SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
194K

Viêm da quanh miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn

Viêm da quanh miệng (POD) thường có biểu hiện giống như bệnh trứng cá và trứng cá đỏ. Trẻ nhỏ và người lớn đều có thể là đối tượng chịu ảnh hưởng của bệnh. Tình trạng viêm da nặng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng Dr.thaiha tìm hiểu về tình trạng viêm da quanh miệng để có thể chủ động khi gặp các dấu hiệu bệnh lý này nhé.

Viêm da quanh miệng là gì?


Viêm da quanh miệng được viết tắt là POD. Bệnh ảnh hưởng đến vùng da quanh miệng và có thể lan sang cả vùng cằm, má, mũi.

Tình trạng viêm da quanh miệng được phát hiện lần đầu vào năm 1957. Lúc này, bệnh được gọi tên là “viêm da tiết bã nhạy cảm với ánh sáng”. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học đã nhận thấy rằng ít có sự liên kết giữa các dấu hiệu bệnh lý và ánh sáng mặt trời. Vậy nên, vào năm 1964 cụm từ “viêm da quanh miệng” đã được dùng để đặt tên riêng cho bệnh này.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn


Hiện nay, số lượng người mắc viêm da quanh miệng đang khá cao. Bao gồm cả người lớn, trẻ nhỏ và không có sự phân biệt về giới tính. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi đây vẫn chỉ là bệnh da liễu lành tính, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dấu hiệu viêm da quanh miệng là gì?


Viêm da quanh miệng được biểu hiện với nhiều sẩn viêm nhỏ xung quanh miệng, mũi hoặc mắt. Đôi khi, chúng ta có thể bị nhầm lẫn với bệnh trứng cá và trứng cá đỏ bởi các dấu hiệu khá tương đồng.

Tùy từng dạng viêm da đang gặp phải mà bệnh nhân có thể có các dấu hiệu giống hoặc khác nhau. Cụ thể như sau:

Viêm da quanh miệng dạng cổ điển


Ở dạng cổ điển, POD có biểu hiện khá giống với bệnh viêm da chàm. Đó là việc da của bạn nổi các sẩn, sẩn đỏ, sẩn mụn nước. Tổn thương da này có thể có vảy hoặc không, kích thước giao động từ 1-2 mm. Các dấu hiệu bệnh lý sẽ rất dễ quan sát bằng mắt thường mà không cần tới dụng cụ y khoa hỗ trợ.

Dạng viêm da quanh miệng cổ điển có thể gây ra cảm giác nóng bỏng, châm chích da giống với dấu hiệu của bệnh trứng cá đỏ. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp không có dấu hiệu cơ năng. Tổn thương liên quan sẽ tự khỏi theo thời gian và thường không để lại sẹo xấu.

Viêm da quanh miệng dạng u hạt


POD dạng biến thể thường gặp ở trẻ em trước tuổi dậy thì. Đó là việc quanh miệng xuất hiện các tổn thương viêm giống như u hạt, các mụn thịt với màu đỏ nhạt hoặc nâu vàng. Dấu hiệu u hạt có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng cằm và lan sang cả hai bên cánh mũi.

Tuy nhiên, tình trạng viêm da này lại không có khả năng lây lan sang các vùng da khác, thường sẽ diễn biến khoang vùng. Tổn thương da cũng không chứa dịch nước và dịch mủ, hầu như không bị vỡ nên sẽ ít ảnh hưởng đến cấu trúc da. Mặc dù thế, tình trạng nổi nhiều u hạt, mẩn ở “mặt tiền” sẽ tác động trực tiếp đến thẩm mỹ, từ đó làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn


Chẩn đoán viêm da quanh miệng bằng cách nào?


Như đã chia sẻ ở trên, các dấu hiệu viêm da quanh miệng có thể bị nhầm lẫn sang các bệnh da liễu khác như trứng cá, trứng cá đỏ thậm chí là cả các bệnh xã hội. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, chúng ta cần có các giải pháp chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng POD mà mình đang gặp phát.

Tại các bệnh viện lớn, bác sĩ chuyên khoa thường ít khi chỉ định làm sinh thiết da hay xét nghiệm huyết thanh với các trường hợp bị viêm da quanh miệng. Trừ các trường hợp cần có chẩn đoán phân biệt với bệnh khác.

Chẩn đoán POD thường khá đơn giản, chỉ thông qua việc khai thác tiền sử bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng đang có. Cụ thể như sau:

  • Vùng da bị tổn thương gần sát với viền môi.
  • Có các đặc điểm của viêm da dạng chàm hoặc trứng cá đỏ.
  • Cảm giác bỏng rát hoặc châm chích quanh miệng.
  • Có sử dụng corticosteroid và bệnh nặng hơn khi ngừng sử dụng.
  • Không có nhân comedone…

POD có tự khỏi không?


Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da quanh miệng rất lành tính và thường sẽ tự giảm theo thời gian. Tuy nhiên, dạng bệnh này lại có khả năng tái phát cao, nhất là ở trẻ nhỏ. Và dấu hiệu bệnh sẽ khiến cho bạn gặp bất tiện trong sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày.

Vậy nên, nếu bạn không muốn phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, muốn có một gương mặt đẹp thì bạn sẽ cần chủ động điều trị bệnh. Đây cũng là cách để giúp bạn lấy lại được tự tin tự vào chính mình.

Điều trị viêm da quanh miệng không khó, tỷ lệ thành công rất cao. Đa số người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi. Trong đó, có thể kể đến các loại kháng sinh tại chỗ do bác sĩ kê đơn, thuốc bôi có tác dụng ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, phác đồ điều trị phù hợp sẽ cần được bác sĩ cấn đối sau khi đã nắm bắt được chính xác tình trạng da.

Liệu trình điều trị viêm da quanh miệng ngắn hay dài tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể với mỗi phương pháp. Mấu chốt vẫn là bạn phải tuân thủ yêu cầu được bác sĩ chuyên khoa đưa ra và cần kiên trì để có thể giúp ổn định bệnh sớm và làm cho các dấu hiệu được biến mất lâu dài.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị an toàn


Gợi ý chăm sóc da hiệu quả cho người bị viêm da quanh miệng


Trước hết bệnh nhân cần tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da, sức khỏe của có chứa steroid, flour. Bởi hai chất này sẽ khiến cho bệnh tình trầm trọng hơn và khó kiểm soát hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các sản phẩm lành tính, không làm ảnh hưởng đến tình trạng viêm da quanh miệng của bạn.

  • Tiếp theo, bạn sẽ cần giữ vệ sinh quanh miệng của mình. Có thể dùng nước muối để lau nhẹ nhàng vùng da đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dùng tẩy trang và sữa rửa mặt để làm sạch toàn bộ vùng da mặt. Tuy nhiên, khi bị viêm da quanh miệng bạn không nên tẩy da chết cho khu vực này.
  • Bảo vệ vùng da quanh miệng của bạn khi ra ngoài đường. Cách tốt nhất là bạn hãy đeo khẩu trang khi ra ngoài. Khẩu trang cũng sẽ giúp bạn che dấu được vùng da tổn thương và làm cho bạn tự tin khi ở trong đám đông đấy nhé. Nhớ phải vệ sinh khẩu trang hoặc thay thường xuyên bạn nhé.
  • Không lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc chữa viêm da. Nhiều người khi phát hiện da bị viêm quanh miệng thì cố gắng dùng rất nhiều sản phẩm bôi ngoài da để phục hồi. Nếu không biết sử dụng đúng cách, tình trạng viêm sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
  • Tránh soi gương quá nhiều bởi điều này sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng căng thẳng. Bạn cũng không nên sờ tay lên trên da hoặc chà xát da thường xuyên để tránh da bị tổn thương, gây ra tình trạng tăng sắc tố sau viêm.
  • Nếu bạn cảm thấy vùng miệng bị nóng bỏng hoặc châm chích, có thể cải thiện bằng việc chườm lạnh tại chỗ.
  • Uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho da, giúp da được tái tạo tốt hơn. Điều này cũng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả hơn nhiều.
  • Tới gặp bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm chăm sóc da lành tính nhằm giúp kiểm soát dấu hiệu viêm da mà bạn đang gặp phải…

Viêm da quanh miệng lành tính nhưng lại khiến cho chúng ta phải đau đầu tìm cách xử lý. Và nếu như bạn đang chịu ảnh hưởng từ các dấu hiệu viêm da quanh miệng, hãy chủ động liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để có được cho mình những lời khuyên hữu ích và tư vấn điều trị an toàn nhất nhé.

Trân trọng!

Xem tiếp...
 
Top Bottom