Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Từ sáng sớm, các nhân viên trong nhà hàng đã bận rộn luôn chân luôn tay. Hôm nay nhà hàng tiếp đón đoàn khách là cựu chiến binh Lào muốn quay lại thăm chiến trường xưa nên chủ nhà hàng phải thuê thêm nhân viên lao động thời vụ mới đủ nhân sự phục vụ.
"Thực đơn hôm nay có cả món Việt như gà rang sả ớt, ếch gói lá chuối đem hấp, cá suối hấp và nướng. Đây cũng là cách chúng tôi muốn quảng bá ẩm thực Việt tới các bạn Lào", chị Hoàn vui vẻ nói.
Nhà hàng có tổng diện tích 5ha, nằm ngay sát khu di tích lịch sử Viêng Xay (Ảnh: Việt Hà).
Năm 1997, anh Lê Văn Hưng (SN 1960, quê Thanh Hóa), sang Lào lập nghiệp. 10 năm sau, chị Lê Thị Hoàn (SN 1962) cũng theo chồng sang nước bạn định cư.
Nơi anh chị dừng chân là huyện Viêng Xay thuộc tỉnh Hủa Phăn. Đây cũng là vùng được chọn làm căn cứ địa của chính phủ Cách mạng Lào trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ.
Ban đầu hai vợ chồng cùng làm trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Tới năm 2014, dưới nhu cầu cấp thiết của tỉnh Hủa Phăn để kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Sầm Nưa muốn có một nhà hàng khang trang rộng lớn làm nơi tiếp đón cán bộ cấp cao cũng như đoàn du khách về thăm căn cứ địa cách mạng, chính quyền địa phương đã tới đặt vấn đề với anh Hưng, chị Hoàn để đầu tư xây dựng.
"Vì tình hữu nghị Việt - Lào, chúng tôi nhận lời ngay và tự bỏ tiền túi để đầu tư xây dựng chứ không đặt nặng vấn đề lợi nhuận hàng đầu", anh Hưng cho biết.
Đây là nơi tiếp đón nhiều đoàn cựu chiến binh về thăm lại khu di tích cách mạng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Tháng 5/2014, nhà hàng chính thức khai trương đón khách, nằm ngay sát khu di tích lịch sử Viêng Xay, nơi cội nguồn của cách mạng Lào. Đây cũng là nơi Chủ tịch Lào Kaysone Phomvihane sinh sống và làm việc trong thời gian hoạt động cách mạng.
Sau một thời gian mở cửa đón khách, nhà hàng đi vào ổn định. Lượng khách chủ yếu là người dân Lào, Việt Nam, các cựu chiến binh muốn quay lại thăm chiến trường xưa. Thời gian cao điểm, nhà hàng đón hơn một trăm khách mỗi ngày.
Thực đơn của nhà hàng phục vụ cả ẩm thực Việt, Lào và Thái Lan, tùy theo khẩu vị cũng như nhu cầu từng đoàn khách. Với nguyên liệu hải sản, chị Hoàn nhập toàn bộ từ Thanh Hóa chuyển sang.
"Người Lào rất mê đồ hải sản của Việt Nam như tôm, mực. Giao thông bây giờ thuận lợi nên chỉ cần hàng gửi từ Việt Nam sang buổi sáng là tới chiều chúng tôi đã nhận được. Ngoài ra, họ cũng rất thích các món ăn đậm chất Việt như gà tần thuốc bắc, cá chép om dưa", chủ nhà hàng cho biết.
Thực đơn của quán gồm nhiều món ăn truyền thống Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Đến nay, doanh thu nhà hàng khoảng 100 triệu đồng/tháng, mang lại công việc ổn định cho cả người lao động Việt Nam và Lào. Khi có những đoàn khách lớn từ trung ương về, anh Hưng lại nhờ sự hỗ trợ của nhóm học sinh trường dạy nghề tại địa phương tới hỗ trợ, vừa làm vừa học việc.
Nhớ lại ngày đầu lập nghiệp, chị Hoàn thừa nhận mọi thứ rất vất vả. Do xây dựng nhà hàng ở một tỉnh thuần nông còn nhiều khó khăn như Hủa Phăn, dân số trong vùng thưa thớt, thu nhập bình quân đầu người thấp, nên lợi nhuận gần như không đáng kể.
Sau khi ổn định đi vào hoạt động, đại dịch Covid-19 ập tới. Mất 3 năm nhà hàng gần như phải dừng toàn bộ, không có khách. Cuối năm 2022, khách bắt đầu trở lại nhưng chưa đông như thời điểm trước dịch. Hiện lượng khách phục hồi khoảng 60% so với trước dịch.
"Ngay từ đầu nguyện vọng của chúng tôi muốn góp một phần nhỏ để thúc đẩy tình hữu nghị Việt - Lào. Ở đây có cửa khẩu Namsoi thông thương với cửa khẩu Na Mèo của Thanh Hóa.
Tại Sơn La lại có cửa khẩu Lóng Sập, thêm đường cao tốc tại Lào nếu triển khai nhanh sẽ có thêm nguồn khách nữa. Chúng tôi kỳ vọng mọi thứ sẽ phát triển hơn và luôn sẵn sàng nguồn nhân lực, vật lực để tiếp đón", anh Hưng chia sẻ với phóng viên Dân trí.
Tỉnh Hủa Phăn (Houaphanh) là một trong những tỉnh nghèo nhất của Lào. Năm 1998, 3/4 dân số xếp loại nghèo.
Năm 2002, GDP bình quân đầu người là 50-204USD so với mức bình quân chung của Lào là 350USD.
Tháng 3/2024, tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn ký kết hợp tác phát triển du lịch nhằm tăng cường hợp tác, quảng bá sản phẩm du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Hủa Phăn là tỉnh giàu tài nguyên du lịch như tài nguyên du lịch tự nhiên, bề dày lịch sử văn hóa. Hiện tỉnh có 158 điểm du lịch với 64 điểm du lịch tự nhiên, 30 điểm du lịch văn hóa và 64 điểm du lịch lịch sử.
Xem tiếp...
"Thực đơn hôm nay có cả món Việt như gà rang sả ớt, ếch gói lá chuối đem hấp, cá suối hấp và nướng. Đây cũng là cách chúng tôi muốn quảng bá ẩm thực Việt tới các bạn Lào", chị Hoàn vui vẻ nói.
Năm 1997, anh Lê Văn Hưng (SN 1960, quê Thanh Hóa), sang Lào lập nghiệp. 10 năm sau, chị Lê Thị Hoàn (SN 1962) cũng theo chồng sang nước bạn định cư.
Nơi anh chị dừng chân là huyện Viêng Xay thuộc tỉnh Hủa Phăn. Đây cũng là vùng được chọn làm căn cứ địa của chính phủ Cách mạng Lào trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ.
Ban đầu hai vợ chồng cùng làm trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Tới năm 2014, dưới nhu cầu cấp thiết của tỉnh Hủa Phăn để kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Sầm Nưa muốn có một nhà hàng khang trang rộng lớn làm nơi tiếp đón cán bộ cấp cao cũng như đoàn du khách về thăm căn cứ địa cách mạng, chính quyền địa phương đã tới đặt vấn đề với anh Hưng, chị Hoàn để đầu tư xây dựng.
"Vì tình hữu nghị Việt - Lào, chúng tôi nhận lời ngay và tự bỏ tiền túi để đầu tư xây dựng chứ không đặt nặng vấn đề lợi nhuận hàng đầu", anh Hưng cho biết.
Tháng 5/2014, nhà hàng chính thức khai trương đón khách, nằm ngay sát khu di tích lịch sử Viêng Xay, nơi cội nguồn của cách mạng Lào. Đây cũng là nơi Chủ tịch Lào Kaysone Phomvihane sinh sống và làm việc trong thời gian hoạt động cách mạng.
Sau một thời gian mở cửa đón khách, nhà hàng đi vào ổn định. Lượng khách chủ yếu là người dân Lào, Việt Nam, các cựu chiến binh muốn quay lại thăm chiến trường xưa. Thời gian cao điểm, nhà hàng đón hơn một trăm khách mỗi ngày.
Thực đơn của nhà hàng phục vụ cả ẩm thực Việt, Lào và Thái Lan, tùy theo khẩu vị cũng như nhu cầu từng đoàn khách. Với nguyên liệu hải sản, chị Hoàn nhập toàn bộ từ Thanh Hóa chuyển sang.
"Người Lào rất mê đồ hải sản của Việt Nam như tôm, mực. Giao thông bây giờ thuận lợi nên chỉ cần hàng gửi từ Việt Nam sang buổi sáng là tới chiều chúng tôi đã nhận được. Ngoài ra, họ cũng rất thích các món ăn đậm chất Việt như gà tần thuốc bắc, cá chép om dưa", chủ nhà hàng cho biết.
Đến nay, doanh thu nhà hàng khoảng 100 triệu đồng/tháng, mang lại công việc ổn định cho cả người lao động Việt Nam và Lào. Khi có những đoàn khách lớn từ trung ương về, anh Hưng lại nhờ sự hỗ trợ của nhóm học sinh trường dạy nghề tại địa phương tới hỗ trợ, vừa làm vừa học việc.
Nhớ lại ngày đầu lập nghiệp, chị Hoàn thừa nhận mọi thứ rất vất vả. Do xây dựng nhà hàng ở một tỉnh thuần nông còn nhiều khó khăn như Hủa Phăn, dân số trong vùng thưa thớt, thu nhập bình quân đầu người thấp, nên lợi nhuận gần như không đáng kể.
Sau khi ổn định đi vào hoạt động, đại dịch Covid-19 ập tới. Mất 3 năm nhà hàng gần như phải dừng toàn bộ, không có khách. Cuối năm 2022, khách bắt đầu trở lại nhưng chưa đông như thời điểm trước dịch. Hiện lượng khách phục hồi khoảng 60% so với trước dịch.
"Ngay từ đầu nguyện vọng của chúng tôi muốn góp một phần nhỏ để thúc đẩy tình hữu nghị Việt - Lào. Ở đây có cửa khẩu Namsoi thông thương với cửa khẩu Na Mèo của Thanh Hóa.
Tại Sơn La lại có cửa khẩu Lóng Sập, thêm đường cao tốc tại Lào nếu triển khai nhanh sẽ có thêm nguồn khách nữa. Chúng tôi kỳ vọng mọi thứ sẽ phát triển hơn và luôn sẵn sàng nguồn nhân lực, vật lực để tiếp đón", anh Hưng chia sẻ với phóng viên Dân trí.
Tỉnh Hủa Phăn (Houaphanh) là một trong những tỉnh nghèo nhất của Lào. Năm 1998, 3/4 dân số xếp loại nghèo.
Năm 2002, GDP bình quân đầu người là 50-204USD so với mức bình quân chung của Lào là 350USD.
Tháng 3/2024, tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn ký kết hợp tác phát triển du lịch nhằm tăng cường hợp tác, quảng bá sản phẩm du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Hủa Phăn là tỉnh giàu tài nguyên du lịch như tài nguyên du lịch tự nhiên, bề dày lịch sử văn hóa. Hiện tỉnh có 158 điểm du lịch với 64 điểm du lịch tự nhiên, 30 điểm du lịch văn hóa và 64 điểm du lịch lịch sử.
Xem tiếp...