Võ Hoài Tâm
Fan Cứng
Hà NộiTrao đổi với VnExpress chiều nay, Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú khẳng định việc chấm dứt hợp đồng với HLV Philippe Troussier để lại những bài học trong công tác tuyển chọn HLV cho tương lai.
HLV Troussier (giữa) cùng các trợ lý trước trận Việt Nam - Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 trên sân Mỹ Đình, Hà Nội ngày 26/3. Ảnh: Lâm Thoả
- HLV Troussier đã chấp nhận chấm dứt hợp đồng sớm, sau chuỗi trận thất vọng gần đây ở ĐTQG. Trong vai trò của một tổ chức quản lý, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có trách nhiệm thế nào về kết cục hiện nay?
- Ngay từ khi ký hợp đồng tháng 2/2023, chúng tôi luôn dành sự tôn trọng cho HLV Troussier trong các quyết định chuyên môn. Ông ấy chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyên môn, và không ai có thể can thiệp. Còn các vấn đề khác, VFF luôn hỗ trợ, đáp ứng một cách tốt nhất, như vấn đề truyền thông, tâm lý cầu thủ hay không khí trong đội tuyển.
Nhưng, trong thời gian ở đây, HLV Troussier không gặp may. Đội tuyển có quá nhiều cầu thủ chủ chốt chấn thương, ảnh hưởng đến chất lượng đội hình. Một số ý kiến cho rằng các cầu thủ có tư tưởng không tốt, không muốn lên đội tuyển. Nhưng tôi khẳng định không có chuyện đó. Chúng tôi có bác sĩ đội tuyển, phòng y học thể thao để kiểm tra sức khỏe của các cầu thủ một cách kỹ càng.
Mối quan hệ giữa VFF và HLV Troussier cũng gần gũi, thường xuyên có những buổi trao đổi hay ăn cơm cùng nhau. Tuy nhiên, khi kết quả của đội tuyển không tốt, chúng tôi nhận thấy rằng ông ấy sẽ khó làm việc với áp lực hiện tại. Vì vậy, hôm qua đôi bên đã gặp nhau một cách chuyên nghiệp và không gây khó dễ để bàn tính về việc tương lai. Sau khoảng thời gian đã qua, bản thân HLV Troussier cũng nhận thấy không thể thành công nếu tiếp tục. Vì vậy, đôi bên đạt thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trong êm đẹp.
- Vậy trước đó, VFF đã lựa chọn HLV Troussier dựa trên những tiêu chí nào, thậm chí ký hợp đồng bốn năm - dài nhất trong lịch sử các đội tuyển Việt Nam?
- Đầu năm 2023, sau khi HLV Park Hang-seo không gia hạn hợp đồng, chúng tôi tiếp nhận các hồ sơ ứng viên thay thế. Trong đó, Troussier nổi lên là HLV giỏi, có thành tích đã được khẳng định trong các giai đoạn làm việc ở Nhật Bản hay Bờ Biển Ngà, Morocco. Ông ấy cũng có hiểu biết nhất định về Việt Nam thông qua thời gian làm việc tại đội U19 hay Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF. Hơn nữa, cá nhân ông rất mong muốn được đóng góp cho bóng đá Việt Nam.
Lúc đó, chúng tôi đánh giá đây là nhân tố tốt nhất trong rất nhiều ứng viên. Cùng sự thiện chí, đôi bên đã đàm phán, đồng thuận về các mục tiêu nên ký hợp đồng dài hạn.
- Việc HLV Troussier không thành công ở các đội tuyển Việt Nam để lại bài học gì cho VFF?
- Việc HLV chia tay đội bóng rất phổ biến trên thế giới, nhưng là điều không ai mong muốn. Công việc huấn luyện cũng như lựa chọn HLV không hề dễ dàng. Theo tôi, quan trọng nhất là tìm được sự phù hợp. Giỏi mà không hợp cũng khó, mà để đạt được sự phù hợp thì cần nhiều nỗ lực từ hai phía.
Các HLV chuyên nghiệp có quan điểm rõ ràng. HLV càng giỏi đòi hỏi càng cao. Vì vậy, chúng tôi phải cân nhắc nhiều yếu tố để tìm sự phù hợp, đặc biệt là văn hoá, sự cầu thị và chấp nhận khác biệt. Bên cạnh đó, không chỉ từ HLV, chúng ta cần cả nỗ lực từ cầu thủ để cùng nhau đạt kết quả tốt nhất.
Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú. Ảnh: Đức Đồng
- Trước mắt Việt Nam là vòng chung kết U23 châu Á 2024, tổ chức từ ngày 15/4 đến 3/5 tại Qatar. VFF đã lên phương án thay thế HLV Troussier như thế nào?
- Ngay sau khi kết thúc với HLV Troussier, các bộ phận chuyên môn của VFF đã lên phương án tìm HLV tạm quyền. Họ sẽ kết hợp với Hội đồng HLV quốc gia để tư vấn cho Ban thường trực, từ đó báo cáo với Ban chấp hành để ra quyết định chọn HLV cho đội U23. Chúng tôi cần làm sớm việc này để đăng ký danh sách với Liên đoàn Bóng đá châu Á.
Chúng tôi đã có phương án, nhưng phải trao đổi với ứng viên nữa. Vì vậy lúc này tôi chưa thể nêu tên.
- Đến tháng 6, đội tuyển sẽ tiếp tục thi đấu ở vòng loại World Cup, gặp Philippines và Iraq. VFF sẽ tính toán chọn HLV tạm quyền hay có ngay HLV chính thức?
- Việc này phụ thuộc vào quá trình tìm và chọn HLV. Chúng tôi chưa có nhiều thời gian để thống kê các ứng viên phù hợp và còn nhiều yếu tố cần cân nhắc. Trong hai tháng tới, nếu chưa tìm được HLV chính thức, chúng tôi sẽ tính đến phương án chọn HLV tạm quyền như năm 2017. Khi ấy, HLV Nguyễn Hữu Thắng từ chức sau SEA Games 29, sau đó HLV Mai Đức Chung tạm thay hai trận ở vòng loại cuối cùng Asian Cup 2019 trước khi HLV Park Hang-seo chính thức nhận chức.
- Các đối thủ ở khu vực như Thái Lan, Indonesia ngày càng mạnh lên và ổn định. Ngoài vấn đề ở vị trí HLV, VFF sẽ làm thế nào để cải thiện sức mạnh ĐTQG?
- Chiến lược lâu dài vẫn là đẩy mạnh đào tạo trẻ, nâng chất lượng đào tạo ở CLB. Đây là nhiệm vụ bắt buộc phải làm, vì chúng tôi xác định đó là gốc rễ của bóng đá Việt Nam.
Vấn đề thứ hai là nhập tịch cầu thủ có gốc Việt Nam. VFF đã có chủ trương từ lâu, với Filip Nguyễn là gương mặt mới nhất. Tuy nhiên, VFF không phải đơn vị giải quyết về vấn đề nhập tịch mà phải theo Luật Quốc tịch Việt Nam. Chúng tôi không thể đứng ra nhập tịch cho một cầu thủ, mà phải dựa vào cầu thủ ấy có đảm bảo các điều kiện theo Luật định hay không.
Hiếu Lương
Xem tiếp...
HLV Troussier (giữa) cùng các trợ lý trước trận Việt Nam - Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 trên sân Mỹ Đình, Hà Nội ngày 26/3. Ảnh: Lâm Thoả
- HLV Troussier đã chấp nhận chấm dứt hợp đồng sớm, sau chuỗi trận thất vọng gần đây ở ĐTQG. Trong vai trò của một tổ chức quản lý, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có trách nhiệm thế nào về kết cục hiện nay?
- Ngay từ khi ký hợp đồng tháng 2/2023, chúng tôi luôn dành sự tôn trọng cho HLV Troussier trong các quyết định chuyên môn. Ông ấy chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyên môn, và không ai có thể can thiệp. Còn các vấn đề khác, VFF luôn hỗ trợ, đáp ứng một cách tốt nhất, như vấn đề truyền thông, tâm lý cầu thủ hay không khí trong đội tuyển.
Nhưng, trong thời gian ở đây, HLV Troussier không gặp may. Đội tuyển có quá nhiều cầu thủ chủ chốt chấn thương, ảnh hưởng đến chất lượng đội hình. Một số ý kiến cho rằng các cầu thủ có tư tưởng không tốt, không muốn lên đội tuyển. Nhưng tôi khẳng định không có chuyện đó. Chúng tôi có bác sĩ đội tuyển, phòng y học thể thao để kiểm tra sức khỏe của các cầu thủ một cách kỹ càng.
Mối quan hệ giữa VFF và HLV Troussier cũng gần gũi, thường xuyên có những buổi trao đổi hay ăn cơm cùng nhau. Tuy nhiên, khi kết quả của đội tuyển không tốt, chúng tôi nhận thấy rằng ông ấy sẽ khó làm việc với áp lực hiện tại. Vì vậy, hôm qua đôi bên đã gặp nhau một cách chuyên nghiệp và không gây khó dễ để bàn tính về việc tương lai. Sau khoảng thời gian đã qua, bản thân HLV Troussier cũng nhận thấy không thể thành công nếu tiếp tục. Vì vậy, đôi bên đạt thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trong êm đẹp.
- Vậy trước đó, VFF đã lựa chọn HLV Troussier dựa trên những tiêu chí nào, thậm chí ký hợp đồng bốn năm - dài nhất trong lịch sử các đội tuyển Việt Nam?
- Đầu năm 2023, sau khi HLV Park Hang-seo không gia hạn hợp đồng, chúng tôi tiếp nhận các hồ sơ ứng viên thay thế. Trong đó, Troussier nổi lên là HLV giỏi, có thành tích đã được khẳng định trong các giai đoạn làm việc ở Nhật Bản hay Bờ Biển Ngà, Morocco. Ông ấy cũng có hiểu biết nhất định về Việt Nam thông qua thời gian làm việc tại đội U19 hay Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF. Hơn nữa, cá nhân ông rất mong muốn được đóng góp cho bóng đá Việt Nam.
Lúc đó, chúng tôi đánh giá đây là nhân tố tốt nhất trong rất nhiều ứng viên. Cùng sự thiện chí, đôi bên đã đàm phán, đồng thuận về các mục tiêu nên ký hợp đồng dài hạn.
- Việc HLV Troussier không thành công ở các đội tuyển Việt Nam để lại bài học gì cho VFF?
- Việc HLV chia tay đội bóng rất phổ biến trên thế giới, nhưng là điều không ai mong muốn. Công việc huấn luyện cũng như lựa chọn HLV không hề dễ dàng. Theo tôi, quan trọng nhất là tìm được sự phù hợp. Giỏi mà không hợp cũng khó, mà để đạt được sự phù hợp thì cần nhiều nỗ lực từ hai phía.
Các HLV chuyên nghiệp có quan điểm rõ ràng. HLV càng giỏi đòi hỏi càng cao. Vì vậy, chúng tôi phải cân nhắc nhiều yếu tố để tìm sự phù hợp, đặc biệt là văn hoá, sự cầu thị và chấp nhận khác biệt. Bên cạnh đó, không chỉ từ HLV, chúng ta cần cả nỗ lực từ cầu thủ để cùng nhau đạt kết quả tốt nhất.
Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú. Ảnh: Đức Đồng
- Trước mắt Việt Nam là vòng chung kết U23 châu Á 2024, tổ chức từ ngày 15/4 đến 3/5 tại Qatar. VFF đã lên phương án thay thế HLV Troussier như thế nào?
- Ngay sau khi kết thúc với HLV Troussier, các bộ phận chuyên môn của VFF đã lên phương án tìm HLV tạm quyền. Họ sẽ kết hợp với Hội đồng HLV quốc gia để tư vấn cho Ban thường trực, từ đó báo cáo với Ban chấp hành để ra quyết định chọn HLV cho đội U23. Chúng tôi cần làm sớm việc này để đăng ký danh sách với Liên đoàn Bóng đá châu Á.
Chúng tôi đã có phương án, nhưng phải trao đổi với ứng viên nữa. Vì vậy lúc này tôi chưa thể nêu tên.
- Đến tháng 6, đội tuyển sẽ tiếp tục thi đấu ở vòng loại World Cup, gặp Philippines và Iraq. VFF sẽ tính toán chọn HLV tạm quyền hay có ngay HLV chính thức?
- Việc này phụ thuộc vào quá trình tìm và chọn HLV. Chúng tôi chưa có nhiều thời gian để thống kê các ứng viên phù hợp và còn nhiều yếu tố cần cân nhắc. Trong hai tháng tới, nếu chưa tìm được HLV chính thức, chúng tôi sẽ tính đến phương án chọn HLV tạm quyền như năm 2017. Khi ấy, HLV Nguyễn Hữu Thắng từ chức sau SEA Games 29, sau đó HLV Mai Đức Chung tạm thay hai trận ở vòng loại cuối cùng Asian Cup 2019 trước khi HLV Park Hang-seo chính thức nhận chức.
- Các đối thủ ở khu vực như Thái Lan, Indonesia ngày càng mạnh lên và ổn định. Ngoài vấn đề ở vị trí HLV, VFF sẽ làm thế nào để cải thiện sức mạnh ĐTQG?
- Chiến lược lâu dài vẫn là đẩy mạnh đào tạo trẻ, nâng chất lượng đào tạo ở CLB. Đây là nhiệm vụ bắt buộc phải làm, vì chúng tôi xác định đó là gốc rễ của bóng đá Việt Nam.
Vấn đề thứ hai là nhập tịch cầu thủ có gốc Việt Nam. VFF đã có chủ trương từ lâu, với Filip Nguyễn là gương mặt mới nhất. Tuy nhiên, VFF không phải đơn vị giải quyết về vấn đề nhập tịch mà phải theo Luật Quốc tịch Việt Nam. Chúng tôi không thể đứng ra nhập tịch cho một cầu thủ, mà phải dựa vào cầu thủ ấy có đảm bảo các điều kiện theo Luật định hay không.
Hiếu Lương
Xem tiếp...