Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Vincom Retail được định giá là doanh nghiệp top đầu mảng bất động sản bán lẻ, ở đỉnh doanh thu, lợi nhuận trước khi Vingroup thoái vốn.
Tập đoàn Vingroup (VIC) hôm 18/3 thông báo thoái toàn bộ sở hữu tại Công ty Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI, từ đó gián tiếp bán cổ phần và chỉ giữ 18,8% vốn tại Vincom Retail.
Giá trị thương vụ này khoảng 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD), theo giới phân tích. Trong đó, Vingroup có thể thoái 55% vốn SDI trong lần đầu, dự kiến hoàn tất trong tháng 3, thu về khoảng 21.490 tỷ đồng (886 triệu USD).
45% còn lại sẽ được họ thực hiện trong 6 tháng tiếp theo. Lãi trước thuế từ thoái vốn khoảng 21.520 tỷ đồng, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap.
Thành lập từ 2012, Vincom Retail là mảnh ghép trong hệ sinh thái Vingroup để tái cấu trúc, quản lý mảng bất động sản bán lẻ. Công ty này cũng là một trong những pháp nhân đầu tiên sau khi doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng đổi mô hình hoạt động sang tập đoàn.
Hướng đi của Vincom Retail tương tự cách Vingroup phát triển các mảng kinh doanh khác của họ - tốc độ nhanh và độ phủ lớn. Hai năm đầu, các trung tâm thương mại đời đầu như Vincom Center Bà Triệu, Đồng Khởi hay Mega Mall Royal City... được chuyển giao sang Vincom Retail. Từ 2015, quá trình mở rộng bắt đầu được tăng tốc.
Công ty liên tiếp mở hàng chục trung tâm mua sắm mới mỗi năm, thâu tóm một số thương hiệu nhỏ. Chẳng hạn, năm 2015, 10 trung tâm thương mại mở mới, 5 siêu thị của Maximark được mua lại. Nhờ đó, số trung tâm Vincom Retail quản lý tăng gần 4 lần so với một năm trước đó.
Thay vì chọn một loại hình trung tâm thương mại, công ty thành viên của Vingroup phát triển bốn mô hình khác nhau, gồm Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza và Vincom+.
Vincom Center và Vincom Mega Mall là hai mô hình cỡ lớn, được phát triển tại Hà Nội và TP HCM. Còn Vincom Plaza và Vincom+ thường được xây tại trung tâm tỉnh, huyện hoặc vùng ven các thành phố lớn, giúp gia tăng sự hiện diện thương hiệu.
Ngoài ra, công ty quản lý bất động sản bán lẻ của Vingroup còn phát triển tháp văn phòng và căn hộ để bán tại một số Vincom Center, nhà phố thương mại (shophouse) xung quanh Vincom Plaza, Vincom+.
5 năm sau khi thành lập, đến 2017, tổng diện tích sàn bán lẻ xây dựng của Vincom Retail vượt 1 triệu m2. Lượng căn hộ, condotel, nhà phố thương mại bàn giao trên 1.000 căn.
Động lực tăng trưởng của doanh nghiệp này đến từ hai yếu tố, là ngành bán lẻ và hưởng lợi hệ sinh thái Vingroup. Vincom Retail thừa nhận các trung tâm thương mại của họ hút khách nhờ Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất khu vực châu Á, thế giới.
Bên cạnh đó, việc đặt trung tâm thương mại gắn với các khu đô thị Vinhomes, cũng giúp họ tăng doanh thu, tận dụng lợi thế từ các công ty thành viên trong hệ sinh thái Vingroup đem lại.
Quá trình mở rộng nhanh, đẩy doanh thu và lãi của Vincom Retail tăng liên tục. Năm 2014, công ty ghi nhận doanh thu gần 2.000 tỷ đồng. Mức này tăng hơn 4,5 lần sau 5 năm, với 9.200 tỷ vào 2019.
Lợi nhuận cũng cao hơn gấp đôi trong 4 năm, đạt 1.000 tỷ đồng vào 2015 và tăng lên 2.800 tỷ năm 2019.
Chuỗi tăng này dừng lại khi dịch Covid-19 xảy ra. Bán lẻ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch. Năm 2021, doanh thu của công ty quản lý chuỗi Vincom giảm 30%, còn lợi nhuận mất trên 40%.
Khi nền kinh tế chuyển hướng sang "bình thường mới", đà tăng của Vincom Retail trở lại nhờ độ phủ rộng và sức bật của thị trường sau giai đoạn nhu cầu tiêu dùng bị nén.
2023, doanh thu của công ty đạt hơn 9.700 tỷ đồng, cao hơn trước dịch. Lãi ròng trên 4.400 tỷ đồng, mức kỷ lục từ khi thành lập. Đóng góp vào hoạt động kinh doanh của Vingroup từ Vincom Retail chỉ đứng sau hai mảng chủ lực là bất động sản và sản xuất ôtô.
Công ty quản lý mảng bất động sản bán lẻ đang ở mức đỉnh của hoạt động kinh doanh, Vingroup vẫn quyết định thoái vốn tại đây. Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vingroup, giải thích đây là thời điểm họ cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển tập đoàn và các thương hiệu trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao.
"Chúng tôi sẽ dồn toàn lực, nhất là nguồn lực tài chính để tạo đà phát triển đột phá trong giai đoạn bước ngoặt tiếp theo", ông Quang nói.
Bình luận về thương vụ này, Công ty chứng khoán Yuanta cho rằng giao dịch này sẽ làm giảm đáng kể áp lực trả nợ cho Tập đoàn Vingroup. Tổng nợ đến hạn của tập đoàn này năm nay (không gồm Vinhomes) khoảng 3,9 tỷ USD, gồm hợp đồng hạn mức tín dụng, tái cấp vốn và các khoản khác.
Thương vụ bán cổ phần Vincome Retail có thể đạt giá trị khoảng 1,6 tỷ USD, được thanh toán bằng tiền mặt. Lợi nhuận của Vingroup từ thương vụ này khoảng 21.500 tỷ đồng.
Với Vincom Retail, nhóm phân tích cho rằng "không có nhiều sự thay đổi với các yếu tố cơ bản". Thay đổi đáng chú ý nhất, theo Chứng khoán Yuanta, là rủi ro tăng chi phí giá đất với các dự án trong tương lai. Điều này có thể tác động làm giảm giá trị ước tính của cổ phiếu.
Minh Sơn
Xem tiếp...
Tập đoàn Vingroup (VIC) hôm 18/3 thông báo thoái toàn bộ sở hữu tại Công ty Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI, từ đó gián tiếp bán cổ phần và chỉ giữ 18,8% vốn tại Vincom Retail.
Giá trị thương vụ này khoảng 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD), theo giới phân tích. Trong đó, Vingroup có thể thoái 55% vốn SDI trong lần đầu, dự kiến hoàn tất trong tháng 3, thu về khoảng 21.490 tỷ đồng (886 triệu USD).
45% còn lại sẽ được họ thực hiện trong 6 tháng tiếp theo. Lãi trước thuế từ thoái vốn khoảng 21.520 tỷ đồng, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap.
Thành lập từ 2012, Vincom Retail là mảnh ghép trong hệ sinh thái Vingroup để tái cấu trúc, quản lý mảng bất động sản bán lẻ. Công ty này cũng là một trong những pháp nhân đầu tiên sau khi doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng đổi mô hình hoạt động sang tập đoàn.
Hướng đi của Vincom Retail tương tự cách Vingroup phát triển các mảng kinh doanh khác của họ - tốc độ nhanh và độ phủ lớn. Hai năm đầu, các trung tâm thương mại đời đầu như Vincom Center Bà Triệu, Đồng Khởi hay Mega Mall Royal City... được chuyển giao sang Vincom Retail. Từ 2015, quá trình mở rộng bắt đầu được tăng tốc.
Công ty liên tiếp mở hàng chục trung tâm mua sắm mới mỗi năm, thâu tóm một số thương hiệu nhỏ. Chẳng hạn, năm 2015, 10 trung tâm thương mại mở mới, 5 siêu thị của Maximark được mua lại. Nhờ đó, số trung tâm Vincom Retail quản lý tăng gần 4 lần so với một năm trước đó.
Thay vì chọn một loại hình trung tâm thương mại, công ty thành viên của Vingroup phát triển bốn mô hình khác nhau, gồm Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza và Vincom+.
Vincom Center và Vincom Mega Mall là hai mô hình cỡ lớn, được phát triển tại Hà Nội và TP HCM. Còn Vincom Plaza và Vincom+ thường được xây tại trung tâm tỉnh, huyện hoặc vùng ven các thành phố lớn, giúp gia tăng sự hiện diện thương hiệu.
Ngoài ra, công ty quản lý bất động sản bán lẻ của Vingroup còn phát triển tháp văn phòng và căn hộ để bán tại một số Vincom Center, nhà phố thương mại (shophouse) xung quanh Vincom Plaza, Vincom+.
5 năm sau khi thành lập, đến 2017, tổng diện tích sàn bán lẻ xây dựng của Vincom Retail vượt 1 triệu m2. Lượng căn hộ, condotel, nhà phố thương mại bàn giao trên 1.000 căn.
Động lực tăng trưởng của doanh nghiệp này đến từ hai yếu tố, là ngành bán lẻ và hưởng lợi hệ sinh thái Vingroup. Vincom Retail thừa nhận các trung tâm thương mại của họ hút khách nhờ Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất khu vực châu Á, thế giới.
Bên cạnh đó, việc đặt trung tâm thương mại gắn với các khu đô thị Vinhomes, cũng giúp họ tăng doanh thu, tận dụng lợi thế từ các công ty thành viên trong hệ sinh thái Vingroup đem lại.
Quá trình mở rộng nhanh, đẩy doanh thu và lãi của Vincom Retail tăng liên tục. Năm 2014, công ty ghi nhận doanh thu gần 2.000 tỷ đồng. Mức này tăng hơn 4,5 lần sau 5 năm, với 9.200 tỷ vào 2019.
Lợi nhuận cũng cao hơn gấp đôi trong 4 năm, đạt 1.000 tỷ đồng vào 2015 và tăng lên 2.800 tỷ năm 2019.
Chuỗi tăng này dừng lại khi dịch Covid-19 xảy ra. Bán lẻ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch. Năm 2021, doanh thu của công ty quản lý chuỗi Vincom giảm 30%, còn lợi nhuận mất trên 40%.
Khi nền kinh tế chuyển hướng sang "bình thường mới", đà tăng của Vincom Retail trở lại nhờ độ phủ rộng và sức bật của thị trường sau giai đoạn nhu cầu tiêu dùng bị nén.
2023, doanh thu của công ty đạt hơn 9.700 tỷ đồng, cao hơn trước dịch. Lãi ròng trên 4.400 tỷ đồng, mức kỷ lục từ khi thành lập. Đóng góp vào hoạt động kinh doanh của Vingroup từ Vincom Retail chỉ đứng sau hai mảng chủ lực là bất động sản và sản xuất ôtô.
Công ty quản lý mảng bất động sản bán lẻ đang ở mức đỉnh của hoạt động kinh doanh, Vingroup vẫn quyết định thoái vốn tại đây. Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vingroup, giải thích đây là thời điểm họ cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển tập đoàn và các thương hiệu trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao.
"Chúng tôi sẽ dồn toàn lực, nhất là nguồn lực tài chính để tạo đà phát triển đột phá trong giai đoạn bước ngoặt tiếp theo", ông Quang nói.
Bình luận về thương vụ này, Công ty chứng khoán Yuanta cho rằng giao dịch này sẽ làm giảm đáng kể áp lực trả nợ cho Tập đoàn Vingroup. Tổng nợ đến hạn của tập đoàn này năm nay (không gồm Vinhomes) khoảng 3,9 tỷ USD, gồm hợp đồng hạn mức tín dụng, tái cấp vốn và các khoản khác.
Thương vụ bán cổ phần Vincome Retail có thể đạt giá trị khoảng 1,6 tỷ USD, được thanh toán bằng tiền mặt. Lợi nhuận của Vingroup từ thương vụ này khoảng 21.500 tỷ đồng.
Với Vincom Retail, nhóm phân tích cho rằng "không có nhiều sự thay đổi với các yếu tố cơ bản". Thay đổi đáng chú ý nhất, theo Chứng khoán Yuanta, là rủi ro tăng chi phí giá đất với các dự án trong tương lai. Điều này có thể tác động làm giảm giá trị ước tính của cổ phiếu.
Minh Sơn
Xem tiếp...