MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
684K

Vì sao nói “Ăn Quận 5, nằm Quận 3, xa hoa Quận 1, trấn lột Quận 4”?

Ăn Quận 5, Nằm Quận 3, xa hoa Quận 1, trấn lột Quận 4: chỉ vỏn vẹn 14 chữ Nhưng câu nói này đã tóm tắt đầy đủ nét đặc trưng của bốn Quận nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn xưa. Tại sao lại như vậy?

Hôm nay, hãy cùng với Sài Gòn Review giải thích chi tiết hơn về vấn đề này để hiểu hơn về mảnh đất Sài Gòn xưa hơn.

Ăn Quận 5​


Người Trung Quốc xưa có câu ăn ở Quảng Châu mặc đồ Hàng Châu lấy vợ Tô Châu và chết ở Liễu Châu. Trong bốn yếu tố này cái “ăn” được người Trung Quốc đặt lên hàng đầu bởi đó cũng là một cách tận hưởng cuộc sống. Quảng Châu được mệnh danh là kinh đô Mỹ Vị bởi đó là nơi giao thoa giữa nhiều tinh hoa ẩm thực của Trung Quốc và thế giới.

Hàng trăm năm trước đã có rất nhiều người Quảng Châu di cư sang Việt Nam đặc biệt là khu chợ lớn Quận 5. Từ đây rất nhiều quán Hàng Rong đã lan dần sang các Quận khác và được rất nhiều người Việt ưa thích. Học sinh tan trường khó có thể bỏ qua món bột chiên chảo phẳng, món phá lấu béo ngon thơm lừng ăn kèm với chút bánh mì. Không chỉ người Việt mới thích những món ăn bình dân này, thậm chí nhiều người nước ngoài ăn mặc sang trọng cũng đứng ngay vỉa hè “ăn lấy ăn để” từng sâu phá lấu.

Hình ảnh chợ lớn xưa 1975, ảnh sài gòn xưa
Hình ảnh về khu Chợ Lớn xưa

Ngoài ra còn có món “ngầu dìn” hay ngưu viên mà người Việt vẫn thường gọi là bò viên. Món hủ tiếu xào của người hoa cũng rất nổi tiếng nhưng sợi hủ tiếu của họ không nhỏ như của ta mà có phần to bản như sợi phở.

Ngoài ra còn có món mì xào trộn ăn nhanh lúc mì còn giòn thêm một chút nước sốt khiến cho sợi mì thêm độ mềm ta có thể cảm nhận được sự hài hòa giai giai nhưng vẫn xốp xốp trong miệng. Không chỉ có những gánh hàng rong Quận 5 cũng tràn ngập những góc phố nổi tiếng với những tiệm ăn chuyên bán món ngon như Hà Tôn Quyền với hoành thánh và sủi cảo còn có phố bán đủ loại món ăn được đặt sang sát nhau như lẩu hải sản, cơm gà, lưỡi heo dưa cải, cháo Tiều, hủ tiếu Sa tế, bánh bao, xíu mại, há cảo…

Món Quảng Đông ở khu vực Quận 5 mặc dù rất nhiều nhưng cũng không thể phủ định sự đóng góp của những món ăn đến từ những vùng ẩm thực khác nhau như vịt quay Bắc Kinh, cơm chiên Dương Châu, sò huyết Tứ Xuyên, vịt rút xương Triều Châu, cơm gà siu siu (Hải Nam)

Một việc kiểu Mỹ từng bảo rằng bên đó nhiều nhà hàng Hoa nhưng ăn không có đã bằng quán Chợ Lớn. Về Việt Nam chơi tôi toàn nhờ người quen đưa đi ăn Chợ Lớn hàng đêm một phần vì quen khẩu vị tuổi thơ gắn bó phần nữa là nguyên liệu như cơm gà siu siu Hải Nam ở Mỹ thật ra sao ngon được như gà ở Việt Nam.

Nằm Quận 3​


Khi người Pháp đánh chiếm thành công Gia Định họ đã đặt nền móng thuộc địa cho xứ sở này bằng việc xây dựng nhà thờ Đức Bà ở vị trí cao nhất thành phố trên đỉnh một ngọn đồi. Gần đó thì dựng nên một dinh Thống đốc làm nơi ở cho Thống đốc nam kỳ thời bấy giờ hiện là Dinh Độc Lập.

Từ vị trí hai công trình này người ta tiến hành quy hoạch hai con đường chạy xuống chân đồi tạo thành hai trục đường chính từ đây họ mới bắt đầu mở rộng những con đường khác, xây nên khu trung tâm hành chính cũng chính là Quận 1 sau này. Còn hướng về phía Bắc của ngọn đồi chủ yếu là nơi ở của những viên chức Pháp hoặc người Việt. Rất nhiều dinh thự biệt thự được xây dựng với đầy đủ kiểu dáng vô cùng đa dạng chính là khu vực Quận 3 ngày nay.

Cụm biệt thự cũ Quận 3 còn nguyên giá trị
Cụm biệt thự cũ ở Quận 3 vẫn còn nguyên giá trị

Không chỉ xuất hiện những ngôi nhà với lối kiến trúc độc đáo ở mặt tiền thậm chí những con hẻm nhỏ Quận 3 cũng tự tạo nên nét riêng khi sở hữu nhiều ngôi biệt thự. Đặc biệt đây chính là lối sống của những người thích yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng xe cộ ồn ào điển hình là đường Duy Tân nổi tiếng với những con hẻm cụt biệt thự, đây cũng là nơi cư ngụ của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Trịnh Công Sơn, Bạch Tuyết, Thẩm Thúy Hằng…

Việc mua biệt thự tại Quận 3 ngày trước cũng được xem là cách để người giàu có khẳng định được địa vị của mình cũng như tận hưởng không gian sống hoàn hảo, là khu vực với nhiều biệt thự rộng để sinh sống Quận 3 cũng được trồng rất nhiều cây xanh với tán lá dày rộng để che mát. Do đó dù có chạy xe giữa trưa nắng trên những con đường Quận 3 cũng có cảm giác mát rượi thêm vào đó trên những cung đường Quận 3 cũng rất ít hàng quán cửa hàng xe cộ qua lại cũng thưa nên giảm được tiếng ồn. Tất cả đã tạo nên một Quận 3 vô cùng tĩnh lặng và êm ái.

Trải qua kiếp nạn lịch sử Quận 3 cũng có nhiều sự thay đổi về dáng hình lần đầu tiên là sau ngày 30 tháng 4 khi Tiếng súng nổ ầm ầm ở phía Nam Trung Bộ những chủ cũ nơi đây Lũ lượt kéo nhau di tản sang nước ngoài một số ngôi nhà vắng chủ được trưng dụng, một số được phân lại cho chủ mới. Thời điểm này nền kinh tế đất nước cũng đang xuống dốc nhiều căn biệt thự bị hủy hoại bởi chính những chủ nhân mới, rất hiếm có tòa nhà nào có thể giữ được vẻ đẹp nguyên sơn sau khoảng 20 năm.

Khi nền kinh tế dần hồi phục thành phố lại bắt đầu xuất hiện những nhà giàu mới một số biệt thự sang tay dần được tu sửa và trả lại vẻ đẹp ban đầu trong đó cũng có không ít ngôi biệt thự ở Quận 3 bị sửa chữa thành những công trình khác không còn là nơi để ở mà trở thành nơi kinh doanh thậm chí có nơi còn bị phá bỏ hoàn toàn và xây nên những cao ốc.

Với sự gia tăng chóng mặt ấy chẳng bao lâu từ một Quận 3 yên bình đã trở thành chốn thị thành náo nhiệt như bao quầng khác

Xa hoa Quận 1​


Ngay từ những ngày đầu tiên khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn đã có ý muốn biến khu vực Quận 1 thành mô hình “Paris thu nhỏ”. Đặc trưng là những con đường rộng lớn cùng các đại lộ như: đại lộ Trần Hưng Đạo nối từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, đại lộ Hai Bà Trưng nối Quận nhất với Phú Nhuận hay chuỗi ba đại lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Hàm Nghi khép kín tạo thành một “tam giác vàng” với những công trình mọc lên phục vụ cho mục đích kinh doanh kín xung quanh

Quận 1 là khu vực trung tâm thành phố nằm sát với bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé đây vốn là nơi thuyền bè chuyên chở hàng, đặc trưng cho giao thông miền Nam. Chẳng ngạc nhiên khi sát nơi phồn hoa đô hội như Quận 1 lại có chợ Cầu Muối – một khu chợ đầu mối rau quả lớn với các hoạt động buôn bán vận chuyển nông sản rầm rộ. Cách đó chưa đầy 500m lại có chợ Bến Thành một trong những biểu tượng của thành phố Sài Gòn, chếch khoảng 300m trên đường Hàm Nghi là khu chợ Cũ nói là chợ Cũ nhưng toàn bán hàng mới, hàng xịn, phần lớn là những nhu yếu phẩm nhập khẩu đắt tiền.

Sài Gòn của những ngày cũ người dân giải trí chủ yếu bằng phim ảnh, ca nhạc, sân khấu. Cụm rạp đầu tiên được giới thiệu là Rex, sau đó là hai cụm rạp mini Rex. Ngoài ra còn có các phòng trà một hình thức giải trí dành cho giới trung lưu và thượng lưu. Nơi làm nên tên tuổi của các dân ca như Khánh Ly, Thanh Thủy.

Hình ảnh rạp cine Rex sài gòn xưa
Rạp Rex – một nơi giải trí, chiếu phim bậc nhất Đông Nam Á thời điểm đó

Một số phòng trà nổi tiếng có thể kể đến như Queen Bee, Tự Do, Ritz, Maxim’s, Đêm Màu Hồng,… với các ban nhạc tên tuổi và giọng hát ngôi sao đều được đặt tại Quận 1.

Có thể nói, hầu hết những dinh thự, những ngân hàng,công ty, trung tâm thương mại,… được trang hoàng lộng lẫy đều tập trung hết ở Quận 1.

Các công trình kiến trúc xưa như Nhà hát, sân khấu, phòng trà, quán bar…cũng chiếm số lượng lớn dù là ban ngày hay là ban đêm thì nơi đây đều nhộn nhịp và rộn ràng cứ như một thành phố không ngủ. Những ngày lễ hội hay có một chương trình lớn nào đó thì Người người từ tứ xứ đều đổ về đây để được chiêm ngưỡng và thưởng thức những màn biểu diễn ca múa nhạc của rất nhiều ngôi sao. Bởi thế mới có câu nói xa hoa Quận 1

Trấn lột Quận 4​


Quận 4 và Quận 1 chỉ cách nhau một con rạch Bến Nghé nhưng chỉ cần bước qua cầu Ông Lãnh hoặc cầu Calmette lại là một thế giới khác đó là sự phân biệt rõ rệt giữa giàu sang và nghèo khó, sang trọng và bần hèn, sắc màu và u tối.

Nếu ở Quận 1 có những con phố rộng lớn cùng những tòa nhà cao tầng đẹp đẽ thì Quận 4 lại là một sự đối lập không nói nên lời. Trong các bản quy hoạch Sài Gòn – Chợ Lớn giai đoạn năm 1940-1954 cho đến bản quy hoạch Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn sau này đều không hề nhắc đến khu vực Quận 4. Ngoại trừ việc nhấn mạnh nơi đây sẽ là nơi phát triển hải cảng, hầu hết các phương án phát triển thành phố đều muốn mở rộng chiều hướng sang hướng Bắc và Đông Bắc cùng hướng Tây và Tây bắc bởi đó là khoảng đất có nền cao ráo và cứng trong khi khu vực phía Nam lại có nhiều hạn chế khi chủ yếu là kênh rạch vùng trũng và còn là nơi thoát triều của Sài Gòn

Vì không nằm trong kế hoạch quy hoạch không người quản lý nên nhiều người ở Quận 4 thi nhau chiếm đất cất chòi, làm nhà ngang dọc, tốc độ cất nhà của những người dân Quận Tư thậm chí còn nhanh hơn tốc độ đặt trên đường và số nhà bởi vậy ở Quận 4 mới sinh ra những “nhà không số phố không tên” kéo dài hàng chục năm khu ổ chuột nếu có lỡ bị cháy vào ban đêm thì sẽ kéo theo cả trăm căn nhà thành tro bụi bởi hầu hết nhà đều được dựng bằng vật tư rẻ tiền dễ cháy mà lại sát nhau.

Sống trong chốn nghèo khổ, bần cùng sẽ sinh ra những tệ nạn như trộm cắp, bài bạc, mại dâm, ma túy, cướp giật. Cộng thêm địa thế Quận 4 vô cùng phức tạp nên thành phần bất hảo kéo về đây tìm nơi nương náu rất đông. Nhiều băng đảng cũng về đây đặt sào huyệt. Tin xấu lan nhanh nên Quận 4 nhanh chóng trở thành vùng đất dữ. Nhiều người ở đây học móc túi trước khi học chữ, học cầm dao chém giết trước khi biết nói lời yêu thương…

Khu ổ chuột quận 4
Nhà tạm (ảnh minh hoạ)

Khá nhiều đại ca lừng lẫy một thời ở Sài Gòn đều có gốc gác từ Quận 4. Trước năm 1975 thì có Đại Cathay kéo quân tận Quận 1 thâu tóm địa bàn, sau năm 1975 Thì có ông trùm Năm Cam vươn tay dài cả Sài Thành.

Tuy chỉ có một số thành phần bất hảo ở Quận 4 nhưng lại làm cho không biết bao nhiêu người dân lương thiện khác cũng bị tai tiếng theo. Có một thời gian khá dài, người ta dị ứng gay gắt với dân sinh sống nơi đây, bởi họ cho rằng người sống ở Quận 4: không đầu trộm đuôi cướp thì cũng là dạng nghèo rớt mồng tơi cả đời không cất đầu lên được.



Có thể trước đây bạn cũng như tôi, đã từng nghe thấy câu nói: “Ăn Quận 5, nằm Quận 3, xa hoa Quận 1, trấn lột Quận 4” tuy nhiên bản thân tôi cũng hiểu rõ hơn về câu nói này khi thực hiện lại nội dung này như một phần ghi nhớ về giai đoạn của Sài Gòn trước đây. Hy vọng, nó cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn.

Xem tiếp...
 
Top Bottom