SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Viêm họng mạn tính các dạng viêm họng mạn tính

Đình Hải Tai - Mũi - Họng Đã hỏi: Ngày 24/07/2023

Chào các bác sỹ bệnh viện Thu Cúc. Tôi là Hải, 56 tuổi. Mới đây tôi có xem chương trình truyền hình về sức khỏe và được biết tới bệnh viêm họng mạn tính. Tuy nhiên, do chương trình phát nhanh nên tôi chưa kịp nắm bắt kiến thức về bệnh. Tôi viết thư này mong được các bác sỹ giải đáp rõ hơn về bệnh viêm họng mạn tính; các dạng viêm họng mạn tính và cách phòng ngừa viêm họng mạn tính như thế nào cho hiệu quả? Mong các bác sỹ giải đáp giúp. Xin cảm ơn!​


532 lượt xem


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital



Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Chí Trung Đã trả lời: Ngày 24/07/2023
Tai - Mũi - Họng


Anh Hải thân mến! Cảm ơn anh đã gửi thắc mắc tới hòm thư tư vấn sức khỏe: contact@thucuchospital.vn của bệnh viện Thu Cúc. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng. Đây là bệnh lí đường hô hấp thường gặp, tuy không gây nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm họng mạn tính thể hiện dưới 3 hình thức gồm: viêm họng mạn tính xuất tiết; viêm họng mạn tính quá phát và viêm họng mạn tính thể teo. Viêm họng mạn tính nếu không được điều trị tích cực thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh-khí phế quản mạn tính… hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan… Gây nên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm.

Để phòng ngừa viêm họng mạn tính hiệu quả, chúng ta cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: thuốc lá, rượu bia; dồ lạnh…và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài bằng cách: Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hoá chất; súc họng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối; nâng cao thể trạng bằng cách bổ xung các vitamin A, D, uống nươc suối, nước khoáng… Đồng thời xây dựng thói quen theo dõi, kiểm tra sức khỏe tổng quát và sức khỏe tại – mũi – họng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Xem tiếp...
 
Top Bottom