Lê Hoài Thương
Tích Cực
Giờ tan trường ở quê tôi, nhiều phụ huynh là nông dân không đội mũ bảo hiểm chạy mô tô, xe máy chen nhau ở hai bên cổng trường. Họ gọi ơi ới con em mình tranh thủ bước ra để về sớm. Với suy nghĩ đây là đường nông thôn nhỏ hẹp nên đông đảo người dân không quan tâm đến luật Giao thông đường bộ. Phổ biến nhất là tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy.
Ngoài ra, ở những nơi có nhiều vườn cây ăn trái, vào mùa thu hoạch, các chủ vườn vận chuyển trái cây cồng kềnh bằng xe máy đang là nỗi lo của những ai đang cùng đi trên đường với họ. Người ta chất một lượng lớn trái cây phía sau và kể cả trước mặt, lắm lúc che khuất cả tầm nhìn của người điều khiển phương tiện.
Bên cạnh đó, đường giao thông nông thôn được cải tạo nâng cấp với chất liệu là bê tông xi măng hoặc nhựa hóa, nhưng nhiều ngõ ngách, đường ngang, đường nhánh, cây cối che khuất, thiếu hệ thống biển báo và thiết bị an toàn giao thông... Bản thân tôi nhiều lần giật mình khi đang chạy trên đường bê tông trong xóm thì phía trước có người từ trong con đường nhỏ phóng thẳng ra. May nhờ chạy chậm và thắng kịp nên không xảy ra tai nạn.
Bên cạnh đó, hầu hết những con đường nông thôn bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết, khi trong quá trình thi công thiếu khảo sát, thiếu sự trợ giúp kỹ thuật của các nhà chuyên môn, nên thường tạo ra nhiều khúc cua gấp, tầm nhìn bị che khuất… làm cho người điều khiển mô tô, xe máy nếu chạy với tốc độ cao khó mà xử lý kịp tình huống bất ngờ.
Phần lớn xe máy đang lưu hành ở nông thôn không bảo đảm an toàn, xe máy cũ từ các đô thị lớn dồn về, xe tự chế còn phổ biến. Người điều khiển phương tiện không phải ai cũng có bằng lái. Rất nhiều trường hợp trẻ em mới 14, 15 tuổi cũng đã điều khiển xe máy chạy khắp xóm.
Thiết nghĩ, cả nước phát động cuộc vận động xây dựng nếp sống “văn hóa giao thông”, theo đó mọi người khi tham gia giao thông phải có ý thức và trách nhiệm cao, tự nguyện trong việc chấp hành luật lệ giao thông, kể cả giao thông nông thôn. Văn hóa giao thông là sự ứng xử có văn hóa của người điều khiển phương tiện giao thông - xe cơ giới, ô tô, xe gắn máy, xe đạp và cả người đi bộ. Các ngành liên quan, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về an toàn giao thông thông qua mạng lưới truyền thanh xã, ấp; tập trung vào các đối tượng sinh sống trên địa bàn như thanh thiếu niên, học sinh, cán bộ công chức, nông dân… nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức tự giác chấp hành các quy định về an toàn giao thông trong xóm ấp, nhất là ở địa bàn có các đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa.
Ngoài ra, lực lượng chức năng xã, ấp đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát trật tự giao thông trên địa bàn xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; di dời các chợ tự phát xuất hiện trên đường; trong các cuộc họp tổ dân phố nhắc nhở người dân chấp hành tốt việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy theo quy định của Chính phủ. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đẩy mạnh các cuộc vận động, tuyên truyền cho người dân nông thôn thực hiện quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
Văn hóa giao thông là nếp sống, là trách nhiệm của mỗi công dân, là tự bảo vệ chính mình khi tham gia giao thông trên mọi tuyến đường.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...
|
Một vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên đường nông thôn tại Đồng Tháp vào tháng 5.2021 do không bảo đảm tuân thủ luật giao thông khiến 2 người chết. Với suy nghĩ đây là đường nông thôn nhỏ hẹp nên đông đảo người dân không quan tâm đến luật Giao thông đường bộ, mà phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, không quan sát |
trần ngọc |
Ngoài ra, ở những nơi có nhiều vườn cây ăn trái, vào mùa thu hoạch, các chủ vườn vận chuyển trái cây cồng kềnh bằng xe máy đang là nỗi lo của những ai đang cùng đi trên đường với họ. Người ta chất một lượng lớn trái cây phía sau và kể cả trước mặt, lắm lúc che khuất cả tầm nhìn của người điều khiển phương tiện.
Bên cạnh đó, đường giao thông nông thôn được cải tạo nâng cấp với chất liệu là bê tông xi măng hoặc nhựa hóa, nhưng nhiều ngõ ngách, đường ngang, đường nhánh, cây cối che khuất, thiếu hệ thống biển báo và thiết bị an toàn giao thông... Bản thân tôi nhiều lần giật mình khi đang chạy trên đường bê tông trong xóm thì phía trước có người từ trong con đường nhỏ phóng thẳng ra. May nhờ chạy chậm và thắng kịp nên không xảy ra tai nạn.
Bên cạnh đó, hầu hết những con đường nông thôn bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết, khi trong quá trình thi công thiếu khảo sát, thiếu sự trợ giúp kỹ thuật của các nhà chuyên môn, nên thường tạo ra nhiều khúc cua gấp, tầm nhìn bị che khuất… làm cho người điều khiển mô tô, xe máy nếu chạy với tốc độ cao khó mà xử lý kịp tình huống bất ngờ.
Phần lớn xe máy đang lưu hành ở nông thôn không bảo đảm an toàn, xe máy cũ từ các đô thị lớn dồn về, xe tự chế còn phổ biến. Người điều khiển phương tiện không phải ai cũng có bằng lái. Rất nhiều trường hợp trẻ em mới 14, 15 tuổi cũng đã điều khiển xe máy chạy khắp xóm.
Thiết nghĩ, cả nước phát động cuộc vận động xây dựng nếp sống “văn hóa giao thông”, theo đó mọi người khi tham gia giao thông phải có ý thức và trách nhiệm cao, tự nguyện trong việc chấp hành luật lệ giao thông, kể cả giao thông nông thôn. Văn hóa giao thông là sự ứng xử có văn hóa của người điều khiển phương tiện giao thông - xe cơ giới, ô tô, xe gắn máy, xe đạp và cả người đi bộ. Các ngành liên quan, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về an toàn giao thông thông qua mạng lưới truyền thanh xã, ấp; tập trung vào các đối tượng sinh sống trên địa bàn như thanh thiếu niên, học sinh, cán bộ công chức, nông dân… nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức tự giác chấp hành các quy định về an toàn giao thông trong xóm ấp, nhất là ở địa bàn có các đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa.
Ngoài ra, lực lượng chức năng xã, ấp đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát trật tự giao thông trên địa bàn xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; di dời các chợ tự phát xuất hiện trên đường; trong các cuộc họp tổ dân phố nhắc nhở người dân chấp hành tốt việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy theo quy định của Chính phủ. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đẩy mạnh các cuộc vận động, tuyên truyền cho người dân nông thôn thực hiện quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
Văn hóa giao thông là nếp sống, là trách nhiệm của mỗi công dân, là tự bảo vệ chính mình khi tham gia giao thông trên mọi tuyến đường.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...