MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
694K

VinUni: Mô hình học tập chủ động giúp sinh viên trở thành người kiến tạo

Đó là những chia sẻ của TS. Billy Wheeler, Giám đốc Chương trình Khoa học Xã hội, Nhân văn và Nghệ thuật (HASS), Trợ lý Giáo sư Triết học, Khoa học và Xã hội, Trường ĐH VinUni.

 Mô hình học tập chủ động giúp sinh viên trở thành người kiến tạo - 1

TS. Billy Wheeler (Ảnh: VinUni).


Ông dạy những môn học mà ở phổ thông các em chưa được học. Với ông thì đó là một lợi thế, hay khó khăn?

- Nếu nhìn nhận tích cực thì đây là lợi thế, vì các em chưa bị bó buộc suy nghĩ trong một cái "khung" hạn hẹp. Tôi sẽ là người bắt đầu giới thiệu cho các em những khái niệm mới, về các cách suy nghĩ khác nhau, về góc nhìn khác nhau, về con người và các mối quan hệ trong thế giới của con người.

Tôi giúp các em hình thành và nêu quan điểm, tự tin với những quan điểm của mình đối với vấn đề vĩ mô.

Tại VinUni, chúng tôi không chỉ dạy sinh viên lý thuyết suông mà nêu các vấn đề triết học, sau đó hướng dẫn các em đưa ra quan điểm đa dạng. Với cách dạy này, tôi không bị phụ thuộc vào việc các em đã có kiến thức nền về triết học hay chưa.

Là người đặt nền móng về kiến thức triết học cho sinh viên, liệu ông có e ngại rằng mình sẽ áp đặt quan điểm của bản thân lên các em, khiến sinh viên mất đi khả năng phản biện, năng lực mà VinUni đề cao ở người học?

- Chuyện đó sẽ không xảy ra, bởi nguyên tắc của tôi khi làm việc với sinh viên là không truyền giảng.

Chúng tôi đồng thuận với mục tiêu của VinUni, là giúp sinh viên trở thành những người kiến tạo. Vì thế, khi đến với chúng tôi, các em không bị gò bó trong khuôn mẫu, không được khuyến khích việc suy nghĩ y hệt nhau vì điều đó thui chột khả năng sáng tạo.

Chúng tôi muốn các em không sợ thất bại, giúp các em hiểu ngay cả bản thân việc mắc sai lầm cũng có vai trò quan trọng trong việc đem lại sự đổi mới. Chúng tôi muốn sinh viên đặt ngược lại các câu hỏi cho giảng viên, không muốn các em nghĩ rằng giảng viên luôn đúng.

Luôn đặt câu hỏi, luôn nghi ngờ, với một phong cách chừng mực và có bằng chứng xác đáng, đó là điều mà chúng tôi khuyến khích sinh viên thể hiện.

 Mô hình học tập chủ động giúp sinh viên trở thành người kiến tạo - 2

Billy Wheeler trong một buổi trao đổi với sinh viên Viện Khoa học và Giáo dục khai phóng VinUni (Ảnh: VinUni).


Nhưng muốn phản biện thì trước hết sinh viên phải có kiến thức nền tảng. Liệu với một lượng thời gian ít ỏi trên lớp, sinh viên có đủ khả năng tranh luận với thầy?

- Ở VinUni, chúng tôi giảng dạy theo mô hình học tập chủ động. Sinh viên sẽ đọc giáo trình và tài liệu mà giảng viên giới thiệu trước khi đến lớp. Giờ học trên lớp là thời gian giải quyết các tình huống mà giảng viên đặt ra, là lúc các em làm bài tập nhóm hay thảo luận.

Tôi thấy cách làm việc này hiệu quả hơn là giảng viên đến lớp và giảng bài suông. Nhiều em háo hức chia sẻ những gì mình đã được đọc trước đó.

Dù nỗ lực tạo sự sôi động cho lớp học nhưng ông đã bao giờ gặp "bức tường im lặng" từ phía sinh viên? Ông làm gì để phá vỡ sự im lặng đó?

- Khi tôi mới bắt đầu công việc giảng dạy ở Anh, tôi đã mở đầu tiết học bằng một câu hỏi triết học rất vĩ mô. Đa số sinh viên đều không muốn trả lời, vì các em chẳng biết phải trả lời thế nào. Nhưng khi đến VinUni, tôi đã có kinh nghiệm làm việc với sinh viên. Tôi thường bắt đầu bằng một hoạt động nhỏ mà mọi người có thể đưa ra ý kiến của bản thân.

Ví dụ, một trò chơi hoặc một câu đố, và trong đó có sẵn một vài đáp án để sinh viên lựa chọn. Những hoạt động như thế này giúp các em khởi động, làm quen với nhau và thoải mái đưa ra quan điểm. Sau đó, tôi sẽ chuyển sang những chủ đề khó hơn.

Thật ra sinh viên chín chắn hơn chúng ta tưởng. Các em quan tâm đến những vấn đề đạo đức, nhất là những câu hỏi liên quan đến công nghệ và cách công nghệ thay đổi cuộc sống. Các em cũng quan tâm đến những câu hỏi liên quan đến giá trị của con người, chẳng hạn như suy nghĩ là gì? Ý thức là gì? Chúng ta có thật sự tự do hay không?

 Mô hình học tập chủ động giúp sinh viên trở thành người kiến tạo - 3

Sinh viên VinUni hào hứng với tiết học triết học (Ảnh: VinUni).


Năng lực phản biện không chỉ là khả năng nêu ý kiến mà còn bao gồm việc kiểm soát cảm xúc của mỗi bên khi tham gia tranh luận. Ở VinUni, sinh viên được dạy điều này thế nào?

- Chúng tôi không dạy các em cách kiểm soát cảm xúc, mà điều này mỗi người đều phải học thông qua cuộc sống và trải nghiệm cá nhân. Khi học tư duy phản biện, chúng tôi cũng không dạy các em việc đúng, sai, mà dạy sinh viên khả năng nhận biết được đâu là một lập luận xác đáng, hay khi nào thì bạn không nên tin lời người khác nói.

Khi tranh luận, sinh viên có thể xúc động nếu các em cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hoặc bị chứng minh rằng quan điểm của các em là sai. Tất nhiên, bạn nên tranh luận bằng lý trí. Nhưng cũng cần tranh luận bằng trái tim, vì bạn cần phải có đam mê, nếu không bạn sẽ chỉ là một cái máy nhả thông tin mà thôi.

Nếu tranh luận vì đam mê thì tốt. Nhưng không nên tranh luận vì tức giận, ghen tị, sợ hãi hay những loại cảm xúc tiêu cực khác. Tôi thấy các em có thể hiểu được điều này.

Tôi thấy mình may mắn khi đến VinUni. Trước khi đến Việt Nam, tôi có biết sự tồn tại của một định kiến là sinh viên châu Á thường ít năng động. Nhưng hóa ra sinh viên ở VinUni còn hoạt bát hơn sinh viên ở Anh, nơi tôi đã từng giảng dạy nhiều năm tại ĐH College London.

Các em ở VinUni tham gia nhiều hoạt động chứ không chỉ biết đến việc học. Các em suy nghĩ về những gì mình có thể làm ngoài giờ học và có nhiều dự án khác nhau để chuẩn bị cho tương lai và sự nghiệp. Các em có nhiều dự định và hoài bão.

Trước khi gia nhập VinUni và phụ trách chương trình HASS tại VinUni, TS. Billy Wheeler là nghiên cứu viên tại khoa Triết học (Zhuhai) của Đại học Sun Yat-Sen, Trung Quốc (2017-2020) và Giáo sư trợ giảng tại khoa Nghiên cứu và Khoa học Công nghệ, Đại học College London (2016-2017). Ông dành sự quan tâm đến điểm giao của triết học, khoa học và công nghệ, thế giới học và tri thức trong lĩnh vực máy tính, thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo.

Xem tiếp...
 
Top Bottom