Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Lúc 10h30 sáng nay 21/3, giá vàng thế giới được niêm yết ở mức 2.202 USD/ounce. Đây là mức giá đắt nhất trong lịch sử. So với đầu giờ sáng, mỗi ounce vàng đã tăng tiếp 5 USD.
Trong khi đó, ngược chiều với xu hướng này, giá vàng trong nước lại liên tục đi xuống, sau ít phút đầu phiên tăng lên 82 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, lúc 10h50, giá vàng tại SJC được niêm yết ở mức 79,2 - 81,2 (mua - bán), giảm 600.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trước đó ít phút, giá vàng tại đây được niêm yết tương ứng ở mức 79,3 - 81,3 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng/lượng.
Trong ít phút đầu giao dịch, giá vàng tại SJC có thời điểm tăng lên 82 triệu đồng/lượng, nhưng ngay sau đó quay đầu giảm, mức cao nhất là 81,8 triệu đồng (giá bán).
Tương tự, tại Doji, giá vàng miếng đang giảm về mức 79,4 - 81,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 500.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay.
Vàng trong nước đang diễn biến trái chiều với vàng thế giới. (Ảnh minh họa: Minh Đức).
Như vậy, giá vàng trong nước đang diễn biến hoàn toàn trái ngược trên thế giới. Điều này phần nào cho thấy thị trường vàng trong nước đã bình ổn sau chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường, kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập để xử lý.
Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân…gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng. Trường hợp phát hiện hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện trong tháng 3/2024.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng.
Thời gian qua, Thủ tướng đã có Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 về các giải pháp quản lý thị trường vàng; Chính phủ đã có Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 5/2/2024 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để kịp thời thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng. Lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.
Do đó cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.
NHNN đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, tối 20/3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, bàn giải pháp quản lý thị trường kim loại quý.
Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết trong số những giải pháp đồng bộ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có giải pháp "Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng".
NHNN đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. (Ảnh minh họa: Minh Đức)
Ông Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, không còn tình trạng không ổn như trước đây trên thị trường vàng và hiện tượng "vàng hóa" đã được kiểm soát, giảm thiểu biến động của giá vàng không gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá chính thức, thị trường ngoại tệ và kinh tế tổng thể.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chênh lệch lớn về giá giữa vàng miếng SJC và các loại vàng khác và giá vàng trang sức mỹ nghệ 99,99% cũng như giá vàng quốc tế.
Mặc dù việc Nhà nước giữ quyền sản xuất vàng miếng là biện pháp quan trọng để kiểm soát nguồn cung, nhưng NHNN từ năm 2014 đến nay vẫn chưa tổ chức đấu thầu bán vàng miếng để tăng cung trên thị trường. Do đó, sau gần 10 năm, nguồn cung vàng miếng SJC vẫn hạn chế, có thể là một trong những nguyên nhân duy trì sự chênh lệch giá cao.
Do đó, NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng bằng cách loại bỏ cơ chế Nhà nước giữ quyền sản xuất vàng miếng, thay vào đó cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể.
Đồng thời, NHNN sẽ thiết lập hạn mức sản xuất vàng miếng phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế tổng thể. Việc này sẽ phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, tăng cung cấp vàng miếng trên thị trường và giải quyết vấn đề chênh lệch giá.
Ngọc Vy - Công Hiếu
Xem tiếp...
Trong khi đó, ngược chiều với xu hướng này, giá vàng trong nước lại liên tục đi xuống, sau ít phút đầu phiên tăng lên 82 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, lúc 10h50, giá vàng tại SJC được niêm yết ở mức 79,2 - 81,2 (mua - bán), giảm 600.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trước đó ít phút, giá vàng tại đây được niêm yết tương ứng ở mức 79,3 - 81,3 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng/lượng.
Trong ít phút đầu giao dịch, giá vàng tại SJC có thời điểm tăng lên 82 triệu đồng/lượng, nhưng ngay sau đó quay đầu giảm, mức cao nhất là 81,8 triệu đồng (giá bán).
Tương tự, tại Doji, giá vàng miếng đang giảm về mức 79,4 - 81,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 500.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay.
Vàng trong nước đang diễn biến trái chiều với vàng thế giới. (Ảnh minh họa: Minh Đức).
Như vậy, giá vàng trong nước đang diễn biến hoàn toàn trái ngược trên thế giới. Điều này phần nào cho thấy thị trường vàng trong nước đã bình ổn sau chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường, kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập để xử lý.
Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân…gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng. Trường hợp phát hiện hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện trong tháng 3/2024.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng.
Thời gian qua, Thủ tướng đã có Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 về các giải pháp quản lý thị trường vàng; Chính phủ đã có Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 5/2/2024 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để kịp thời thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng. Lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.
Do đó cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.
NHNN đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, tối 20/3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, bàn giải pháp quản lý thị trường kim loại quý.
Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết trong số những giải pháp đồng bộ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có giải pháp "Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng".
NHNN đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. (Ảnh minh họa: Minh Đức)
Ông Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, không còn tình trạng không ổn như trước đây trên thị trường vàng và hiện tượng "vàng hóa" đã được kiểm soát, giảm thiểu biến động của giá vàng không gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá chính thức, thị trường ngoại tệ và kinh tế tổng thể.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chênh lệch lớn về giá giữa vàng miếng SJC và các loại vàng khác và giá vàng trang sức mỹ nghệ 99,99% cũng như giá vàng quốc tế.
Mặc dù việc Nhà nước giữ quyền sản xuất vàng miếng là biện pháp quan trọng để kiểm soát nguồn cung, nhưng NHNN từ năm 2014 đến nay vẫn chưa tổ chức đấu thầu bán vàng miếng để tăng cung trên thị trường. Do đó, sau gần 10 năm, nguồn cung vàng miếng SJC vẫn hạn chế, có thể là một trong những nguyên nhân duy trì sự chênh lệch giá cao.
Do đó, NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng bằng cách loại bỏ cơ chế Nhà nước giữ quyền sản xuất vàng miếng, thay vào đó cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể.
Đồng thời, NHNN sẽ thiết lập hạn mức sản xuất vàng miếng phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế tổng thể. Việc này sẽ phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, tăng cung cấp vàng miếng trên thị trường và giải quyết vấn đề chênh lệch giá.
Ngọc Vy - Công Hiếu
Xem tiếp...