Ngọc Khuê
Tích Cực
Xét nghiệm 23 kháng thể kháng nhân có vai trò rất quan trọng trong việc xác định loại tự kháng thể, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác các loại bệnh tự miễn, đặc biệt là các bệnh do thấp.
ANA 23 profile là xét nghiệm cho phép xác định đồng thời 23 loại kháng thể kháng nhân với 23 loại kháng nguyên khác nhau trong huyết thanh/huyết tương bệnh nhân, gồm có: dsDNA, nucleosomes, histones, SS-A, Ro-52, SS-B, nRNP/Sm, Sm, Mi-2α, Mi-2β, Ku, CENP A, CENP B, Sp100, PML, Scl-70, PM-Scl100, PM-Scl75, RP11, RP155, gp210, PCNA and DFS70.
Việc xác định các loại tự kháng thể này giúp hỗ trợ cho bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán các loại bệnh tự miễn khác nhau như là: Hội chứng Sharp (hay bệnh mô liên kết hỗn hợp), bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, xơ cứng hệ thống tiến triển, viêm đa cơ/viêm da cơ, các hội chứng chồng lấp, thể giới hạn của xơ cứng hệ thống tiến triển (hội chứng CREST) và viêm xơ gan mật nguyên phát.
ANA 23 profile là xét nghiệm xác định 23 kháng thể - kháng nguyên
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm ANA 23 profile khi bệnh nhân có các triệu chứng khiến nghi ngờ đến các bệnh lý tự miễn kể trên, chẳng hạn như:
Các kháng thể kháng nhân kháng lại nhiều thành phần của nhân tế bào. Các thành phần này bao gồm nucleic acid, protein nhân tế bào và ribonucleoprotein. Phát hiện các tự kháng thể kháng lại một hoặc nhiều tự kháng nguyên là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán bệnh tự miễn, đặc biệt là các bệnh do thấp.
Độ lưu hành của kháng thể kháng nhân trong bệnh thấp chiếm từ 20-100% (viêm khớp dạng thấp 20-40%). Vì vậy, chẩn đoán phân biệt ANA để tìm ra các tự kháng thể kháng lại kháng nguyên của nhân tế bào là cần thiết nhằm định danh từng bệnh thấp. Phân tích ANA cũng có ích trong chẩn đoán các bệnh tự miễn khác như viêm đường mật nguyên phát, viêm gan tự miễn.
Kết quả xét nghiệm ANA 23 hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh tự miễn
Xem tiếp...
1. Xét nghiệm ANA 23 profile là gì?
ANA 23 profile là xét nghiệm cho phép xác định đồng thời 23 loại kháng thể kháng nhân với 23 loại kháng nguyên khác nhau trong huyết thanh/huyết tương bệnh nhân, gồm có: dsDNA, nucleosomes, histones, SS-A, Ro-52, SS-B, nRNP/Sm, Sm, Mi-2α, Mi-2β, Ku, CENP A, CENP B, Sp100, PML, Scl-70, PM-Scl100, PM-Scl75, RP11, RP155, gp210, PCNA and DFS70.
Việc xác định các loại tự kháng thể này giúp hỗ trợ cho bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán các loại bệnh tự miễn khác nhau như là: Hội chứng Sharp (hay bệnh mô liên kết hỗn hợp), bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, xơ cứng hệ thống tiến triển, viêm đa cơ/viêm da cơ, các hội chứng chồng lấp, thể giới hạn của xơ cứng hệ thống tiến triển (hội chứng CREST) và viêm xơ gan mật nguyên phát.

ANA 23 profile là xét nghiệm xác định 23 kháng thể - kháng nguyên
2. Xét nghiệm ANA 23 profile được chỉ định khi nào?
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm ANA 23 profile khi bệnh nhân có các triệu chứng khiến nghi ngờ đến các bệnh lý tự miễn kể trên, chẳng hạn như:
- Đau khớp;
- Đau cơ;
- Mệt mỏi toàn thân;
- Sốt tái phát;
- Sốt kéo dài;
- Phát ban;
- Da nhạy cảm với ánh sáng;
- Tê và ngứa ran ở tay hoặc chân;
- Rụng tóc;
- Block nhĩ thất bẩm sinh;
- Tổn thương gan, thận vô căn.
3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm ANA 23
Các kháng thể kháng nhân kháng lại nhiều thành phần của nhân tế bào. Các thành phần này bao gồm nucleic acid, protein nhân tế bào và ribonucleoprotein. Phát hiện các tự kháng thể kháng lại một hoặc nhiều tự kháng nguyên là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán bệnh tự miễn, đặc biệt là các bệnh do thấp.
Độ lưu hành của kháng thể kháng nhân trong bệnh thấp chiếm từ 20-100% (viêm khớp dạng thấp 20-40%). Vì vậy, chẩn đoán phân biệt ANA để tìm ra các tự kháng thể kháng lại kháng nguyên của nhân tế bào là cần thiết nhằm định danh từng bệnh thấp. Phân tích ANA cũng có ích trong chẩn đoán các bệnh tự miễn khác như viêm đường mật nguyên phát, viêm gan tự miễn.

Kết quả xét nghiệm ANA 23 hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh tự miễn
Tự kháng thể với các kháng nguyên | Bệnh tự miễn có liên quan | Tỷ lệ gặp |
nRNP/Sm | Bệnh mô liên kết hỗn hợp | 95% |
Sm | Lupus ban đỏ hệ thống | 5% - 40% |
Hội chứng Sjogren Lupus ban đỏ hệ thống Lupus ban đỏ sơ sinh | 40% - 95% 20-60% 95-100% | |
Ro-52 | Hội chứng Sjogren Lupus ban đỏ hệ thống Xơ cứng hệ thống hoặc viêm cơ vô căn | 70-90% 40-60% 20% hoặc 20-40% |
SS-B | Hội chứng Sjogren Lupus ban đỏ hệ thống Lupus ban đỏ sơ sinh | 40% - 95% 10-20% 75% |
ScL-70 | Xơ cứng hệ thống Xơ cứng hệ thống thể lan tỏa hoặc giới hạn | 25- 75% 40-65% hoặc 5-15% |
PM-Scl | - Xơ cứng hệ thống bao gồm hội chứng chồng lấp - Viêm đa cơ/hội chứng chồng lấp xơ cứng hệ thống - Xơ cứng hệ thống (anti-PM-ScL75 dương tính) - Xơ cứng hệ thống (anti-PM-ScL100 dương tính) | - 10-20% hoặc 5-20% - 18% - 24-50% - 7% |
Jo-1 | Viêm mạch (viêm da cơ/viêm đa cơ) | 25-35% |
CENP A | Xơ cứng hệ thống thể giới hạn hoặc thể lan tỏa | 80-95% hoặc 5-10% |
CENP B | Xơ cứng hệ thống giới hạn hoặc lan tỏa | 80-95% hoặc 8% 10-30% |
PCNA | Lupus ban đỏ hệ thống | 3% |
dsDNA | Lupus ban đỏ hệ thống | 40-90% |
Nucleosomes | Lupus ban đỏ hệ thống | 40-70% |
Histones | Lupus ban đỏ hệ thống do thuốc Lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp | 95%-100% 50% hoặc 15-50% |
Ribosomal P-protein | Lupus ban đỏ hệ thống | 10% |
AMA M2 | Xơ đường mật nguyên phát Bệnh gan mạn tính khác Xơ cứng hệ thống | Lên tới 96% 30% 7-25% |
DFS70 | Viêm da cơ địa Bệnh dạng thấp | 4-10% 5-10% |
Mi-2α | Viêm da cơ | Khoảng 20% |
Mi-2β | Viêm da cơ liên quan đến bệnh ác tính | Khoảng 10% |
Ku | Lupus ban đỏ hệ thống/Viêm mạch/ Xơ cứng hệ thống | 10%/40%/50% |
RP11 | Xơ cứng hệ thống | 5% |
RP155 | Xơ cứng hệ thống | 7% |
Sp100 | Xơ đường mật nguyên phát | 21% |
PML | Xơ đường mật nguyên phát | 13% |
gp210 | Xơ đường mật nguyên phát | 26% |
Xem tiếp...