Phương Nga
Tích Cực
Đa số ca bục vết mổ không nghiêm trọng và khi xử lý thích hợp, sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ của bầu ngực hay của vết sẹo về lâu về dài
Tách mép vết mổ, hay bục vết mổ, sau phẫu thuật thu nhỏ ngực là một trong những biến chứng gây nhiều căng thẳng và áp lực lên cả bệnh nhân và bác sĩ. Không may thay, biến chứng này có tần suất xuất hiện khá nhiều (~10%-14%). Điều mà bệnh nhân cần ghi nhớ là đa số trường hợp bị bục vết mổ không quá nghiêm trọng và sau khi xử lý thích hợp, chúng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ của bầu ngực hay của vết sẹo về lâu về dài.
Vết mổ về căn bản là một loại tổn thương có kiểm soát, được tạo ra trong hoàn cảnh vô trùng. Vết mổ cũng trải qua các giai đoạn hồi phục thông thường đối với các vết thương trên cơ thể, bao gồm ba giai đoạn:
Quá trình liền sẹo
Tổn thương - khâu và sưng viêm - cắt chỉ và liền sẹo - sẹo nhô, đỏ - sẹo mỏng dẹt và mờ dần
Đối với thu nhỏ ngực, vết mổ của bệnh nhân được khâu kín bằng nhiều lớp chỉ, trong điều kiện tiệt trùng, được băng bó kín đáo, đồng thời bệnh nhân cũng sẽ được bảo vệ bởi thuốc kháng sinh, giảm viêm... Đại đa số vết mổ của các bệnh nhân sẽ liền kỳ đầu, tức là vết mổ của họ liền da nhanh chóng trong 1-2 tuần đầu, sớm trở thành sẹo và tiến vào bước tái tổ chức, để vết sẹo ngày càng trở nên thuận mắt hơn.
Trong những trường hợp không thuận lợi, vết mổ gặp các vấn đề bất thường, trong đó thường gặp nhất là tách vết mổ. Tách vết mổ hay bục vết mổ là hiện tượng vết mổ bị tách rời đáng kể, tạo ra vết thương hở trên bầu vú. Vấn đề thường sẽ làm chậm trễ quá trình hồi phục của vết mổ (kéo dài hơn 2 tuần). Trong kỹ thuật thu nhỏ ngực được sử dụng phổ biến nhất, da và mô vú thường được loại bỏ theo hình lỗ khóa (Wise pattern). Điều đó sẽ tạo ra một vết sẹo chữ T ngược, nằm chủ yếu ở cực dưới của bầu vú và có một vết sẹo ngang nằm ở nếp gấp chân vú. Hiện tượng bục vết mổ thường xảy ra ở điểm giao nhau của hai đường rạch ngang, dọc của hình chữ T, nơi sức căng của các vạt da thường là lớn nhất. Nếu phạm vi tách vết mổ nhỏ, dọc theo đường rạch hình chữ T ngược, thì nhìn chung các vùng này thường lành lại bình thường mà không có biến chứng gì thêm.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bục vết mổ:
Cơ thể có một mạng lưới mạch máu dày đặc, và có vô số các mao mạch li ti dẫn máu đến từng tế bào ở khắp nơi trên cơ thể để nuôi sống chúng. Trong phẫu thuật thu nhỏ ngực, khi cắt bỏ một phần ngực, các mạch máu cũng bị gián đoạn theo. Phần bị gián đoạn này sau đó được kéo xuống cực dưới của bầu ngực và khâu lại với một phần bị gián đoạn khác. Theo thời gian các mạch máu mới sẽ hình thành, hai mép vết cắt liền lại với nhau thành sẹo và tiếp tục được nuôi dưỡng bởi hệ thống máu mới.
Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, khi quá trình liền vết thương chưa diễn ra, vết mổ thu nhỏ ngực nằm ở vị trí xa nhất so với nguồn cung cấp máu, dẫn đến việc nó là điểm dễ bị thiếu máu nhất. Lưu lượng máu tốt là rất quan trọng để vận chuyển oxy và chữa lành các tế bào ở vết mổ, cũng như phục vụ cho quá trình làm sạch vi khuẩn và tế bào chết ở trong vết mổ. Bất cứ điều gì làm hạn chế lưu lượng máu cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân bị bục vết mổ.
Như đã nói ở trên, đa số các ca thu nhỏ ngực được thực hiện bằng kỹ thuật rạch mổ theo hình chữ T ngược. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần da và mỡ ở cực dưới bầu vú, rồi kéo vạt da từ trên xuống và từ hai bên vào giữa, sau đó khâu cố định bằng nhiều lớp chỉ. Đây là một phương pháp rất tuyệt vời, đặc biệt là với những bộ ngực với kích cỡ rất lớn, vì nó không chỉ cho phép làm giảm kích thước và trọng lượng của bộ ngực, mà còn tạo điều kiện kiểm soát hình dáng và độ thẩm mỹ của bầu ngực sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khi bạn kéo cái gì đó thì nó cũng có xu hướng co lại về vị trí ban đầu, vạt da cũng như thế, ít nhất là trong giai đoạn đầu, vậy nên có thể nói vết mổ liên tục chịu lực “kéo về” này từ các vạt da. Đây cũng là lý do, điểm nối của đường rạch dọc và đường rạch ngang là nơi dễ bị bục vết mổ nhất, vì nó nằm ở điểm chịu lực nhiều nhất.
Thêm vào đó, bầu ngực là vật chịu tác động của trọng lực. Phần lớn thời gian trong ngày, nó sẽ trĩu xuống và vết mổ thu nhỏ ngực nằm ở vị trí phải “đỡ” phần trọng lượng này. Đây là những áp lực có thể khiến vết mổ mới khâu dễ bị bục.
Trong thực tế, bệnh nhân được dán kín vết mổ và cho mặc áo ngực bó ép một phần cũng là để hỗ trợ nâng đỡ ngực, giảm lực căng tác động lên vết mổ. Việc hạn chế vận động mạnh, di chuyển quá đột ngột, quá mạnh bạo hoặc nâng, mang vác vật nặng cũng sẽ giúp bạn bảo vệ vết mổ trong giai đoạn đầu khi nó còn chưa liền chắc chắn.
Tụ dịch và tụ máu là hiện tượng dịch sau phẫu thuật (dịch bạch huyết, dung dịch được đưa vào cơ thể trong lúc làm phẫu thuật...) hoặc máu tích tụ lại ở bên dưới da, gây ra hiện tượng căng cứng, sưng, đau... Chúng chèn ép lên mô vú và có thể làm bục vết mổ do cản trở lưu lượng máu hoặc kích cỡ quá to dẫn đến biến dạng vú và làm căng vết mổ đến mức tách miệng.
Nhiễm trùng cũng là một trong những khả năng có thể dẫn đến bục vết mổ. Nhiễm trùng là khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Lúc này vết mổ phải tập trung vào tiêu diệt vi khuẩn và không thể vượt qua giai đoạn sưng viêm để chuyển sang các giai đoạn làm liền vết mổ khác. Nhiễm trùng cũng làm hạn chế số lượng các nguyên bào sợi có thể được hình thành ở vị trí vết mổ, những mô liên kết nào có thể hình thành thì cũng bị yếu và dễ đứt gãy. Hậu quả là vết mổ không thể khép miệng. Mặt khác, bục vết mổ cũng tạo ra vết thương hở và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn, vậy nên khi có dấu hiệu nhiễm trùng cần liên lạc với bác sĩ để được cho sử dụng kháng sinh và các biện pháp xử lý thích hợp.
Bục vết mổ cũng có thể xảy ra khi chỉ khâu hoặc ghim phẫu thuật được sử dụng không đúng cách. Đôi khi chỉ khâu được tháo ra quá sớm cũng có thể dẫn đến biến chứng này. Tuy nhiên, các tài liệu về thu nhỏ ngực gần như không nhắc đến kỹ thuật khâu khi nói về nguyên nhân gây bục vết mổ, có thể thấy đây không phải là mối lo chủ yếu đối với bệnh nhân làm thu nhỏ ngực.
Một số dấu hiệu thường gặp của bục vết mổ:
Khi theo dõi vết mổ, bệnh nhân cần chú ý đến những thay đổi về màu sắc, nhiệt độ và cảm giác. Nếu trong lúc hồi phục vết mổ có thay đổi khác biệt so với ngày đầu, hãy liên lạc với phòng khám để được tư vấn. Ví dụ, vết mổ thay vì hồng hào khỏe mạnh thì bị tím tái, lạnh ngắt (thiếu máu), hoặc đỏ ửng, đau, nóng (nhiễm trùng), hoặc chảy dịch, chảy máu bất thường...
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bạn bị bục vết mổ có thể bao gồm:
Liên lạc ngay với bác sĩ hoặc phòng khám khi bạn nhận thấy vết mổ có dấu hiệu bất thường hoặc nhìn thấy vết mổ bị hở miệng.
Khi tiếp nhận các vấn đề của bệnh nhân, tùy vào từng trường hợp và tùy vào từng bác sĩ mà bệnh nhân có thể nhận được các hướng dẫn điều trị khác nhau.
Đây là vấn đề nên được bao quát trong quá trình trao đổi, tham vấn bác sĩ, hãy đặt câu hỏi trực tiếp với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trực tiếp làm cho bạn sẽ nắm rõ các chi tiết về ca mổ, tình trạng cá nhân của bạn.
Một số điều mà bệnh nhân có thể chú ý để tránh các vấn đề về vết mổ:
Xem tiếp...
Tách mép vết mổ, hay bục vết mổ, sau phẫu thuật thu nhỏ ngực là một trong những biến chứng gây nhiều căng thẳng và áp lực lên cả bệnh nhân và bác sĩ. Không may thay, biến chứng này có tần suất xuất hiện khá nhiều (~10%-14%). Điều mà bệnh nhân cần ghi nhớ là đa số trường hợp bị bục vết mổ không quá nghiêm trọng và sau khi xử lý thích hợp, chúng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ của bầu ngực hay của vết sẹo về lâu về dài.
Quá trình vết mổ hồi phục bình thường
Vết mổ về căn bản là một loại tổn thương có kiểm soát, được tạo ra trong hoàn cảnh vô trùng. Vết mổ cũng trải qua các giai đoạn hồi phục thông thường đối với các vết thương trên cơ thể, bao gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – Cầm máu và sưng viêm: ngay sau phẫu thuật, máu đông lại để ngăn chảy máu, vết mổ có phản ứng viêm tự nhiên, các tế bào tiểu cầu, bạch cầu trung tính và đại thực bào được gửi đến vị trí bị thương, tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch vết mổ.
- Giai đoạn 2 – tăng sinh: Đây là giai đoạn cơ thể bắt tay vào làm đầy và che phủ vết thương. Mô hạt sáng bóng, đỏ lấp đầy vết mổ với các mô liên kết, mạch máu mới được hình thành, hai mép vết mổ được kéo lại với nhau và sau đó tế bào biểu mô (da) mọc bên trên phần mô hạt, che phủ vết mổ, vết mổ trở thành sẹo. Giai đoạn này kéo dài từ 1-3 tuần.
- Giai đoạn 3 – Tái tạo tổ chức: có thể hiểu là giai đoạn sẹo trưởng thành (maturation). Trong giai đoạn này các sợi collage được tái sắp xếp, các mô được tái tổ chức và trưởng thành. Ban đầu sẹo sẽ to, lồi lên cao hơn so với bề mặt da, có thể đỏ hoặc đậm màu; sau đó dần dần sẹo co nhỏ lại, xẹp đi, màu sắc nhạt hơn. Bệnh nhân sẽ dần lấy lại cảm giác ở vị trí có sẹo và sẹo sẽ dần trở nên mềm, dễ di động hơn so với lúc đầu. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-2 tháng và có thể lên đến 2 năm.
Tổn thương - khâu và sưng viêm - cắt chỉ và liền sẹo - sẹo nhô, đỏ - sẹo mỏng dẹt và mờ dần
Đối với thu nhỏ ngực, vết mổ của bệnh nhân được khâu kín bằng nhiều lớp chỉ, trong điều kiện tiệt trùng, được băng bó kín đáo, đồng thời bệnh nhân cũng sẽ được bảo vệ bởi thuốc kháng sinh, giảm viêm... Đại đa số vết mổ của các bệnh nhân sẽ liền kỳ đầu, tức là vết mổ của họ liền da nhanh chóng trong 1-2 tuần đầu, sớm trở thành sẹo và tiến vào bước tái tổ chức, để vết sẹo ngày càng trở nên thuận mắt hơn.
Bục vết mổ/Tách mép vết mổ
Trong những trường hợp không thuận lợi, vết mổ gặp các vấn đề bất thường, trong đó thường gặp nhất là tách vết mổ. Tách vết mổ hay bục vết mổ là hiện tượng vết mổ bị tách rời đáng kể, tạo ra vết thương hở trên bầu vú. Vấn đề thường sẽ làm chậm trễ quá trình hồi phục của vết mổ (kéo dài hơn 2 tuần). Trong kỹ thuật thu nhỏ ngực được sử dụng phổ biến nhất, da và mô vú thường được loại bỏ theo hình lỗ khóa (Wise pattern). Điều đó sẽ tạo ra một vết sẹo chữ T ngược, nằm chủ yếu ở cực dưới của bầu vú và có một vết sẹo ngang nằm ở nếp gấp chân vú. Hiện tượng bục vết mổ thường xảy ra ở điểm giao nhau của hai đường rạch ngang, dọc của hình chữ T, nơi sức căng của các vạt da thường là lớn nhất. Nếu phạm vi tách vết mổ nhỏ, dọc theo đường rạch hình chữ T ngược, thì nhìn chung các vùng này thường lành lại bình thường mà không có biến chứng gì thêm.
Nguyên nhân dẫn đến bục vết mổ
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bục vết mổ:
- Thiếu máu nuôi dưỡng mô:
- Sức căng vạt da
- Tụ máu/Tụ dịch
- Nhiễm trùng
- Kỹ thuật khâu kém
Thiếu máu nuôi dưỡng
Cơ thể có một mạng lưới mạch máu dày đặc, và có vô số các mao mạch li ti dẫn máu đến từng tế bào ở khắp nơi trên cơ thể để nuôi sống chúng. Trong phẫu thuật thu nhỏ ngực, khi cắt bỏ một phần ngực, các mạch máu cũng bị gián đoạn theo. Phần bị gián đoạn này sau đó được kéo xuống cực dưới của bầu ngực và khâu lại với một phần bị gián đoạn khác. Theo thời gian các mạch máu mới sẽ hình thành, hai mép vết cắt liền lại với nhau thành sẹo và tiếp tục được nuôi dưỡng bởi hệ thống máu mới.
Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, khi quá trình liền vết thương chưa diễn ra, vết mổ thu nhỏ ngực nằm ở vị trí xa nhất so với nguồn cung cấp máu, dẫn đến việc nó là điểm dễ bị thiếu máu nhất. Lưu lượng máu tốt là rất quan trọng để vận chuyển oxy và chữa lành các tế bào ở vết mổ, cũng như phục vụ cho quá trình làm sạch vi khuẩn và tế bào chết ở trong vết mổ. Bất cứ điều gì làm hạn chế lưu lượng máu cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân bị bục vết mổ.
Sức căng vạt da
Như đã nói ở trên, đa số các ca thu nhỏ ngực được thực hiện bằng kỹ thuật rạch mổ theo hình chữ T ngược. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần da và mỡ ở cực dưới bầu vú, rồi kéo vạt da từ trên xuống và từ hai bên vào giữa, sau đó khâu cố định bằng nhiều lớp chỉ. Đây là một phương pháp rất tuyệt vời, đặc biệt là với những bộ ngực với kích cỡ rất lớn, vì nó không chỉ cho phép làm giảm kích thước và trọng lượng của bộ ngực, mà còn tạo điều kiện kiểm soát hình dáng và độ thẩm mỹ của bầu ngực sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khi bạn kéo cái gì đó thì nó cũng có xu hướng co lại về vị trí ban đầu, vạt da cũng như thế, ít nhất là trong giai đoạn đầu, vậy nên có thể nói vết mổ liên tục chịu lực “kéo về” này từ các vạt da. Đây cũng là lý do, điểm nối của đường rạch dọc và đường rạch ngang là nơi dễ bị bục vết mổ nhất, vì nó nằm ở điểm chịu lực nhiều nhất.
Thêm vào đó, bầu ngực là vật chịu tác động của trọng lực. Phần lớn thời gian trong ngày, nó sẽ trĩu xuống và vết mổ thu nhỏ ngực nằm ở vị trí phải “đỡ” phần trọng lượng này. Đây là những áp lực có thể khiến vết mổ mới khâu dễ bị bục.
Trong thực tế, bệnh nhân được dán kín vết mổ và cho mặc áo ngực bó ép một phần cũng là để hỗ trợ nâng đỡ ngực, giảm lực căng tác động lên vết mổ. Việc hạn chế vận động mạnh, di chuyển quá đột ngột, quá mạnh bạo hoặc nâng, mang vác vật nặng cũng sẽ giúp bạn bảo vệ vết mổ trong giai đoạn đầu khi nó còn chưa liền chắc chắn.
Tụ dịch/Tụ máu
Tụ dịch và tụ máu là hiện tượng dịch sau phẫu thuật (dịch bạch huyết, dung dịch được đưa vào cơ thể trong lúc làm phẫu thuật...) hoặc máu tích tụ lại ở bên dưới da, gây ra hiện tượng căng cứng, sưng, đau... Chúng chèn ép lên mô vú và có thể làm bục vết mổ do cản trở lưu lượng máu hoặc kích cỡ quá to dẫn đến biến dạng vú và làm căng vết mổ đến mức tách miệng.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng cũng là một trong những khả năng có thể dẫn đến bục vết mổ. Nhiễm trùng là khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Lúc này vết mổ phải tập trung vào tiêu diệt vi khuẩn và không thể vượt qua giai đoạn sưng viêm để chuyển sang các giai đoạn làm liền vết mổ khác. Nhiễm trùng cũng làm hạn chế số lượng các nguyên bào sợi có thể được hình thành ở vị trí vết mổ, những mô liên kết nào có thể hình thành thì cũng bị yếu và dễ đứt gãy. Hậu quả là vết mổ không thể khép miệng. Mặt khác, bục vết mổ cũng tạo ra vết thương hở và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn, vậy nên khi có dấu hiệu nhiễm trùng cần liên lạc với bác sĩ để được cho sử dụng kháng sinh và các biện pháp xử lý thích hợp.
Kỹ thuật khâu kém
Bục vết mổ cũng có thể xảy ra khi chỉ khâu hoặc ghim phẫu thuật được sử dụng không đúng cách. Đôi khi chỉ khâu được tháo ra quá sớm cũng có thể dẫn đến biến chứng này. Tuy nhiên, các tài liệu về thu nhỏ ngực gần như không nhắc đến kỹ thuật khâu khi nói về nguyên nhân gây bục vết mổ, có thể thấy đây không phải là mối lo chủ yếu đối với bệnh nhân làm thu nhỏ ngực.
Dấu hiệu thường gặp của bục vết mổ
Một số dấu hiệu thường gặp của bục vết mổ:
- Hai mép vết thương tách rời nhau
- Chảy máu, dịch, mủ từ vết mổ: Máu hoặc dịch nâu, vàng rỉ ra từ vết mổ, thấm vào băng gạc hoặc áo ngực thực ra không phải chuyện hiếm gặp. Nếu mức độ ít, dịch chỉ lan rộng cỡ một đồng xu trên băng gạc, thì bệnh nhân có thể tự làm sạch bằng nước và xà phòng, rồi tự theo dõi ở nhà. Khi chảy nhiều máu, chảy máu không cầm được, rỉ nhiều dịch xanh vàng, có mủ, đó là lúc bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ.
- Sưng, đau, khó chịu khi chạm vào, đỏ lan ra xung quanh có thể bị sốt: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần liên lạc với bác sĩ.
Khi theo dõi vết mổ, bệnh nhân cần chú ý đến những thay đổi về màu sắc, nhiệt độ và cảm giác. Nếu trong lúc hồi phục vết mổ có thay đổi khác biệt so với ngày đầu, hãy liên lạc với phòng khám để được tư vấn. Ví dụ, vết mổ thay vì hồng hào khỏe mạnh thì bị tím tái, lạnh ngắt (thiếu máu), hoặc đỏ ửng, đau, nóng (nhiễm trùng), hoặc chảy dịch, chảy máu bất thường...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền vết mổ
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bạn bị bục vết mổ có thể bao gồm:
- Hút thuốc: Khói thuốc lá chứa những chất có hại, đặc biệt cho quá trình hồi phục. Nicotin cũng làm giảm oxy trong máu.
- Béo phì: Bệnh nhân béo phì hoàn toàn có thể làm thu nhỏ ngực, tuy nhiên đây là nhóm có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn khi làm phẫu thuật.
- Chèn ép, hạn chế máu đến vết mổ: băng quá chặt, mặc áo ngực co giãn quá nhỏ, nằm đè lên vết mổ... những hành động làm hạn chế lưu thông máu đến vết mổ sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ.
- Các loại thuốc: đây là vấn đề mà bạn cần trao đổi với bác sĩ, hãy cho bác sĩ biết về những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng, để bác sĩ có thể xác định xem có cần tạm ngưng loại thuốc nào hay không.
- Thiếu dinh dưỡng: Một số bệnh nhân sau khi làm thu nhỏ ngực vì lý do nào đó (quên, đau khó chịu, mong muốn giảm cân nhanh...) ăn uống thất thường. Bạn cần nạp đủ chất dinh dưỡng, vi tamin, protein... để hỗ trợ cơ thể chữa lành vết thương ở ngực.
Cách xử lý bục vết mổ
Liên lạc ngay với bác sĩ hoặc phòng khám khi bạn nhận thấy vết mổ có dấu hiệu bất thường hoặc nhìn thấy vết mổ bị hở miệng.
Khi tiếp nhận các vấn đề của bệnh nhân, tùy vào từng trường hợp và tùy vào từng bác sĩ mà bệnh nhân có thể nhận được các hướng dẫn điều trị khác nhau.
- Đối với các vết hở nông, nhỏ, không có dấu hiệu nhiễm trùng: có thể bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tự theo dõi ở nhà, hướng dẫn họ giữ sạch vết mổ bằng xà phòng và nước và để vết mổ tự lành kỳ hai (tự lành mà không khâu hai mép vết mổ lại lần nữa).
- Với các vết hở lớn: Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn quay lại phòng khám để trực tiếp kiểm tra, điều tra nguyên nhân và xử lý thích hợp. Bác sĩ có thể cho bạn điều trị bằng kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm sưng viêm... và chờ diễn biến tiếp theo.
Làm gì để hạn chế bục vết mổ?
Đây là vấn đề nên được bao quát trong quá trình trao đổi, tham vấn bác sĩ, hãy đặt câu hỏi trực tiếp với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trực tiếp làm cho bạn sẽ nắm rõ các chi tiết về ca mổ, tình trạng cá nhân của bạn.
Một số điều mà bệnh nhân có thể chú ý để tránh các vấn đề về vết mổ:
- Uống đủ thuốc mà bác sĩ kê sau phẫu thuật, uống hết liều, không bỏ ngang
- Đảm bảo ăn đủ chất, không bỏ bữa, không ăn kiêng
- Chú ý quan sát vết mổ để phát hiện các dấu hiệu bất thường
- Làm sạch vết mổ bằng nước và xà phòng, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Tránh hoạt động quá mạnh, đột ngột, quá sớm. Khi vết mổ vẫn còn đang ở giai đoạn đầu của quá trình hồi phục (1-2 tuần đầu), cần tránh căng kéo và nên để yên, để vết mổ có thể lành đẹp.
- Băng bó, mặc áo ngực co giãn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem tiếp...