Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Hàm Nghi của triều Nguyễn chính là vị vua duy nhất của nước ta sống nhiều năm ở châu Phi. Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", vua Hàm Nghi có tới 56 năm sống ở châu Phi.
Vua Hàm Nghi nổi tiếng bậc nhất về tinh thần yêu nước của triều Nguyễn. Do có tư tưởng chống Pháp, ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở Algeria từ năm 1888 cho đến khi vua qua đời năm 1944.
Theo sách “Lịch sử Việt Nam”, vua Hàm Nghi chính là lãnh tụ của phong trào Cần Vương (giúp vua đánh giặc cứu nước). Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt, phế truất ngôi báu, đày ra nước ngoài.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (1884-1974), con gái của ông Laloe - Chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.
Vua Hàm Nghi và vợ ngoại quốc Marcelle Laloe có với nhau 3 con, gồm 2 công chúa (Như Mai, Như Lý) và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Mai tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Luân có bằng tiến sĩ y khoa, lấy công tước François Barthomivat de la Besse.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong thời gian bị lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đã làm quen bộ môn hội họa, trở thành họa sĩ giỏi.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời ở Algeria. Thi hài ông được an táng ở đây, năm 1962 lại được cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne (nước Pháp).
Vì nhỏ tuổi mà được lên ngôi
Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và thân mẫu là bà Phan Thị Nhàn. Chuyện Ưng Lịch được tôn lên ngôi vua diễn ra trong bối cảnh tình hình đất nước có nhiều biến động.
Sau khi vua Tự Đức qua đời, các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác.
Tuy nhiên, các vị quan đại thần này đều bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng chống Pháp để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren.
Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, song do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành do đó hai vị Phụ chính đại thần này chủ trương lựa chọn một người có tinh thần dân tộc, có thể ủng hộ lập trường chống Pháp lập làm vua nên đã chọn Ưng Lịch.
Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.
Chính vì vậy, cậu bé Ưng Lịch mới 13 tuổi đã được đưa lên ngai vàng để trở thành vị hoàng đế thứ 8 của vương triều Nguyễn.
Xem tiếp...
Vua Hàm Nghi nổi tiếng bậc nhất về tinh thần yêu nước của triều Nguyễn. Do có tư tưởng chống Pháp, ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở Algeria từ năm 1888 cho đến khi vua qua đời năm 1944.
Theo sách “Lịch sử Việt Nam”, vua Hàm Nghi chính là lãnh tụ của phong trào Cần Vương (giúp vua đánh giặc cứu nước). Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt, phế truất ngôi báu, đày ra nước ngoài.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (1884-1974), con gái của ông Laloe - Chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.
Vua Hàm Nghi và vợ ngoại quốc Marcelle Laloe có với nhau 3 con, gồm 2 công chúa (Như Mai, Như Lý) và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Mai tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Luân có bằng tiến sĩ y khoa, lấy công tước François Barthomivat de la Besse.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong thời gian bị lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đã làm quen bộ môn hội họa, trở thành họa sĩ giỏi.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời ở Algeria. Thi hài ông được an táng ở đây, năm 1962 lại được cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne (nước Pháp).
Vì nhỏ tuổi mà được lên ngôi
Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và thân mẫu là bà Phan Thị Nhàn. Chuyện Ưng Lịch được tôn lên ngôi vua diễn ra trong bối cảnh tình hình đất nước có nhiều biến động.
Sau khi vua Tự Đức qua đời, các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác.
Tuy nhiên, các vị quan đại thần này đều bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng chống Pháp để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren.
Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, song do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành do đó hai vị Phụ chính đại thần này chủ trương lựa chọn một người có tinh thần dân tộc, có thể ủng hộ lập trường chống Pháp lập làm vua nên đã chọn Ưng Lịch.
Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.
Chính vì vậy, cậu bé Ưng Lịch mới 13 tuổi đã được đưa lên ngai vàng để trở thành vị hoàng đế thứ 8 của vương triều Nguyễn.
Xem tiếp...