BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
78
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
308K

WHO đang xem xét quan điểm bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường tình dục

Vũ Quỳnh Anh

Fan Cứng
Theo nguồn thông tin mới nhất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu đã phát hiện được số ca bệnh đậu mùa khỉ tăng cao do lây qua đường tình dục.

benh dich dau mua khi


Số ca mắc tăng cao, chủ yếu là ở nam giới khiến nhiều người dân Châu Âu lo lắng về căn bệnh này, giải pháp nào sẽ được đặt ra? Quan điểm bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường tình dục có đúng hay không?

WHO đang xem xét quan điểm quan hệ tình dục có thể lây bệnh đậu mùa khỉ


Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho rằng bệnh đậu mùa khỉ ở người có lây lan qua đường quan hệ tình dục nhưng nó không phải là bệnh lây truyền qua đường tinh dục. Và hiện nay, căn bệnh này vẫn còn đang được nghiên cứu, tìm hiểu để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất.

Cái tên bệnh đậu mùa khỉ xuất phát từ bệnh đậu mùa được thấy lần đầu tiên vào năm 1958 ở loài khỉ. Vào giai đoạn này, bệnh đa phần chỉ lây truyền và lưu hành ở một số vùng quê ở Châu Phi. Tuy nhiên, gần đây bệnh đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở Châu Âu và Bắc Mỹ khiến các nhà khoa học cũng như tổ chức Y tế bối rối vì chưa xác định được nguồn lây nào có liên quan đến Châu Phi.

Một số bệnh nhân mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu như: sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,… và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ tái phát khi cơ thể bị nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết, các bệnh nhân mắc bệnh khi khởi phát sốt, nổi ban kèm theo triệu chứng ngứa ở từ ngày 1 đến ngày 3. Mặt bắt đầu nổi những nốt ban đầu tiên và sẽ lan rộng sang các bộ phận cơ thể còn lại sau vài ngày. Ban đầu, các mụn mủ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán thành số lượng lớn và chứa đầy dịch nhầy.

svg%3E


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại vaccine để phòng tránh và diệt trừ virus đậu mùa có hiệu quả đến 85% khi điều trị trên bệnh nhân bị đậu mùa khỉ, nhưng các chiến dịch tiêm chủng đã ngừng hoạt động do các nhà khoa học đã loại trừ được bệnh đậu mùa có liên quan tới đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục hay không?


Mặc dù căn bệnh này không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (thường lây lan qua tinh dịch và dịch âm đạo), nhưng các ca bệnh gần đây dường như đã lây lan qua những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.

Tại Đức và Italy, các nhà khoa học đã phát hiện ra các vật chất di truyền của virus trong tinh dịch của nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh đậu mùa khỉ. Trong số đó, có một mẫu xét nghiệm cho thấy virus trong tinh dịch của một bệnh nhân có thể lây lan cho người khác và đang bắt đầu quá trình sao chép.

Việc phát hiện ra chất di truyền này trong tinh dịch bệnh nhân không có nghĩa là virus đậu mùa khỉ lây qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, sùi mào gà,… là những loại virus có thể lây lan trực tiếp qua đường tình dục khi tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo hoặc dịch tiết cơ thể của người mắc bệnh.

Điều này có thể kết luận được rằng bệnh đậu mùa khỉ không lây lan qua đường tình dục.

Các con đường lây lan của bệnh đậu mùa khỉ?


Vậy bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Theo các nhà khoa học, virus đậu mùa khỉ có thể lây lan khi bạn tiếp xúc gần gũi với người hoặc động vật đang bị nhiễm bệnh. Nó sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua da, đường hô hấp, mắt, mũi và miệng, nước bọt.

Ngoài ra, một số vật dụng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh cũng có nguy cơ lây lan nghiêm trọng. Quần áo, chăn, ga gối, khăn mặt, dụng cụ ăn uống,… đã được người bệnh sử dụng có thể bị nhiễm virus và lây lan qua cho người khác. Đặc biệt những vết lở loét, tổn thương hoặc những chỗ sưng đau trong miệng cũng là nguồn lây nhiễm nguy hiểm, cần đề phòng.

Tuy nhiên, bệnh sẽ không lây nhiễm ngay lập tức mà phải tiếp xúc trực tiếp lâu dài thì virus mới có thể lây lan. Do đó, người có tương tác gần gũi với người bệnh như: người thân, vật nuôi, nhân viên, cán bộ y tế, bác sĩ là những người thuộc nguy cơ hàng đầu có thể bị nhiễm bệnh.

Lời khuyên của WHO để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ


Bệnh đậu mùa khỉ lây lan chủ yếu do người bệnh tiếp xúc gần gũi, thân mật với người thân, người tinh. Vi thế, lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ:

1. Phòng Ngừa

  • Tránh để da tiếp xúc với da với nốt ban đậu mùa khỉ.
  • Không chạm vào vùng phát ban hoặc vảy của người bị bệnh đậu mùa khỉ.
  • Không hôn, ôm, âu yếm hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh đậu mùa khỉ.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc ly uống nước.
  • Không cầm hoặc chạm vào bộ đồ giường, khăn tắm hoặc quần áo của người bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng có cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Ở Trung và Tây Phi, tránh tiếp xúc với động vật có thể lây lan virus đậu mùa ở khỉ, thường là động vật gặm nhấm và linh trưởng. Ngoài ra, tránh động vật ốm hoặc chết, cũng như bộ đồ giường hoặc các vật liệu khác mà chúng đã chạm vào.
  • Người bị bệnh đậu khỉ nên cách ly tại nhà. Nếu chúng bị phát ban hoặc các triệu chứng khác, chứng nên ở trong một phòng hoặc khu vực riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình và vật nuôi khi có thể.

2. Phát hiện và chăm sóc


Nếu người phát ban, có kèm theo các triệu chứng sốt, khó chịu, cơ thể suy nhược, thì cần đi xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ ngay lập tức. Nếu người bị nghi ngờ dương tính với virus đậu mùa khi hãy cách ly họ cho đến khi vảy bóc ra và kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị hỗ trợ để giảm bớt các triệu chứng. Đặc biệt, người chăm sóc bệnh nhân nhân sử dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang, lau chùi, tẩy rửa các đồ vật và bề mặt mà mình đã chạm vào.

3. Báo cáo


Khi phát hiện bất kỳ bệnh nhân nào có biểu hiện phát ban trong khi đi du lịch hoặc khi trở về phải báo ngay cho cơ quan y tế, bao gồm thông tin tất cả các nơi bạn đã di chuyển, lưu trú trong khoảng thời gian đó, tiền sử tình dục và tiền sử bệnh thủy đậu.

Đặc biệt, những người dân và khác du lịch nếu đến các quốc gia đang lưu hành bệnh đậu mùa khỉ thù hạn chế tiếp xúc với động vật có vú, động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng bị nhiễm bệnh vì chúng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Không nên ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã.

Ngoài ra, cũng nên hạn chế tập trung nơi đông người, vì đó có thể là môi trường thuận lợi cho virus đậu mùa khỉ lây lan. Vì chúng lây qua những tương tác gần gũi, kéo dài và thường xuyên giữa con người với con người.

Điều này có thể khiến bản thân và những người xung quanh có nguy cơ tiếp xúc với các tổn thương, dịch của cơ thể tiết ra, giọt bắn đường hô hấp hoặc các vật liệu bị ô nhiễm.

Trong khi đó các cơ chế lây truyền chính xác của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở Châu Âu vẫn đang được điều ra và chúng có thể khác với cơ chế lây lan của SARS-CoV-2. Điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ lúc này là hãy lưu ý các biện pháp phòng ngừa, để bảo vệ cơ thể khỏi sự lây truyền của virus đậu mùa khỉ.

svg%3E


Tóm lại, nguy cơ lây lan virus đậu mùa khỉ không chỉ dừng lại ở người có quan hệ tình dục hay người theo xu hướng quan hệ tình dục đồng giới. Bất cứ ai có tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ đều là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Hello Y khoa chúc bạn khỏe mạnh để có thể chống lại được các bệnh dịch nhé.

Xem tiếp...
 
Top Bottom