THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
394K

Vụ Chi cục trưởng túm áo CSGT: "Phạt hành chính là bỏ lọt tội phạm"

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Liên quan đến sự việc một cán bộ thuộc sở Y tế Tuyên Quang là ông Lại Quốc Đạt - Chi cục trưởng chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình có hành vi côn đồ khi CSGT yêu cầu đo nồng độ cồn sau khi phát hiện trên người cán bộ này nồng nặc mùi rượu, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, nhiều người cho rằng cần có mức án nặng hơn để răn đe người khác, đặc biệt là đối với một cán bộ.

Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường – đoàn luật sư TP.Hà Nội- cho biết, theo thông tin ban đầu được báo chí đăng tải thì đây là hành vi chống người thi hành công vụ, việc xử phạt hành chính trong trường hợp này là chưa đúng pháp luật, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

"Bởi vậy cần phải hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính để khởi tố vụ án hình sự mới đúng bản chất sự việc và công bằng trước pháp luật", luật sư Cường nêu quan điểm.

Tin nhanh - Công an Tuyên Quang lý giải về mức phạt Chi Cục trưởng túm áo CSGT


Ông Đạt (áo đen) túm cổ áo một trung úy CSGT khi được yêu cầu đo nồng độ cồn.


Vì theo luật sư Đặng Văn Cường phân tích, hình ảnh cho thấy người đàn ông này rất côn đồ, hung hãn, túm cổ áo và đánh cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ. Đây là hành vi coi thường pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến hoạt động công vụ, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây dư luận xấu trong xã hội. Trường hợp cơ quan chức năng xử phạt hành chính về hành vi này thì quyết định xử phạt này cần phải được thanh tra, kiểm tra lại để đánh giá đúng tính chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo công bằng và nghiêm minh trước pháp luật, tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra.

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội Chống người thi hành công vụ tại Điều 330, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

"Với những tình huống như thế này thì hầu hết các địa phương đều xử lý hình sự đối với người vi phạm để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội và đảm bảo áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, nghiêm túc. Tuy nhiên không hiểu lý do gì mà sự việc này chỉ bị xử lý hành chính?", luật sư Cường thắc mắc.


 'Phạt hành chính là bỏ lọt tội phạm'


Luật sư Đặng Văn Cường.


Luật sư Đặng Văn Cường phân tích thêm, nếu thông tin đúng như nội dung báo chí phản ánh thì việc xử phạt hành chính trong trường hợp này là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Cơ quan chức năng cần phải xem xét lại việc xử lý này. Không thể để xảy ra tình trạng bất bình đẳng, thiếu công bằng.

Trong trường hợp những hành vi có dấu hiệu tội phạm mà cơ quan có thẩm quyền không xử lý hình sự thì cần phải xem xét trách nhiệm của người có chức vụ quyền hạn, trong một số trường hợp thì có thể xử lý về tội Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, tội Ra quyết định trái pháp luật hoặc xử lý về các hành vi khác xâm phạm hoạt động tư pháp.

Tội Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội được quy định tại Điều 369 Bộ luật hình sự 2015, người đó có thể bị xử phạt lên đến 12 năm tù.

Ngoài ra, theo quy định của luật Phòng chống tác hại của rượu, bia thì việc cán bộ, công chức uống rượu bia vào buổi trưa, trong giờ làm việc là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của luật Cán bộ công chức, luật Viên chức và ít nhất cũng sẽ bị xử phạt hành chính. Còn đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông và chống người thi hành công vụ thì có thể xem xét xử lý hành vi này bằng chế tài hình sự tương ứng.

"Trong vụ việc này, người vi phạm là người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên người này lại không gương mẫu, không chấp hành quy định về phòng chống tác hại rượu bia, không chấp hành các quy định về luật Giao thông đường bộ, thiếu tôn trọng thậm chí tấn công lại người thi hành công vụ, gây cản trở hoạt động công vụ, bức xúc trong dư luận. Bởi vậy trong trường hợp này nếu xử lý hành chính một cách vội vàng như vậy thì e rằng người dân sẽ không phục, nhiều trường hợp khác tương tự có thể xảy ra, hành vi chống người thi hành công vụ có thể sẽ trở thành phổ biến hơn, khó xử lý trong tương lai", luật sư Cường cho hay.

Chính vì vậy, cần phải xử lý nghiêm minh và sớm loại bỏ những người không đủ năng lực phẩm chất, coi thường pháp luật và khỏi bộ máy nhà nước để giữ gìn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền.


Công an Tuyên Quang lý giải về mức phạt Chi Cục trưởng túm áo CSGT

Liên quan đến việc ông Lại Quốc Đạt - Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Tuyên Quang túm áo, tát CSGT khi được yêu cầu đo nồng độ cồn, trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, lãnh đạo Công an TP.Tuyên Quang cho biết, đơn vị đã xử phạt ông Đạt 3 triệu đồng về hành vi cản trở người thi hành công vụ.

Nói về mức phạt này có nhẹ hay không, vị lãnh đạo cho biết, hành vi của ông Đạt là hành vi cản trở người thi hành công vụ, ông Đạt chỉ có hành vi túm cổ áo, giằng co với chiến sĩ CSGT nên đơn vị căn cứ vào các tình tiết nên mức phạt đó là đúng.

Cũng theo vị lãnh đạo, Tỉnh uỷ Tuyên Quang rất quan tâm đến sự việc này, quan điểm của Tỉnh uỷ là phải xử nghiêm. Về mặt Đảng hay tư chất cán bộ thì Tỉnh uỷ Tuyên Quang sẽ là đơn vị đưa ra quyết định xử lý.

Xem tiếp...
 
Top Bottom