Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Điện BiênLần đầu gặp, Guillaume say sưa nghe Quỳnh Anh nói về lịch sử Điện Biên và truyền thống gia đình còn cô ái mộ lòng yêu chuộng hòa bình của ông bà anh.
Có vốn tiếng Anh tốt nên từ lớp 10 Trần Quỳnh Anh đã xin làm tình nguyện viên tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Một buổi chiều mùa hè năm 2017, có một chàng trai ngoại quốc hỏi cô gái 17 tuổi về ý nghĩa số vị trí trên bản đồ thế giới được chiếu sáng.
Cô giải thích đó là vị trí của 17 quốc gia châu Phi được khích lệ bởi chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954 đã đứng dậy đấu tranh giành độc lập vào năm 1960.
Quỳnh Anh dẫn Guillaume đi du xuân năm 2019 bên hồ Hồng Khếnh, Điện Biên. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ cuộc nói chuyện thú vị, Guillaume tiếp tục nhờ Quỳnh Anh dẫn đi tham quan đồi A1. Từ trên đỉnh đồi lộng gió, Quỳnh Anh đầy tự hào khi nói về trận chiến lịch sử có sự tham gia của ông nội cô. Ông ngoại cũng là thanh niên xung phong từ Hà Nội ngược ngàn Tây Bắc mang con chữ cho đồng bào sau giải phóng.
Nghe xong câu chuyện của cô gái Việt Nam, Guillaume cũng khoe ông bà ngoại anh cũng từng tham gia nhiều cuộc đình công để phản đối chiến tranh ở Đông Dương trong thời điểm ấy.
"Tôi đã dẫn nhiều khách nước ngoài nhưng thấy anh rất hào hứng với các câu chuyện của tôi, không có kiểu thù ghét hay phân biệt", Quỳnh Anh kể.
Trước khi chia tay, họ trao đổi liên lạc. Một sáng vài tháng sau, Quỳnh Anh nhận được tin nhắn kết nối của Guillaume. Từ hôm đó, họ trở thành hai người bạn. Guillaume đam mê toán, khoa học và lịch sử còn Quỳnh Anh lại thích văn hóa và con người, nên người này chia sẻ với người kia hiểu biết của họ.
Những câu chuyện nối dài ngày nọ qua ngày kia, tình yêu đến tự lúc nào họ cũng không rõ. Năm 2018 Quỳnh Anh vào Đại học Kinh tế TP HCM, Guillaume cũng đang học lên tiến sĩ. Nhờ có một người phương xa bầu bạn đã giúp giải tỏa những căng thẳng học hành cho cả hai.
Đôi uyên ương trong hôn lễ tại Pháp, tháng 12/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tết 2019, cô gái quyết định dẫn Guillaume về chơi với gia đình. Vừa đặt chân tới nhà sau chuyến xe đêm, chàng trai đã ngồi xuống rửa lá dong, gói bánh chưng, chặt thịt gà. Mặc dù là người ngoại quốc, không có một khoảng cách nào trong hòa nhập văn hóa ở Guillaume. Tính ham học hỏi, mỗi lần về anh đều thích được ghé thăm những di tích lịch sử và đi sâu tìm hiểu cộng đồng văn hóa ở địa phương.
"Anh không khác gì một chàng trai Việt, cũng cởi trần mỗi khi làm việc như những người đàn ông khác. Nhớ nhất lúc anh ngồi với cậu tôi, cùng róc mía ăn và nói đủ thứ chuyện", cô gái kể.
Cũng trong năm đó để hiểu hơn về quê hương của người yêu, Quỳnh Anh tranh thủ ba tuần được nghỉ học sang Pháp. Bao nhiêu lo lắng lần đầu xuất ngoại tan biến khi đứng dưới mái nhà của gia đình Guillaume. Bố mẹ, em trai và ông bà nội, ngoại của Guillaume dành cho cô cái ôm như người thân lâu ngày gặp lại.
Ông bà nội và ngoại đều từng đến Việt Nam đầu những năm 2000, nay có "cháu dâu tương lai" ở đây đã gợi lại trong họ bao nhiêu kỷ niệm. Dù mới gặp lần đầu mà họ không hết chuyện để nói.
"Ông bà nội hào hứng được đến Điện Biên tới nỗi lên kế hoạch sang Việt Nam trước đám cưới của chúng tôi cả tuần để đi thăm các nơi. Ông bà ngoại sức yếu không đi được nên đề nghị tôi quay bảo tàng, quay đồi A1 cho xem", Quỳnh Anh kể.
Cô dâu, chú rể và bố mẹ hai bên chụp ảnh kỷ niệm tại tòa thị chính, trong lễ cưới tháng 12/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2022, Quỳnh Anh quay trở lại Pháp. Lần này cô học thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế ở Đại học Bordeaux, với mong muốn rút ngắn khoảng cách học vấn với bạn trai.
Ngay khi thấy bạn gái đã ổn định, Guillaume mượn cớ mùa hoa oải hương đương nở rủ cô đi leo núi. Trên là bầu trời cao vợi, dưới là hồ nước trong xanh của vùng Provence, chàng trai bộc bạch tiếng lòng rồi trao người con gái mình yêu chiếc nhẫn cầu hôn.
Một đám cưới được đại gia đình Guillaume chờ mong bởi 40 năm rồi mới có. Mùa đông 2023, đôi uyên ương đã làm lễ tại tòa thị chính, sau đó có một đám cưới ấm cúng trong khu vườn rợp bóng cây ở vùng nông thôn nước Pháp.
Đám cưới lớn hơn ở Việt Nam được gia đình hai bên thảo luận. Họ chọn ngày vui đúng vào lễ hội hoa ban và dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, đầu tháng 3/2024.
Trong những cuộc thảo luận, nhà trai trước sau cho biết sẽ tuân theo mọi truyền thống trong lễ cưới ở Việt Nam. Bởi vậy từ vài tháng trước, các thành viên gia đình Guillaume háo hức lấy số đo, chọn vải để may áo dài. Hôm 2/3, họ diện lên trang phục truyền thống của người Việt, đội tráp đến hỏi cưới, mẹ chàng rể còn cầm nón trắng để đón nàng dâu.
Trong ngày vui, mẹ của chú rể cũng chia sẻ niềm đam mê lịch sử đã đưa Guillaume tới Điện Biên. "Chỉ hơn nửa năm sau khi trở về từ Việt Nam, con nói với chúng tôi đã tỏ tình với một cô gái ở đây", bà nói.
Điệu xòe vòng trong hôn lễ của Quỳnh Anh và Guillaume Richard hôm 2/3 ở Điện Biên đã kết nối tất cả người tham gia hòa nhịp trong tình yêu và hòa bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bà Thu Thủy, mẹ Quỳnh Anh cho biết dự hôn lễ ở Pháp khiến vợ chồng bà trăn trở về một lễ cưới ở Việt Nam sao cho tích hợp được những điểm tích cực của đám cưới hai quốc gia. Bởi vậy ngày trọng đại của con gái vẫn phải đông vui theo truyền thống người Việt, giảm bớt ăn uống mà tăng những phần giao lưu để lắng đọng, thân tình như đám cưới Pháp. Đáng nhớ nhất là phần kết của hôn lễ khi tiếng kèn pí pặp, tính tẩu vang lên, người già, trẻ nhỏ nắm tay nhau nhảy điệu xòe vòng.
Từ anh em, bạn bè ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt, đến gia đình nhà trai và bạn bè của dâu rể từ các quốc gia khác tụ về, đều hòa vào điệu xòe và tắm mình trong văn hóa khác biệt. "Không còn niềm vui nào hơn khi sau hôn lễ nhiều người nói: "Đúng là một đám cưới tuyệt vời", bà Thủy nói.
Chú rể Guillaume nói thêm: "Tình yêu của chúng tôi và từng chi tiết trong lễ cưới của chúng tôi mang thông điệp hòa bình và kết nối Việt - Pháp".
Sau đám cưới, cặp vợ chồng sẽ quay lại Paris. Quỳnh Anh đã tốt nghiệp và dự định học thêm các ngôn ngữ mới, song song mở một cửa hàng để quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc Điện Biên tại Pháp.
"Vợ chồng tôi cũng hy vọng trở thành cầu nối với các tổ chức ở Pháp để giúp đồng bào và trẻ em ở quê hương Điện Biên có cuộc sống tốt hơn", Quỳnh Anh nói.
Phan Dương
Xem tiếp...
Có vốn tiếng Anh tốt nên từ lớp 10 Trần Quỳnh Anh đã xin làm tình nguyện viên tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Một buổi chiều mùa hè năm 2017, có một chàng trai ngoại quốc hỏi cô gái 17 tuổi về ý nghĩa số vị trí trên bản đồ thế giới được chiếu sáng.
Cô giải thích đó là vị trí của 17 quốc gia châu Phi được khích lệ bởi chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954 đã đứng dậy đấu tranh giành độc lập vào năm 1960.
Quỳnh Anh dẫn Guillaume đi du xuân năm 2019 bên hồ Hồng Khếnh, Điện Biên. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ cuộc nói chuyện thú vị, Guillaume tiếp tục nhờ Quỳnh Anh dẫn đi tham quan đồi A1. Từ trên đỉnh đồi lộng gió, Quỳnh Anh đầy tự hào khi nói về trận chiến lịch sử có sự tham gia của ông nội cô. Ông ngoại cũng là thanh niên xung phong từ Hà Nội ngược ngàn Tây Bắc mang con chữ cho đồng bào sau giải phóng.
Nghe xong câu chuyện của cô gái Việt Nam, Guillaume cũng khoe ông bà ngoại anh cũng từng tham gia nhiều cuộc đình công để phản đối chiến tranh ở Đông Dương trong thời điểm ấy.
"Tôi đã dẫn nhiều khách nước ngoài nhưng thấy anh rất hào hứng với các câu chuyện của tôi, không có kiểu thù ghét hay phân biệt", Quỳnh Anh kể.
Trước khi chia tay, họ trao đổi liên lạc. Một sáng vài tháng sau, Quỳnh Anh nhận được tin nhắn kết nối của Guillaume. Từ hôm đó, họ trở thành hai người bạn. Guillaume đam mê toán, khoa học và lịch sử còn Quỳnh Anh lại thích văn hóa và con người, nên người này chia sẻ với người kia hiểu biết của họ.
Những câu chuyện nối dài ngày nọ qua ngày kia, tình yêu đến tự lúc nào họ cũng không rõ. Năm 2018 Quỳnh Anh vào Đại học Kinh tế TP HCM, Guillaume cũng đang học lên tiến sĩ. Nhờ có một người phương xa bầu bạn đã giúp giải tỏa những căng thẳng học hành cho cả hai.
Đôi uyên ương trong hôn lễ tại Pháp, tháng 12/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tết 2019, cô gái quyết định dẫn Guillaume về chơi với gia đình. Vừa đặt chân tới nhà sau chuyến xe đêm, chàng trai đã ngồi xuống rửa lá dong, gói bánh chưng, chặt thịt gà. Mặc dù là người ngoại quốc, không có một khoảng cách nào trong hòa nhập văn hóa ở Guillaume. Tính ham học hỏi, mỗi lần về anh đều thích được ghé thăm những di tích lịch sử và đi sâu tìm hiểu cộng đồng văn hóa ở địa phương.
"Anh không khác gì một chàng trai Việt, cũng cởi trần mỗi khi làm việc như những người đàn ông khác. Nhớ nhất lúc anh ngồi với cậu tôi, cùng róc mía ăn và nói đủ thứ chuyện", cô gái kể.
Cũng trong năm đó để hiểu hơn về quê hương của người yêu, Quỳnh Anh tranh thủ ba tuần được nghỉ học sang Pháp. Bao nhiêu lo lắng lần đầu xuất ngoại tan biến khi đứng dưới mái nhà của gia đình Guillaume. Bố mẹ, em trai và ông bà nội, ngoại của Guillaume dành cho cô cái ôm như người thân lâu ngày gặp lại.
Ông bà nội và ngoại đều từng đến Việt Nam đầu những năm 2000, nay có "cháu dâu tương lai" ở đây đã gợi lại trong họ bao nhiêu kỷ niệm. Dù mới gặp lần đầu mà họ không hết chuyện để nói.
"Ông bà nội hào hứng được đến Điện Biên tới nỗi lên kế hoạch sang Việt Nam trước đám cưới của chúng tôi cả tuần để đi thăm các nơi. Ông bà ngoại sức yếu không đi được nên đề nghị tôi quay bảo tàng, quay đồi A1 cho xem", Quỳnh Anh kể.
Cô dâu, chú rể và bố mẹ hai bên chụp ảnh kỷ niệm tại tòa thị chính, trong lễ cưới tháng 12/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2022, Quỳnh Anh quay trở lại Pháp. Lần này cô học thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế ở Đại học Bordeaux, với mong muốn rút ngắn khoảng cách học vấn với bạn trai.
Ngay khi thấy bạn gái đã ổn định, Guillaume mượn cớ mùa hoa oải hương đương nở rủ cô đi leo núi. Trên là bầu trời cao vợi, dưới là hồ nước trong xanh của vùng Provence, chàng trai bộc bạch tiếng lòng rồi trao người con gái mình yêu chiếc nhẫn cầu hôn.
Một đám cưới được đại gia đình Guillaume chờ mong bởi 40 năm rồi mới có. Mùa đông 2023, đôi uyên ương đã làm lễ tại tòa thị chính, sau đó có một đám cưới ấm cúng trong khu vườn rợp bóng cây ở vùng nông thôn nước Pháp.
Đám cưới lớn hơn ở Việt Nam được gia đình hai bên thảo luận. Họ chọn ngày vui đúng vào lễ hội hoa ban và dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, đầu tháng 3/2024.
Trong những cuộc thảo luận, nhà trai trước sau cho biết sẽ tuân theo mọi truyền thống trong lễ cưới ở Việt Nam. Bởi vậy từ vài tháng trước, các thành viên gia đình Guillaume háo hức lấy số đo, chọn vải để may áo dài. Hôm 2/3, họ diện lên trang phục truyền thống của người Việt, đội tráp đến hỏi cưới, mẹ chàng rể còn cầm nón trắng để đón nàng dâu.
Trong ngày vui, mẹ của chú rể cũng chia sẻ niềm đam mê lịch sử đã đưa Guillaume tới Điện Biên. "Chỉ hơn nửa năm sau khi trở về từ Việt Nam, con nói với chúng tôi đã tỏ tình với một cô gái ở đây", bà nói.
Điệu xòe vòng trong hôn lễ của Quỳnh Anh và Guillaume Richard hôm 2/3 ở Điện Biên đã kết nối tất cả người tham gia hòa nhịp trong tình yêu và hòa bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bà Thu Thủy, mẹ Quỳnh Anh cho biết dự hôn lễ ở Pháp khiến vợ chồng bà trăn trở về một lễ cưới ở Việt Nam sao cho tích hợp được những điểm tích cực của đám cưới hai quốc gia. Bởi vậy ngày trọng đại của con gái vẫn phải đông vui theo truyền thống người Việt, giảm bớt ăn uống mà tăng những phần giao lưu để lắng đọng, thân tình như đám cưới Pháp. Đáng nhớ nhất là phần kết của hôn lễ khi tiếng kèn pí pặp, tính tẩu vang lên, người già, trẻ nhỏ nắm tay nhau nhảy điệu xòe vòng.
Từ anh em, bạn bè ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt, đến gia đình nhà trai và bạn bè của dâu rể từ các quốc gia khác tụ về, đều hòa vào điệu xòe và tắm mình trong văn hóa khác biệt. "Không còn niềm vui nào hơn khi sau hôn lễ nhiều người nói: "Đúng là một đám cưới tuyệt vời", bà Thủy nói.
Chú rể Guillaume nói thêm: "Tình yêu của chúng tôi và từng chi tiết trong lễ cưới của chúng tôi mang thông điệp hòa bình và kết nối Việt - Pháp".
Sau đám cưới, cặp vợ chồng sẽ quay lại Paris. Quỳnh Anh đã tốt nghiệp và dự định học thêm các ngôn ngữ mới, song song mở một cửa hàng để quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc Điện Biên tại Pháp.
"Vợ chồng tôi cũng hy vọng trở thành cầu nối với các tổ chức ở Pháp để giúp đồng bào và trẻ em ở quê hương Điện Biên có cuộc sống tốt hơn", Quỳnh Anh nói.
Phan Dương
Xem tiếp...