SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Viêm loét giác mạc - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngọc Khuê

Tích Cực

1. Khái niệm​


Viêm giác mạc là những tổn thương của giác mạc do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể chia những tổn thương này ra làm hai nhóm chính: viêm giác mạc nông và viêm giác mạc nhu mô (viêm giác mạc sâu). Viêm loét giác mạc thuộc về nhóm viêm giác mạc nông.

2. Nguyên nhân​

Chấn thương:​


Rách, xước giác mạc, dị vật tác động.

Vi khuẩn:​


Các loại vi khuẩn hay được nhắc tới là: tụ cầu (vì sự phổ biến của nó), trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu.

Virus và các nguyên nhân khác:​

  • Virus herpes gây viêm loét giác mạc là mặt bệnh rất khó điều trị. Virus zona có thể gây viêm loét giác mạc ngay từ đầu hoặc gây loét giác mạc liệt thần kinh loạn dưỡng.
  • Viêm loét giác mạc do nấm cũng là mặt bệnh mà việc điều trị còn rất khó khăn.
  • Còn có thể gặp viêm loét giác mạc do hở mi, do sẹo, do liệt thần kinh, do miễn dịch dị ứng, rối loạn chuyển hoá, viêm loét giác mạc do suy dinh dưỡng khô mắt…

3. Triệu chứng:​

3.1 Cơ năng:​

  • Đau rức: Mắt bệnh nhân nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm)
  • Chói, sợ ánh sáng: Bệnh nhân luôn nhắm nghiền mắt. Các bệnh nhi thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt.
  • Chảy nước mắt: Nếu bệnh nhân tự mở mắt, nước mắt chảy ràn rụa. Nếu thày thuốc vành mi, có thể toé nước mắt ra.
  • Thị lực: Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và vị trí ổ loét giác mạc.

3.2. Thực thể:​

  • Mi: Co quắp rất khó mở, mắt sưng nề mọng.
  • Kết mạc: Cương tụ rìa đậm, nề phù làm phồng mọng kết mạc.
  • Giác mạc: ổ loét bắt màu thuốc nhuộm (fluorescein) hình dạng, kích thước có thể từ những chấm li ti, nông trong viêm giác mạc chấm nông cho đến ổ lớn gần hết diện giác mạc. Bề mặt ổ loét là chất hoại tử, xung quanh đó là vùng thẩm lậu tế bào viêm và ngấm nước tạo hình ảnh mờ đục.
  • Loét do nấm thường tạo thành đảo ở giữa ổ loét. ổ loét do vi rút herpes hay có hình cành cây, hình bản đồ. Loét giác mạc do dị ứng có ổ loét tròn, nhỏ và ở vùng chu biên giác mạc. Viêm giác mạc sợi có ổ loét nhỏ bắt màu thuốc nhuộm và bên cạnh đó là một sợi tổ chức hoại tử có một đầu tự do, đầu kia còn bám vào giác mạc …
  • Tiền phòng : Có thể có mủ tạo thành ngấn ngang phía dưới thấp. Hay gặp trong viêm loét giác mạc do nấm, do vi khuẩn.
  • Mống mắt – thể mi: Có thể bị viêm phản ứng gây giảm phản xạ ánh sáng, co đồng tử .

4.2. Tiến triển​

  • Khỏi thành sẹo: Do sức chống đỡ của bản thân bệnh nhân và do điều trị tốt, nếu tổn thương viêm loét sâu thì sẹo dày, ảnh hưởng nhiều tới thị lực.
  • Loét sâu hoại tử rộng đến hết lớp nhu mô, phồng màng Descemet, doạ thủng hoặc thủng dẫn đến viêm mủ nội nhãn ngược dòng .
  • Viêm mủ nội nhãn: Có khi chưa thủng ổ loét nhưng đã gây viêm mủ nội nhãn.

4.3. Điều trị:​


Lý tưởng nhất là điều trị theo nguyên nhân :

  • Viêm loét giác mạc do vi khuẩn: Điều trị bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ, nên phối hợp 2-3 loại kháng sinh, đường dùng toàn thân và tại chỗ .
  • Virus: thuốc thường dùng là Acyclovir (zovirax) 200 mg ì 4 – 5 lần uống/ngày cách quãng đều nhau trong 24h kết hợp tra mắt mỡ Zovirax 3% cũng với nhịp độ như đường uống.
  • Nấm: ở nước ta, loét giác mạc hay gặp do 2 loại nấm aspergilus fumigatus và Cephalosporium falciformits.
  • Kháng sinh chống nấm thường dùng hiện nay là Sporan (itraconazole) 100 mg ì 2 viên/ngày uống 1 lần ì 21 ngày kết hợp tra mắt dung dịch Natamycin (Natacyn) 5% cách 1h một lần

Chống dính và giảm đau : Atropin 1% tra mắt 1lần / ngày.

Tăng cường dinh dưỡng : Uống các loại vitamin A, B2, C…Tra dầu A, băng che, đeo kính mát để giảm kích thích cho mắt.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom