SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
194K

Viêm tuyến mồ hôi mủ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm tuyến mồ hôi mủ khiến cho các nang lông bị sưng đau. Tình trạng thường xuất hiện ở những vùng cơ tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Thường sẽ là ở nách, bẹn, mông, ngực, lưng… Bệnh có thể dẫn đến dấu hiệu nhiễm trùng da, gây tổn thương nghiêm trọng. Do đó, các triệu chứng viêm tuyến mồ hôi cần được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

Viêm tuyến mồ hôi mủ là gì?


Viêm tuyến mồ hôi mủ (Hidradenitis Suppurativa) được xác định là bệnh da liễu mãn tính. Bệnh xảy ra ở những vùng da tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Khi các tuyến mồ hôi bị viêm sẽ khiến cho nang lông bị sưng đau khó chịu.

Các nốt mụn mủ hình thành ở nang lông với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Sau một thời gian ngắn, các nốt mụn này sẽ bị vỡ ra. Lúc này, trên da sẽ có tổn thương hở. Nguy cơ bị loét làm ảnh hưởng đến cấu trúc da. Và từ đó sẽ để lại sẹo và thâm sẹo.

Trên thực tế thì tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ không hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Người bệnh thường cho rằng mình bị nổi mụn trứng cá nên không thăm khám, không tiến hành điều trị. Chính tâm lý chủ quan này đã khiến cho tình trạng viêm da ngày càng nặng hơn.

 nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Vị trí thường bị viêm tuyến mồ hôi mủ


Viêm tuyến mồ hôi mủ thường xảy ra ở những vị trí có nhiều tuyến chất nhờn. Bao gồm cả tuyến mồ hôi và tuyến chất nhờn của da. Các vùng da có lông và đặc biệt là những nơi mà da dễ bị ma sát.

Vị trí cơ thể thường bị viêm tuyến mồ hôi chính là nách. Vùng da dưới cánh tay thường xuyên nóng bí, thường xuyên chịu lực ma sát. Không những thế, vi khuẩn còn tập trung nhiều ở nách. Điều này dẫn đến tình trạng nách của bạn bị viêm. Tình trạng viêm tuyến mổ hôi sẽ xuất hiện.

Ngoài nách, dấu hiệu viêm tuyến mồ hôi còn ảnh hưởng đến các vùng cơ thể sau:

  • Vùng hai bên bẹn mông. Nhất là ở người béo phì
  • Vùng bầu ngực. Thường gặp ở chị em phụ nữ.
  • Viêm tuyến mồ hôi có mủ ở các nếp gấp bụng.
  • Các nếp gấp ở cổ hoặc đằng sau tai…

Dấu hiệu viêm tuyến mồ hôi mủ thường gặp là gì?


Các dấu hiệu viêm tuyến mồ hôi mưng mủ có thể chỉ tập trung ở một vùng cơ thể. Hoặc cũng có trường hợp bị đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau. Tuỳ từng mức độ nặng nhẹ mà dấu hiệu bệnh sẽ có sự thay đổi.

Tình trạng da nổi mụn


Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh thường sẽ là tình trạng viêm da. Da nổi mẩn, nổi mụn. Đầu tiên sẽ là các mụn không viêm. Sau một thời gian sẽ chuyển sang mụn viêm. Bạn sẽ cảm thấy tuyến mồ hôi hoạt động mạnh ở các các vùng da nhạy cảm này.

Da bị viêm, sưng đau


Vấn đề mà bạn phải đối mặt tiếp theo là tình trạng viêm da gây sưng đau. Các nốt mụn sẽ phát triển ngày một to. Dấu hiệu sưng đau có thể kéo dài chỉ vài ngày. Nhưng cũng có thể là nhiều tuần đến vài tháng. Khu vực càng kín, càng bị ma sát nhiều thì sẽ càng bị sưng đau nhiều.

Tổn thương da nghiêm trọng


Khi các dấu hiệu viêm tuyến mồ hôi mủ nặng. Da sẽ có tổn thương nghiêm trọng. Một số bệnh nhân còn gặp đường dò nối thông các tuyến mồ hôi đang bị viêm. Tổn thương da bị tiết dịch, thoát ẩn, thoát hiện rất khó kiểm soát. Lúc này, cấu trúc da sẽ bị ảnh hưởng, nguy cơ bị sẹo sẽ rất cao.

Ai dễ bị viêm tuyến mồ hôi mủ


Ai cũng có tuyến mồ hôi. Tuy nhiên không phải ai cũng bị viêm tuyến mồ hôi mủ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý đến các dấu hiệu bệnh lý. Để chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị viêm tuyến mồ hôi có mủ.

 nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Viêm tuyến mồ hôi mủ thường ảnh hưởng đến các đối tượng sau:

  • Về giới tính: Nữ giới thường hay bị viêm tuyến mồ hôi có mủ hơn nam giới. Tỷ lệ sẽ là 7 nữ và 3 năm.
  • Độ tuổi: Bệnh thường xuất hiện sau tuổi dậy thì, ở trong độ tuổi từ 20 đến khoảng 30 tuổi.
  • Di truyền: 25% bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi tiết mủ có liên quan đến các vấn đề di truyền.
  • Thể trạng cơ thể: Người bị thừa cân, béo phì thường sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác.
  • Lối sống sinh hoạt: Hút thuốc lá nhiều, uống nhiều bia rượu hoặc ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng yếu tố nguy cơ.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất chính là hoạt động tăng tiết mồ hôi, bít tắc nang lông. Khi kết hợp với việc không giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ chính là nguyên nhân gây ra viêm tuyến mồ hôi mủ.

Viêm tuyến mồ hôi mủ có tự khỏi không? Cần thăm khám khi nào?


Viêm tuyến mồ hôi là bệnh có khả năng tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, bệnh lại có nguy cơ tái phát rất cao. Mỗi đợt tái phát đều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của người mắc.

Do đó, việc kiểm soát và điều trị viêm tuyến mồ hôi tiết mủ là vô cùng cần thiết. Bởi đây là cách tốt nhất để chúng ta quản lý dấu hiệu bệnh. Đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát trong tương lai.

Bệnh nhân hãy thăm khám trong các trường hợp sau:

  • Các triệu chứng viêm tuyến mồ hôi không tự cải thiện sau vài tuần.
  • Vùng da bị viêm có dấu hiệu sưng đau, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Gặp khó khăn trong việc cử động, nhất là ở các vùng nách, bẹn.
  • Tổn thương đồng thời xảy ra ở nhiều vị trí.
  • Viêm tuyến mồ hôi mủ tái phát liên tục trong thời gian ngắn…

Thăm khám khi bạn không thể xác định nguyên nhân khiến da bị viêm là gì. Không thể đưa ra những chẩn đoán phân biệt chính xác về tình trạng da của bạn. Lúc này, các bác sĩ sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác, có được phác đồ điều trị chuẩn nhất.

Bệnh không được điều trị có nguy hiểm không?


Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ cần được kiểm soát và điều trị. Nếu trong trường hợp bạn không điều trị tích cực. Các biến chứng có thể gặp phải gồm:

  • Hình thành các ổ áp xe khiến cho da bị đau nhức, khó chịu.
  • Ảnh hưởng tới cuộc sống khi khiến cơ thể khó vận động.
  • Nổi hạch bạch huyết xuất hiện khi tuyến mồ hôi mủ bị sưng.
  • Xuất hiện các đường dò da phức tạp, tăng nguy cơ bị sẹo xấu vĩnh viễn.
  • Dấu hiệu viêm khớp hoặc tăng nguy cơ ung thư da.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm…

 nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Hướng dẫn điều trị viêm tuyến mồ hôi


Viêm tuyến mồ hôi mủ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các giải pháp điều trị được áp dụng như sau:

Điều trị tại nhà


Các biện pháp gồm: bỏ hút thuốc lá, điều chỉnh cân nặng hợp lý, mặc quần áo thoáng rộng, kiểm soát hoạt động tăng tiết mồ hôi, hạn chế ma sát da, giữ da luôn được sạch sẽ và khô thoáng. Nếu bị sưng đau, bệnh nhân có thể thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh để cải thiện.

Các biện pháp điều trị nội khoa


Sử dụng thuốc là giải pháp điều trị viêm tuyến mồ hôi đơn giản và an toàn. Bao gồm: Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), kháng sinh, corticosteroids, uống Retinol, thoa resorcinol tại chỗ… Hay cả liệu pháp hormon cũng sẽ được áp dụng trong các liệu trình điều trị tại nhà.

Phẫu thuật viêm tuyến mồ hôi mủ


Áp dụng với các trường hợp bị viêm nặng. Da xuất hiện các ổ áp xe lớn và đặc biệt là các đường dò. Biện pháp phẫu thuật nhằm mục đích dẫn lưu dịch mủ ra bên ngoài. Một đường rạch da nhỏ sẽ được thực hiện ở vùng da. Do đó, thủ thuật có thể gây đau và để lại sẹo. Cần thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo an toàn nhất…

Tại Dr.thaiha, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng viêm tuyến mồ hôi mủ. Tiến hành điều trị bệnh theo phác đồ chuẩn y khoa. Đảm bảo hạn chế tổn thương da, không để lại sẹo. Điều trị duy trì trong thời gian dài, không để các dấu hiệu bệnh lý tái phát…

Nếu bạn đang bị các bệnh da liễu, hãy liên hệ với Dr.thaiha để nhận được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Xem tiếp...
 
Top Bottom