Võ Hoài Tâm
Fan Cứng
AustraliaDù không va chạm vật lý với xe của George Russell, lão tướng đội F1 Aston Martin Fernando Alonso vẫn bị phạt nặng tại Grand Prix Australia ngày 24/3.
Tại vòng 57 - vòng áp chót, chiếc W15 của Russell bất ngờ văng khỏi đường đua, lao xuyên qua bãi sỏi, đập mạnh vào hàng rào chắn ven đường gần góc cua số 6 rồi văng trở lại đường đua. Tay đua của Mercedes không hề hấn gì sau va chạm dù chiếc W15 hư hỏng nặng ở mũi xe và hệ thống treo bên trái.
Russell gặp tai nạn ở Grand Prix Australia ngày 24/3.
Lúc này, Alonso đang chạy thứ sáu, còn Russell ở phía sau liên tục bám sát và cố gắng tấn công. Tay đua Anh có lợi thế từ bộ lốp mới hơn, do là người thay lốp cuối cùng trong top 10. Với thiết kế đường đua Albert Park có tới bốn khu vực được kích hoạt hệ thống cánh gió giảm lực cản (DRS), Russell đã gây áp lực cực lớn lên chiếc xe của Aston Martin.
Sau cuộc đua, cả Russell lẫn Alonso cùng đại diện hai đội đua ban tổ chức triệu tập dự buổi điều trần về vụ tai nạn, với bốn trọng tài Tim Mayer, Matteo Perini, Johnny Herbert và Matthew Selley. Vào lúc 19h48 giờ Melbourne, khoảng ba tiếng sau khi cuộc đua kết thúc, các trọng tài quyết định phạt "Cộng thêm 20 giây vào thành tích chung cuộc và 3 điểm phạt vào bằng lái" của Alonso. Án phạt khiến lão tướng người Tây Ban Nha, từ thứ sáu, rơi xuống thứ tám, sau cả đồng đội Lance Stroll lẫn tay đua Yuki Tsunoda của đội đua RB.
Các trọng tài sau đó ra thông báo, giải thích rõ việc Alonso bị phạt dù không va chạm vật lý với chiếc xe của Russell. Theo đó, trích xuất dữ liệu hệ thống cho thấy Alonso giảm ga sớm hơn 100 mét, so với những lần chạy qua Turn 6 trước đó. Tay đua này cũng rà phanh rất nhẹ ở vị trí mà thường không phanh và đã về số ở vị trí mà anh ấy thường không bao giờ về số. Sau đó, Alonso lại lên số và tăng tốc, trước khi giảm ga để chạy qua góc cua. Lão tướng Tây Ban Nha giải trình rằng anh định giảm tốc độ từ trước, nhưng mắc lỗi và phải thực hiện thêm các bước để lấy lại tốc độ. Tuy nhiên, thao tác này đã tạo ra một sự thay đổi tốc độ đáng kể và giảm sự chênh lệch giữa các xe gần nhau đến mức bất thường.
Cơ sở để các trọng tài ra án phạt Alonso là Điều 33.4 trong Quy định Thể thao của FIA, trong đó nêu rõ: "Không bao giờ được phép lái xe chậm thất thường hoặc theo cách chậm không cần thiết hoặc theo cách có thể được coi là có khả năng gây nguy hiểm cho những tay đua khác, hoặc bất kỳ người nào khác".
Mức phạt tiêu chuẩn cho hành vi vi phạm Điều 33.4 là 10 giây, sẽ được cộng vào thời gian đua của tay đua. Tuy nhiên, do có "tình tiết tăng nặng" vì lái xe với hành vi bất thường, Alonso đã bị phạt ở mức "Đưa xe qua khu vực pit-lane", tương đương với 20 giây cộng thêm. Do chặng đua đã kết thúc nên tay đua người TBN sẽ bị phạt 20 giây cộng thêm vào thời gian đua.
Tay đua của Aston Martin Fernando Alonso (trái) cùng đồng đội Lance Stroll tại trường đua Melbourne trước thềm Grand Prix Australia ngày 24/3. Ảnh: AP
Trong buổi điều trần sau cuộc đua, Alonso cũng thừa nhận có một phần lỗi trong tai nạn của Russell. Theo đó, anh giảm tốc độ quá sớm ở Turn 6, rồi lại tăng tốc. Các trọng tài khẳng định các tay đua có quyền thay đổi chiến thuật, nhưng Alonso bị trừng phạt, vì đã "thay đổi một cách khác thường".
Nhưng dù nhận sai, Alonso vẫn bất ngờ khi bị phạt tới 20 giây. "Tôi hơi ngạc nhiên trước một án phạt liên quan đến cách mà chúng tôi nên tiếp cận các góc cua hoặc cách chúng tôi nên lái xe đua. Chúng tôi không bao giờ muốn làm gì xấu ở tốc độ cao như vậy. Tôi tin rằng nếu không có bãi sỏi ở góc cua đó hoặc là ở bất kỳ góc cua nào khác, tôi sẽ không bao giờ bị phạt. Với hơn 20 năm kinh nghiệm F1, tôi đã trải qua nhiều cuộc đua quyết liệt, việc thay đổi lối vào cua, giảm tốc độ để thoát cua tốt là một phần nghệ thuật của môn đua xe thể thao", tay đua của Aston Martin phân trần.
Các trọng tài, trong một thông báo khác, thừa nhận không đủ thông tin để xác định rằng Alonso có cố tình gây ra vấn đề cho Russell hay không. Họ cho rằng Alonso có quyền thay đổi cách tiếp cận khi vào cua và Alonso cũng không phải chịu trách nhiệm về luồng không khí hỗn loạn, nguyên nhân trực tiếp khiến Russell mất lái. Tuy nhiên, theo các trọng tài, Alonson đã lái xe theo cách có khả năng gây nguy hiểm do tính chất tốc độ rất cao của vị trí đó trên đường đua.
Hành vi mà Alonso thực hiện tại Turn 6 ở vòng đua cuối tại Grand Prix Australia thường được giới chuyên môn gọi với cái tên là "thử phanh. Đa số tay đua cũng đều coi đây là một hành vi xấu chơi và gây nguy hiểm.
Russell thì trích gay gắt hành vi của Alonso. Anh nói: "Cách đua của anh ta làm tôi ngạc nhiên. Tôi chạy sau Alonso có nửa giây, và ở phía trước, anh ta đạp phanh, tăng tốc trở lại rồi lại đạp phanh. Nhìn qua, tai nạn có vẻ không quá nguy hiểm, nhưng bạn hãy hình dung, khi ba xe lao vào góc cua với tốc độ 250 km/h, bỗng dưng có một xe nằm ở giữa đường. Tôi thực sự lo sợ".
Chiếc W15 của Russell trong lúc đập vào hàng rào chắn trước khi văng lộn ngược trở lại đường đua. Ảnh: AFP
Trong buổi điều trần với các trọng tài, Russell cũng tố cáo cách lái xe của Alonso là "quá thất thường". Tay đua của Mercedes nói bất ngờ, và cho rằng việc khoảng cách giữa hai xe thu hẹp đột ngột, khiến lực nén bị giảm, dẫn đến chiếc W15 bị mất lái và lao ra lề đường.
Trong đoạn clip được công bố sau cuộc đua, Russell rất lo sợ bị các xe phía sau đâm phải. Qua sóng radio, ngay sau khi va chạm, anh liên tục yêu cầu các trọng tài phất cờ đỏ, tạm dừng cuộc đua để giảm tốc độ đoàn đua xuống mức thấp nhất.
"Cờ đỏ, cờ đỏ, cờ đỏ đi! Tôi đang nằm giữa đường. Cờ đỏ, cờ đỏ!, anh nói gấp gáp, rồi hét lên tiếp. "Đỏ, đỏ, đỏ, đỏ, đỏ. Tôi ở giữa. Đỏ. Khốn khiếp, sao lâu thế?". Các chỉ đạo viên Mercedes trả lời: "Họ đã cho xe an toàn ảo ra rồi". Russell vẫn lo lắng: "Nó ra quá trễ". Khi các chỉ đạo viên hỏi liệu anh ổn không, Russell đáp: "Tôi ổn. Nhưng tôi đang ở giữa đường đua với tư thế lộn ngược".
Minh Phương
Xem tiếp...
Tại vòng 57 - vòng áp chót, chiếc W15 của Russell bất ngờ văng khỏi đường đua, lao xuyên qua bãi sỏi, đập mạnh vào hàng rào chắn ven đường gần góc cua số 6 rồi văng trở lại đường đua. Tay đua của Mercedes không hề hấn gì sau va chạm dù chiếc W15 hư hỏng nặng ở mũi xe và hệ thống treo bên trái.
Russell gặp tai nạn ở Grand Prix Australia ngày 24/3.
Lúc này, Alonso đang chạy thứ sáu, còn Russell ở phía sau liên tục bám sát và cố gắng tấn công. Tay đua Anh có lợi thế từ bộ lốp mới hơn, do là người thay lốp cuối cùng trong top 10. Với thiết kế đường đua Albert Park có tới bốn khu vực được kích hoạt hệ thống cánh gió giảm lực cản (DRS), Russell đã gây áp lực cực lớn lên chiếc xe của Aston Martin.
Sau cuộc đua, cả Russell lẫn Alonso cùng đại diện hai đội đua ban tổ chức triệu tập dự buổi điều trần về vụ tai nạn, với bốn trọng tài Tim Mayer, Matteo Perini, Johnny Herbert và Matthew Selley. Vào lúc 19h48 giờ Melbourne, khoảng ba tiếng sau khi cuộc đua kết thúc, các trọng tài quyết định phạt "Cộng thêm 20 giây vào thành tích chung cuộc và 3 điểm phạt vào bằng lái" của Alonso. Án phạt khiến lão tướng người Tây Ban Nha, từ thứ sáu, rơi xuống thứ tám, sau cả đồng đội Lance Stroll lẫn tay đua Yuki Tsunoda của đội đua RB.
Các trọng tài sau đó ra thông báo, giải thích rõ việc Alonso bị phạt dù không va chạm vật lý với chiếc xe của Russell. Theo đó, trích xuất dữ liệu hệ thống cho thấy Alonso giảm ga sớm hơn 100 mét, so với những lần chạy qua Turn 6 trước đó. Tay đua này cũng rà phanh rất nhẹ ở vị trí mà thường không phanh và đã về số ở vị trí mà anh ấy thường không bao giờ về số. Sau đó, Alonso lại lên số và tăng tốc, trước khi giảm ga để chạy qua góc cua. Lão tướng Tây Ban Nha giải trình rằng anh định giảm tốc độ từ trước, nhưng mắc lỗi và phải thực hiện thêm các bước để lấy lại tốc độ. Tuy nhiên, thao tác này đã tạo ra một sự thay đổi tốc độ đáng kể và giảm sự chênh lệch giữa các xe gần nhau đến mức bất thường.
Cơ sở để các trọng tài ra án phạt Alonso là Điều 33.4 trong Quy định Thể thao của FIA, trong đó nêu rõ: "Không bao giờ được phép lái xe chậm thất thường hoặc theo cách chậm không cần thiết hoặc theo cách có thể được coi là có khả năng gây nguy hiểm cho những tay đua khác, hoặc bất kỳ người nào khác".
Mức phạt tiêu chuẩn cho hành vi vi phạm Điều 33.4 là 10 giây, sẽ được cộng vào thời gian đua của tay đua. Tuy nhiên, do có "tình tiết tăng nặng" vì lái xe với hành vi bất thường, Alonso đã bị phạt ở mức "Đưa xe qua khu vực pit-lane", tương đương với 20 giây cộng thêm. Do chặng đua đã kết thúc nên tay đua người TBN sẽ bị phạt 20 giây cộng thêm vào thời gian đua.
Tay đua của Aston Martin Fernando Alonso (trái) cùng đồng đội Lance Stroll tại trường đua Melbourne trước thềm Grand Prix Australia ngày 24/3. Ảnh: AP
Trong buổi điều trần sau cuộc đua, Alonso cũng thừa nhận có một phần lỗi trong tai nạn của Russell. Theo đó, anh giảm tốc độ quá sớm ở Turn 6, rồi lại tăng tốc. Các trọng tài khẳng định các tay đua có quyền thay đổi chiến thuật, nhưng Alonso bị trừng phạt, vì đã "thay đổi một cách khác thường".
Nhưng dù nhận sai, Alonso vẫn bất ngờ khi bị phạt tới 20 giây. "Tôi hơi ngạc nhiên trước một án phạt liên quan đến cách mà chúng tôi nên tiếp cận các góc cua hoặc cách chúng tôi nên lái xe đua. Chúng tôi không bao giờ muốn làm gì xấu ở tốc độ cao như vậy. Tôi tin rằng nếu không có bãi sỏi ở góc cua đó hoặc là ở bất kỳ góc cua nào khác, tôi sẽ không bao giờ bị phạt. Với hơn 20 năm kinh nghiệm F1, tôi đã trải qua nhiều cuộc đua quyết liệt, việc thay đổi lối vào cua, giảm tốc độ để thoát cua tốt là một phần nghệ thuật của môn đua xe thể thao", tay đua của Aston Martin phân trần.
Các trọng tài, trong một thông báo khác, thừa nhận không đủ thông tin để xác định rằng Alonso có cố tình gây ra vấn đề cho Russell hay không. Họ cho rằng Alonso có quyền thay đổi cách tiếp cận khi vào cua và Alonso cũng không phải chịu trách nhiệm về luồng không khí hỗn loạn, nguyên nhân trực tiếp khiến Russell mất lái. Tuy nhiên, theo các trọng tài, Alonson đã lái xe theo cách có khả năng gây nguy hiểm do tính chất tốc độ rất cao của vị trí đó trên đường đua.
Hành vi mà Alonso thực hiện tại Turn 6 ở vòng đua cuối tại Grand Prix Australia thường được giới chuyên môn gọi với cái tên là "thử phanh. Đa số tay đua cũng đều coi đây là một hành vi xấu chơi và gây nguy hiểm.
Russell thì trích gay gắt hành vi của Alonso. Anh nói: "Cách đua của anh ta làm tôi ngạc nhiên. Tôi chạy sau Alonso có nửa giây, và ở phía trước, anh ta đạp phanh, tăng tốc trở lại rồi lại đạp phanh. Nhìn qua, tai nạn có vẻ không quá nguy hiểm, nhưng bạn hãy hình dung, khi ba xe lao vào góc cua với tốc độ 250 km/h, bỗng dưng có một xe nằm ở giữa đường. Tôi thực sự lo sợ".
Chiếc W15 của Russell trong lúc đập vào hàng rào chắn trước khi văng lộn ngược trở lại đường đua. Ảnh: AFP
Trong buổi điều trần với các trọng tài, Russell cũng tố cáo cách lái xe của Alonso là "quá thất thường". Tay đua của Mercedes nói bất ngờ, và cho rằng việc khoảng cách giữa hai xe thu hẹp đột ngột, khiến lực nén bị giảm, dẫn đến chiếc W15 bị mất lái và lao ra lề đường.
Trong đoạn clip được công bố sau cuộc đua, Russell rất lo sợ bị các xe phía sau đâm phải. Qua sóng radio, ngay sau khi va chạm, anh liên tục yêu cầu các trọng tài phất cờ đỏ, tạm dừng cuộc đua để giảm tốc độ đoàn đua xuống mức thấp nhất.
"Cờ đỏ, cờ đỏ, cờ đỏ đi! Tôi đang nằm giữa đường. Cờ đỏ, cờ đỏ!, anh nói gấp gáp, rồi hét lên tiếp. "Đỏ, đỏ, đỏ, đỏ, đỏ. Tôi ở giữa. Đỏ. Khốn khiếp, sao lâu thế?". Các chỉ đạo viên Mercedes trả lời: "Họ đã cho xe an toàn ảo ra rồi". Russell vẫn lo lắng: "Nó ra quá trễ". Khi các chỉ đạo viên hỏi liệu anh ổn không, Russell đáp: "Tôi ổn. Nhưng tôi đang ở giữa đường đua với tư thế lộn ngược".
Minh Phương
Xem tiếp...