Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng là tác nhân chính khiến thị trường giảm sâu. Theo quan sát, nhiều mã giảm trên 1% như CTG, STB, ACB, BID, MSB, BVB, LPB, MBB, SSB, HDB.
Sau chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp, thị trường giao dịch cầm chừng trong phiên sáng nay (25/3). Mặc dù sắc xanh vẫn chiếm ưu thế, áp lực bán tại vùng giá cao khiến VN-Index liên tục suy yếu trước ngưỡng cản 1.285 điểm
Sang đến phiên chiều, áp lực bán xuất hiện ở hầu hết các nhóm ngành khiến thị trường cắm đầu giảm sâu. Lực cầu bắt đáy xuất hiện về cuối phiên giúp VN-Index không đóng cửa ở mốc thấp nhất ngày và thị trường cũng không xảy ra hiện tượng bán tháo.
Kết phiên, VN-Index dừng chân ở mốc 1.267,86 điểm, mất 13,94 điểm, tương đương giảm 1,09% so với phiên trước đó. VN30-Index giảm 14,14 điểm (1,1%) còn 1.270 điểm.
Không còn đóng vai trò “công thần” nâng đỡ chỉ số, BID trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index trong phiên hôm nay với mức ảnh hưởng giảm gần 1,7 điểm, theo sau là GVR, CTG, MSN, VCB, ACB, HPG, MBB, ...
Diễn biến tương tự, HNX-Index giảm 0,87 điểm (0,36%) về 240,81 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (0,15%) đạt 91,09 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán. Sàn HOSE có 351 mã giảm giá, trong khi có 119 mã tăng giá và 71 cổ phiếu đứng giá tham chiếu. Rổ VN30 ghi nhận 26/30 mã đóng cửa dưới ngưỡng tham chiếu.
Nhóm bất động sản giao dịch phân hóa với QCG, HPX tăng trần, NVL tăng 3,5% lên 17.700 đồng/cp, HTN tăng 1,9%. VPH, NLG, LDG, VIC, LDG, L14, DIG xanh nhẹ trên tham chiếu. Chiều ngược lại, GVR, HDC, VRE, VGC, KBC mất hơn 2% thị giá, cùng với SZC, HDG, TCH, DXS, ITA, DXG, CII, CEO, VHM, KDH, AGG, PDR giảm 0,2 – 1,7%.
Ở nhóm chứng khoán, hầu hết các mã đóng cửa trong sắc đỏ. VCI giảm mạnh nhất với tỷ lệ 3,2% xuống 52.000 đồng/cp. VND giảm 1,4% trong ngày Chứng khoán VNDirect gặp sự cố. Khối lượng khớp lệnh đạt 86,3 triệu cp, gấp 3 lần mức bình quân phiên qua 1 quý và cao thứ hai lịch sử giao dịch mã này, chỉ thấp hơn phiên 6/7/2023 (105,9 triệu cp).
Trong phiên lao dốc, thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức cao với hơn 1,4 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch, tương đương giá trị hơn 32.800 tỷ đồng. Tính riêng trên sàn HOSE, thanh khoản đạt 27.232 tỷ đồng, giảm 7% so với phiên trước nhưng vẫn cao hơn 11% so với giá trị trung bình 1 tháng gần đây.
Thanh khoản sàn HOSE phiên 25/3 so sánh với mức bình quân trong một tháng trở lại đây. Nguồn: Algo Platform.
Xem tiếp...
Sau chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp, thị trường giao dịch cầm chừng trong phiên sáng nay (25/3). Mặc dù sắc xanh vẫn chiếm ưu thế, áp lực bán tại vùng giá cao khiến VN-Index liên tục suy yếu trước ngưỡng cản 1.285 điểm
Sang đến phiên chiều, áp lực bán xuất hiện ở hầu hết các nhóm ngành khiến thị trường cắm đầu giảm sâu. Lực cầu bắt đáy xuất hiện về cuối phiên giúp VN-Index không đóng cửa ở mốc thấp nhất ngày và thị trường cũng không xảy ra hiện tượng bán tháo.
Kết phiên, VN-Index dừng chân ở mốc 1.267,86 điểm, mất 13,94 điểm, tương đương giảm 1,09% so với phiên trước đó. VN30-Index giảm 14,14 điểm (1,1%) còn 1.270 điểm.
Không còn đóng vai trò “công thần” nâng đỡ chỉ số, BID trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index trong phiên hôm nay với mức ảnh hưởng giảm gần 1,7 điểm, theo sau là GVR, CTG, MSN, VCB, ACB, HPG, MBB, ...
Diễn biến tương tự, HNX-Index giảm 0,87 điểm (0,36%) về 240,81 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (0,15%) đạt 91,09 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán. Sàn HOSE có 351 mã giảm giá, trong khi có 119 mã tăng giá và 71 cổ phiếu đứng giá tham chiếu. Rổ VN30 ghi nhận 26/30 mã đóng cửa dưới ngưỡng tham chiếu.
Nhóm bất động sản giao dịch phân hóa với QCG, HPX tăng trần, NVL tăng 3,5% lên 17.700 đồng/cp, HTN tăng 1,9%. VPH, NLG, LDG, VIC, LDG, L14, DIG xanh nhẹ trên tham chiếu. Chiều ngược lại, GVR, HDC, VRE, VGC, KBC mất hơn 2% thị giá, cùng với SZC, HDG, TCH, DXS, ITA, DXG, CII, CEO, VHM, KDH, AGG, PDR giảm 0,2 – 1,7%.
Ở nhóm chứng khoán, hầu hết các mã đóng cửa trong sắc đỏ. VCI giảm mạnh nhất với tỷ lệ 3,2% xuống 52.000 đồng/cp. VND giảm 1,4% trong ngày Chứng khoán VNDirect gặp sự cố. Khối lượng khớp lệnh đạt 86,3 triệu cp, gấp 3 lần mức bình quân phiên qua 1 quý và cao thứ hai lịch sử giao dịch mã này, chỉ thấp hơn phiên 6/7/2023 (105,9 triệu cp).
Trong phiên lao dốc, thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức cao với hơn 1,4 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch, tương đương giá trị hơn 32.800 tỷ đồng. Tính riêng trên sàn HOSE, thanh khoản đạt 27.232 tỷ đồng, giảm 7% so với phiên trước nhưng vẫn cao hơn 11% so với giá trị trung bình 1 tháng gần đây.
Thanh khoản sàn HOSE phiên 25/3 so sánh với mức bình quân trong một tháng trở lại đây. Nguồn: Algo Platform.
Xem tiếp...