SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Viêm niêm mạc miệng và cách chăm sóc tại nhà - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

Viêm niêm mạc miệng (oral mucositis):​

  • Là một tác dụng phụ thường gặp trong điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị hoặc/và xạ trị vùng đầu cổ, đặc biệt là hóa xạ trị đồng thời trong ung thư đầu cổ và hóa chất liều cao trong ghép tủy.
  • Viêm niêm mạc miệng gây đau, nhiễm trùng, giảm khả năng ăn uống và giảm chất lượng cuộc sống.
  • Nên tự chăm sóc răng miệng và phát hiện các tổn thương phù nề, xung huyết hoặc giả mạc cũng như tình trạng chảy máu, đau hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác ở khoang miệng trong quá trình điều trị bệnh.

Những cách chăm sóc miệng tại nhà sau điều trị ung thư​

Tự khám khoang miệng​

  • Ít nhất một lần hàng ngày và báo cho bác sỹ điều trị nếu có bất kỳ sự thay đổi trong khoang miệng
  • Sử dụng đèn chiếu và nhìn vào khoang miệng khi đứng trước gương.
  • Tìm kiếm các điểm loét, vết loét có mủ, điểm đau và vùng xung huyết đỏ hoặc có giả mạc.

Luôn giữ sạch và ẩm​

  • Làm sạch răng ngay cả khi miệng bị đau. Nếu vẫn bị đau khi sử dụng bàn chải mềm, hãy sử dụng một miếng gạc mềm để làm sạch răng của bạn.
  • Lau sạch nhẹ nhàng vùng lợi răng, lưỡi và vòm miệng.
  • Không sử dụng chỉ nha khoa khi tiểu cầu thấp hoặc gây đau và chảy máu.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc dung dịch oxi già 1,5% (1 phần oxi già với 3 phần nước) mỗi 2 giờ trong 1-2 phút. Nếu miệng rất đau rát, hãy súc mỗi 1 giờ/1 lần.
  • Súc lại bằng nước sạch sau khi súc oxi già 1,5%.
  • Giữ ẩm môi bằng son dưỡng ẩm môi
  • Giữ ẩm miệng bằng cách uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày. Sử dụng nước bọt nhân tạo để giữ ẩm khoang miệng nếu cần thiết.

Nên tránh những điều sau​

  • Thức ăn, đồ uống gây kích ứng niêm mạc và không hút thuốc
  • Tuyệt đối tránh các thức ăn, đồ uống cay, chua, nóng, cứng, chứa nhiều acid.
  • Không sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia.

Liên hệ với bác sỹ:​

  • Để được điều trị giảm đau, chảy máu và nhiễm trùng khoang miệng
  • Uống thuốc giảm đau trước bữa ăn 1,5 – 2 giờ. Có thể sử dụng tăm bông để chấm dung dịch gây tê như benzocain (Xylocain) lên các vết loét gây đau.
  • Nếu có chảy máu từ các vết loét, dùng bông gạc nhúng trong nước lạnh hoặc trà lạnh đè lên các điểm chảy máu (chất tannin trong trà có thể giúp cầm máu).
  • Súc miệng bằng nước lạnh cũng giúp giảm chảy máu.

Đảm bảo dinh dưỡng:​

  • Chế độ ăn có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, sữa…
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày.
  • Uống khoảng 2- 2,5 lít nước/ ngày trừ khi có chống chỉ định.
  • Uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần từng ngụm nhỏ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom