứng dị ứng. Do đó, sự giám sát y tế từ bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình thực hiện bài kiểm tra cực kỳ quan trọng.
  • Bệnh nền về da: một số tình trạng chẳng hạn như bệnh chàm nặng hoặc nổi mề đay có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm dị nguyên cần lưu ý điều gì?


Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng da cũng như cách người bệnh điều trị, từ đó bác sĩ có thể xác định đây có phải là loại dị ứng di truyền hay không. Và từ triệu chứng tìm ra loại dị ứng mà người bệnh mắc phải. Thông tin bổ sung từ việc khám sức khoẻ cũng có thể giúp xác định nguyên nhân gây dị ứng.

Trước khi xét nghiệm, người bệnh cần thông tin cho bác sĩ tất cả thuốc đang sử dụng, bởi một số loại thuốc có thể ức chế các phản ứng dị ứng khiến kết quả xét nghiệm thiếu chính xác hoặc tăng rủi ro phát sinh phản ứng dị ứng nặng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh ngưng sử dụng thuốc trong trường hợp thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xem thêm: Xét nghiệm 60 dị nguyên là gì?

Hình ảnh test áp bì (patch test)
Hình ảnh test áp bì (patch test)

Quy trình xét nghiệm dị nguyên


Bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm dị nguyên phù hợp nhất cho người bệnh dựa trên các triệu chứng và các chất nghi ngờ gây dị ứng. Các xét nghiệm dị nguyên bao gồm:

  • Test lẩy da (Skin prick test): bác sĩ sẽ sử dụng kim châm nhỏ để chích từ 10 – 50 chất gây dị ứng khác nhau xuống lớp da ở cẳng tay hoặc lưng người bệnh. Bác sĩ cũng có thể nhỏ chất gây dị ứng lên da, sau đó sử dụng dụng cụ cào và chọc nhẹ vào khu vực đó để chất lỏng thấm vào da. Trong vòng 15 phút sau tiếp xúc với chất gây dị ứng, người bệnh có thể xuất hiện phản ứng dị ứng như mẩn đỏ hay phát ban. Đây là bài kiểm tra phản ứng dị ứng với các chất kích ứng trong không khí, dị ứng thực phẩm và dị ứng penicillin.
  • Test nội bì (Intradermal skin test): được thực hiện khi kết quả âm tính hoặc không có kết luận từ xét nghiệm lẩy da. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào lớp trên cùng của da (biểu bì). Xét nghiệm này dùng để kiểm tra dị ứng với các chất kích ứng trong không khí, dị ứng với thuốc và vết côn trùng cắn.
  • Test áp bì (Patch test): dùng để xác định nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc. Bác sĩ sẽ nhỏ chất gây dị ứng lên vùng da trên cánh tay hoặc lưng, dùng băng quấn lại hoặc bác sĩ dùng một miếng băng có sẵn chất gây dị ứng và dính lên da. Băng dính sẽ được cố định trên da trong vòng 48 – 96 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo băng để kiểm tra da xem có phát ban hoặc phản ứng khác không.
  • Xét nghiệm máu (IgE): bác sĩ sẽ gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm và xét nghiệm bằng cách sẽ thêm chất gây dị ứng vào máu và đo nồng độ kháng thể IgE trong máu. Xét nghiệm máu có thể có tỷ lệ sai lệch về kết quả dương tính cao hơn các loại xét nghiệm khác.
  • Xét nghiệm tìm dị ứng nguyên không khí và thực phẩm trong máu (panel 60 hoặc 90 dị nguyên) để tìm các dị nguyên trong máu như: bụi, phấn hoa, lông thú, thực phẩm…
  • Test khẳng định (Challenge test): xét nghiệm này diễn ra dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ hoặc chuyên gia y khoa. Người bệnh bị nghi ngờ dị ứng thực phẩm hoặc thuốc ăn (nuốt) một lượng nhỏ chất gây dị ứng. Xét nghiệm này bắt buộc phải có sự theo dõi y tế chặt chẽ, bởi vì nếu xảy ra trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ, bác sĩ sẽ tiêm epinephrine để ngăn chặn kịp thời.
Hình ảnh test lẩy da (prick test)
Hình ảnh test lẩy da (prick test)

Một số câu hỏi liên quan

1. Xét nghiệm dị nguyên có cần nhịn ăn không?


Không. Không cần thiết nhịn ăn hoặc áp dụng chế độ ăn chuyên biệt để chuẩn bị cho bài kiểm tra, thậm chí người bệnh có thể đem theo nước và đồ ăn vặt để ăn nếu đói trong khi làm bài test và không cần ngưng dùng thuốc xịt mũi steroid.

2. Xét nghiệm dị nguyên mất bao lâu?


Tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà thời gian xét nghiệm có thể khác nhau, thông thường mất khoảng 20 – 40 phút. Test lẩy da chỉ tốn khoảng 15 – 20 phút, trong khi test áp bì mất tới 72 – 96 giờ để cho ra kết quả. Test tìm dị ứng nguyên trong máu mất khoảng 24 – 72 giờ.

3. Xét nghiệm dị nguyên có chính xác không?


Có. Xét nghiệm dị nguyên là phương pháp chẩn đoán dị ứng rất đáng tin cậy, tuy nhiên sẽ không có xét nghiệm dị nguyên nào chính xác 100%. Một số trường hợp cho ra kết quả dương tính với các dị nguyên nhưng lại không xuất hiện triệu chứng. Đây chỉ là những trường hợp mẫn cảm mà không phải dị ứng.

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh đạt chuẩn ISO 15189:2012, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Bệnh viện đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại từ các hãng nổi tiếng Âu – Mỹ giúp tối ưu hóa quá trình xét nghiệm để mang lại kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất.

Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm dị nguyên giá bao nhiêu tiền?

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng, người bệnh không xem thường, cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn làm xét nghiệm dị nguyên, tránh rủi ro tiếp xúc với các chất làm kịch phát phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ sẽ đe dọa đến tính mạng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom