MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
686K

Viết mail hỏi kết quả phỏng vấn, làm sao cho khéo?

Kết thúc vòng phỏng vấn, bạn ở trong trạng thái tâm lý vừa hồi hộp, mong đợi, lại băn khoăn, lo lắng. Và bạn cũng hy vọng sớm nhận được kết quả phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Nhưng thời gian mỗi ngày trôi qua mà không có một thông tin nào.

Vậy, chọn cách nào để biết kết quả? Dưới đây là gợi ý 5 bí quyết viết mail hỏi kết quả phỏng vấn một cách khéo léo và thông minh khi tìm việc làm nhanh ở Cần Thơ, Sóc Trăng và nhiều nơi khác, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Thương hiệu Careet Link


Lựa chọn thời gian phù hợp


Nhà tuyển dụng sẽ thường đề cập đến thời gian thông báo kết quả ứng tuyển vào cuối buổi phỏng vấn hoặc gửi một email sau đó để thông tin đến bạn. Thời gian có thể từ một đến hai tuần tùy vào vị trí công việc. Vì vậy đầu tiên bạn cần chú ý để theo dõi, tránh viết email đến nhà tuyển dụng để hỏi kết quả khi chưa đến hạn.

Không ít ứng viên chưa có kinh nghiệm còn có thói quen gửi email rất nhiều lần gây phiền toái và thể hiện bạn không chú ý đến thông tin mà nhà tuyển dụng đã cung cấp. Vì vậy lời khuyên là bạn nên gửi email đề cập vấn đề trong khoảng hai đến ba ngày so với hạn của nhà tuyển dụng, tránh thời điểm cuối tuần và đầu tuần để không bị trôi email.

Đảm bảo bố cục email


Dù là mail hỏi kết quả phỏng vấn thì bạn vẫn cần đảm bảo bố cục để thể hiện sự nghiêm túc. Với bố cục đơn giản ba phần, ứng viên có thể mở đầu bằng lời chào và nêu lý do viết email. Nội dung chính sẽ là trình bày tóm gọn thông tin buổi phỏng vấn và mong muốn nhận kết quả ứng tuyển qua email.

Cuối thư kết lại bằng một hoặc hai câu bày tỏ sự biết ơn và thấu hiểu về sự bận rộn của nhà tuyển dụng. Đừng quên những thông tin cụ thể về tên của bạn, vị trí ứng tuyển và ngày phỏng vấn để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nhận ra bạn là ai và có cảm giác dễ chịu vì sự rõ ràng của email.

Ngắn gọn và chuyên nghiệp


Mặc dù có bố cục đầy đủ, tuy nhiên bạn cần hiểu rằng với mục đích hỏi kết quả phỏng vấn thì email của bạn cần ngắn gọn và chuyên nghiệp. Bạn không cần thiết phải liệt kê tất cả nội dung đã trả lời trong buổi phỏng vấn hoặc quá dong dài về cảm xúc cá nhân hiện tại.

Điều này rất dễ khiến nhà tuyển dụng không thoải mái và mất nhiều thời gian để đọc các thông tin không liên quan. Thay vào đó, hãy sử dụng những câu ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, ví dụ như: “Với tinh thần đó, em/tôi rất mong nhận được kết quả phỏng vấn trong thời gian đến để có được sự chuẩn bị tốt cho công việc.”

Viết mail hỏi kết quả phỏng vấn


Mong muốn lắng nghe nhận xét


Bên cạnh việc hỏi kết quả phỏng vấn, bạn có thể nhờ nhà tuyển dụng đưa ra những phản hồi ý nghĩa. Đó có thể là những nhận xét về CV, nội dung trả lời phỏng vấn, tiềm năng và thái độ của bạn khi ứng tuyển. Đây là điều mà ứng viên có thể ngại đề cập nhưng lại vô cùng quan trọng và hữu ích khi bạn được cung cấp góc nhìn khách quan.

Mặc dù kết quả phỏng vấn có như thế nào thì những nhận xét công tâm của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn cải thiện hơn rất nhiều trong tương lai, đặc biệt là cải thiện những lỗi sai mà trước đó bạn không hề nhận ra.

Tinh thần hứng thú với công việc


Tinh thần chuyên nghiệp và ngắn gọn không đồng nghĩa rằng email của bạn sẽ khô cứng và máy móc. Nhà tuyển dụng sẽ không có ấn tượng với những email mang phong cách copy và quá “văn mẫu”. Vì thế đừng quên truyền đạt tinh thần hứng thú với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Nếu viết nhiều hơn một lá thư hỏi kết quả phỏng vấn, bí quyết là chỉnh sửa để mỗi email sẽ là tương ứng với doanh nghiệp và vị trí cụ thể.

Cách hỏi khéo kết quả phỏng vấn


Sự hứng thú và phấn khởi được thể hiện qua từ ngữ bạn sử dụng khi viết mail hỏi kết quả phỏng vấn, như “mong đợi”, “trải nghiệm phỏng vấn thú vị” hoặc “cơ hội làm việc tại … trong tương lai”,… Cách bày tỏ này cũng làm nhà tuyển dụng tin rằng bạn đang vẫn đang còn quan tâm đến công việc và từ đó có thể đẩy nhanh tiến độ xử lý.

Tiến Huy

Xem tiếp...
 
Top Bottom