SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Vì sức khỏe cộng đồng: Phòng ngừa ung thư vú - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

1. Ai là người dễ bị ung thư vú?​


Theo thống kê, phần lớn ung thư vú xảy ra ở độ tuổi 35 - 45, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng: ở Hà Nội hàng năm cứ 100.000 phụ nữ thì có 30 người phát hiện bị ung thư vú, còn tại TP. HCM con số này là 20. Hàng năm có thêm 14.000 phụ nữ bị ung thư vú.

7 nhóm nguy cơ cao bị ung thư vú:

  • Nữ trên 35 tuổi, không thường xuyên kiểm tra vú.
  • Nữ giới với kinh nguyệt sớm hơn 12 tuổi hoặc mãn kinh muộn hơn 55 tuổi.
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Có lịch sử gia đình bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng
  • Lịch sử các bệnh lý vú trước đó
  • Sử dụng hormone, thuốc nội tiết dài hạn
  • Chế độ ăn uống chất béo cao, cơ địa béo phì, bị tiểu đường

2. Làm sao biết được ung thư vú?​

Có thể phát hiện bệnh thật sớm?​


Kinh nghiệm cho thấy việc tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú là một việc rất cần thiết, mang đến hiệu quả rõ rệt bao gồm: tự kiểm tra, khám lâm sàng, siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh và đặc biệt là chụp MRI chuyên biệt vú - phương pháp tân tiến nhất hiện nay.

  • Tự kiểm tra (hàng tháng): quan sát cả 2 vú xem có sự thay đổi về kích thước, da vú, ấn nhẹ núm vúxem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu vú.
  • Phương pháp siêu âm tuyến vú: không độc hại và giữ vai trò quan trọng với phụ nữ có bất thường tuyến vú (tức sờ được khối u) để: đánh giá bản chất của khối u, đánh giá vùng mô (sát nách) mà Xquang vú không chụp được,...
  • Chụp nhũ ảnh (Xquang vú):để rà tìm bất thường tuyến vú, triệu chứng sớm của ung thư. Tuy nhiên còn một số hạn chế (độ nhạy chỉ khoảng 50%): không quan sát được vùng sát nách, bỏ sót vài ung thư (âm tính giả), ghi nhận ung thư (dương tính giả), vóc dáng phụ nữ Việt Nam nhỏ nên quá trình “ép vú” có thể để lại ấn tượng xấu, đau; với người đặt túi ngực thẩm mĩ thì quá trình co kéo vú có thể làm biến dạng hay vỡ túi ngực...
  • Chụp MRI chuyên biệt vú (độ nhạy trên 90%):máy sẽ "quét" cả 2 bên vú và vùng mô sát nách cùng một lúc để đưa ra hình ảnh quan sát chất lượng cao nhờ lực từ trường và sóng radio nên không độc hại cho người chụp do không có tia X. Đây được xem là "tiêu chuẩn vàng" trong chẩn đoán phát hiện sớm ung thư vú trên thế giới: truy tìm được khối u rất nhỏ (mới tượng hình) kèm biểu đồ chẩn đoán u lành/ác tính.
  • Khi đã có hình ảnh chụp MRI chyên biệt vú thì không cần làm thêm siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh vì kết quả từ chụp MRI vú là rõ và chuẩn xác nhất. Chị em nên chụp MRI chuyên biệt vú định kỳ mỗi 6 tháng hay 1 năm tùy thuộc vào độ tuổi hoặc có nằm trong nhóm nguy cơ ung thư vú cao hay không.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom