Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam gần 262 nghìn tấn bột cá với trị giá 425 triệu USD. Theo đó, Việt Nam là nguồn cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 1,65 triệu tấn bột cá từ các nước trên thế giới, giảm 9% so với năm 2022. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam gần 262 nghìn tấn bột cá với giá trị 425 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 48% về giá trị. Việt Nam là nguồn cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc, sau Peru.
Đặc biệt năm 2023, nhập khẩu bột cá từ Peru vào Trung Quốc sụt giảm 51% đạt 430 triệu USD, do thời tiết El Nino làm giảm sản lượng cá cơm của Peru.
Ngoài ra, top 5 nguồn cung cấp còn có Nga, Thái Lan và Ấn Độ. Do nhập khẩu từ Peru giảm, Trung Quốc đã tăng 29% nhập khẩu từ các nguồn cung còn lại, đạt kỷ lục gần 1,2 triệu tấn.
Trước đây, Trung Quốc phụ thuộc vào Peru - nguồn cung chiếm hơn một nửa lượng bột cá nhập khẩu, phục vụ cho các ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản khổng lồ của nước này.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng mua kỷ lục 124.000 tấn bột cá từ Ấn Độ, chủ yếu từ các loài cá nổi nhỏ như cá mòi và cá thu, tăng hơn gấp đôi khối lượng vào năm 2022.
Nhập khẩu từ Nga tăng 20% lên 134.000 tấn. Nhập khẩu từ Mỹ, Myanmar và Ecuador cũng đạt mức cao mới.
Trung Quốc đang nhập khẩu khoảng 80 triệu tấn đậu nành, một con số cực kỳ lớn. Nhưng họ vẫn cần các loại protein khác, bao gồm cả bột cá.
Việt Nam là nguồn cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Đáng chú ý, các nước sản xuất bột cá đang nhắm mục tiêu bán hàng ở Trung Quốc để tận dụng giá bột cá tăng. Ở mức 1.766 USD/tấn, giá nhập khẩu trung bình của Trung Quốc cao nhất trong lịch sử kể từ năm 2000.
Một phần lớn nguyên liệu thức ăn thủy sản hiện nay đến từ các phụ phẩm chế biến cá thay vì chỉ đánh bắt để giảm thiểu, trong khi 1/3 sản lượng hiện nay đến từ các phụ phẩm nuôi trồng thủy sản.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt hơn 490 triệu USD, tăng tới 103,9% so với cùng kỳ 2023.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 306 triệu USD, chiếm 62,45% kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong tháng đầu năm.
So với cùng kỳ 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng tới 121%.
Trước đó, năm 2023 chứng kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng manh và đạt kết quả ngoạn mục 5,6 tỷ USD, tăng tới 66,67% so với năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng thêm 2,24 tỷ USD).
Trúc Chi (t/h theo Công Thương, Hải Quan)
Cùng chuyên mục
Thị trường ô tô: Kỳ vọng "lội ngược dòng"
Thứ 2, 25/03/2024 | 15:15
Quý 1/2024, thị trường ô tô trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều kỳ vọng việc kinh doanh sẽ khởi sắc tới đây.
Nổi bật trong ngày
Thị trường ô tô: Kỳ vọng "lội ngược dòng"
Thứ 2, 25/03/2024 | 15:15
Quý 1/2024, thị trường ô tô trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều kỳ vọng việc kinh doanh sẽ khởi sắc tới đây.
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỷ USD
Thứ 3, 26/03/2024 | 07:00
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trong năm 2024 do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tiếp tục tăng trong khi nguồn cung hạn chế.
Xem tiếp...