Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Tóm tắt
75% phụ nữ trên toàn thế giới bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Âm đạo có một hệ sinh thái đa dạng và độ pH âm đạo của mỗi phụ nữ là khác nhau. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đó có thể làm thay đổi độ pH âm đạo và dẫn đến các vấn đề, chẳng hạn như viêm âm đạo. Tình trạng này cần đến các phương pháp điều trị y tế. Viêm âm đạo tuy không phải là căn bệnh nan y nhưng lại gây ra những khó chịu, đau đớn làm gián đoạn cuộc sống thường ngày của chị em phụ nữ. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm âm đạo gồm có nhiễm vi khuẩn, nhiễm trichomonas và nhiễm nấm candida. Tổng quan nghiên cứu này sẽ thảo luận về những nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và triệu chứng của các loại viêm âm đạo, mối liên hệ giữa viêm âm đạo với nguy cơ mắc các bệnh lý khác, các vấn đề liên quan đến viêm âm đạo tái phát và hệ miễn dịch cũng như những phương pháp điều trị viêm âm đạo hiện có. Trong bài viết, chúng tôi tóm tắt mối liên hệ giữa độ pH và hệ sinh thái âm đạo, thảo luận về các yếu tố liên quan đến độ pH âm đạo và cuối cùng giới thiệu một số sản phẩm giúp phụ nữ tự kiểm tra độ pH âm đạo.
Âm đạo có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh dục và sinh sản của phụ nữ. Âm đạo là nơi máu kinh nguyệt chảy qua và con đường đưa thai nhi ra bên ngoài. Âm đạo có hệ vi sinh vật độc đáo giúp duy trì môi trường vật lý và hóa học bên trong. Sự hiện diện của các hệ vi sinh vật này phụ thuộc vào việc duy trì các thành phần khác nhau của hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng động [1]. Dựa trên một số nghiên cứu đã được công bố, độ pH âm đạo bình thường của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dao động từ 3,8 đến 5,0, có nghĩa là có tính axit nhẹ [2, 3]. Âm đạo bình thường được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy loãng trong suốt, gọi là dịch âm đạo hay khí hư. Nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi hoặc mất cân bằng độ pH âm đạo, gồm có nhiễm trùng, lão hóa, hoạt động tình dục và thụt rửa âm đạo [4].
Một loài vi khuẩn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ vi sinh vật âm đạo là Lactobacilli. Loài vi khuẩn này tạo ra axit và bacteriocin để tiêu diệt các vi khuẩn khác trong âm đạo. Lactobacilli tạo ra môi trường axit trong âm đạo, điều này giúp ngăn ngừa các mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng cơ hội [5]. Khi các vi khuẩn có lợi như Lactobacilli biến mất hoặc giảm đáng kể về số lượng, hệ sinh thái âm đạo sẽ trở nên mất cân bằng và các vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác sẽ phát triển quá mức, dẫn đến viêm âm đạo. Vào năm 2011, Ravel và các cộng sự đã lần đầu tiên xác định được 5 kiểu trạng thái khuẩn hệ âm đạo (community state type - CST) [6], điều này cung cấp một cơ sở vững chắc để phân loại trạng thái hệ vi khuẩn trong âm đạo ở người. Các khuẩn hệ này được chia thành 5 nhóm: 4 nhóm có số lượng vi khuẩn Lactobacillus iners, L. Crisatus, L. gasseri hoặc L. jesenii chiếm áp đảo và một nhóm có tỷ lệ vi khuẩn axit lactic thấp hơn trong khi tỷ lệ sinh vật kỵ khí bắt buộc cao hơn.
Viêm âm đạo được chia thành nhiều loại khác nhau, gồm có viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm candida, viêm âm đạo do nhiễm trichomonas và viêm âm đạo hiếu khí [7]. Tổng quan nghiên cứu này tập trung vào ba loại viêm âm đạo phổ biến nhất là viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm candida và viêm âm đạo do nhiễm trichomonas. Theo tiêu chuẩn hiện hành, tiêu chí chẩn đoán viêm âm đạo dựa trên một số biểu hiện lâm sàng. Ví dụ, chẩn đoán bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn được dựa trên Tiêu chí Amsel [1] kể từ năm 1983. Theo Tiêu chí Amsel, viêm âm đạo do vi khuẩn được chẩn đoán khi có ba trong số bốn yếu tố là dịch tiết âm đạo màu trắng đục kéo dài, độ pH âm đạo trên 4,5, whiff test cho kết quả dương tính và soi tươi dịch âm đạo phát hiện ít nhất 20% tế bào clue [8]. Điểm Nugent là một hệ thống tính điểm tính toán số lượng hình thái vi khuẩn tương đối bằng phương pháp nhuộm gram dịch âm đạo để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn [9]. Trong cả hai tiêu chí chẩn đoán nêu trên, độ pH của dịch âm đạo là một yếu tố quan trọng để xác định viêm âm đạo. Độ pH bất thường làm tăng nguy cơ viêm âm đạo và việc đo pH âm đạo đã và đang được sử dụng cho mục đích sàng lọc viêm âm đạo [10]. Từ các nghiên cứu trước đây, độ pH của dịch âm đạo từ 4 - 4,5 trở xuống cho thấy âm đạo không bị viêm, trong khi độ pH trên 4,5 chỉ ra viêm âm đạo và viêm âm đạo do vi khuẩn [11]. Tuy nhiên, khi bị viêm âm đạo do nhiễm trichomonas, độ pH có thể tăng lên 6,5 hoặc cao hơn [12].
Mỗi loại viêm âm đạo có các dấu hiệu, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. Trong nghiên cứu trước đây, việc kết hợp đo độ pH của dịch âm đạo với kiểm tra các triệu chứng đã được chứng minh là giúp tăng độ chính xác trong chẩn đoán viêm âm đạo [13]. Bảng 1 và Bảng 2 trình bày các triệu chứng, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị các loại viêm âm đạo khác nhau [12, 13, 14, 15, 16, 17]. Từ bài viết này, chúng tôi đánh giá mối liên hệ giữa viêm âm đạo, độ pH của dịch âm đạo và hệ miễn dịch. Trong phần thảo luận cuối cùng, chúng tôi còn giới thiệu một số sản phẩm kiểm tra độ pH âm đạo có bán trên thị trường. Các sản phẩm kiểm tra độ pH dịch âm đạo này giúp phụ nữ có thể tự kiểm tra viêm âm đạo tại nhà, đặc biệt là những trường hợp có các triệu chứng viêm âm đạo, chẳng hạn như mùi khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát hoặc khí hư bất thường. Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này có thể làm tăng nhận thức của phụ nữ về bệnh viêm âm đạo.
Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm âm đạo (Thông tin từ [12, 13, 14, 15, 16, 17]).

Tóm tắt
75% phụ nữ trên toàn thế giới bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Âm đạo có một hệ sinh thái đa dạng và độ pH âm đạo của mỗi phụ nữ là khác nhau. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đó có thể làm thay đổi độ pH âm đạo và dẫn đến các vấn đề, chẳng hạn như viêm âm đạo. Tình trạng này cần đến các phương pháp điều trị y tế. Viêm âm đạo tuy không phải là căn bệnh nan y nhưng lại gây ra những khó chịu, đau đớn làm gián đoạn cuộc sống thường ngày của chị em phụ nữ. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm âm đạo gồm có nhiễm vi khuẩn, nhiễm trichomonas và nhiễm nấm candida. Tổng quan nghiên cứu này sẽ thảo luận về những nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và triệu chứng của các loại viêm âm đạo, mối liên hệ giữa viêm âm đạo với nguy cơ mắc các bệnh lý khác, các vấn đề liên quan đến viêm âm đạo tái phát và hệ miễn dịch cũng như những phương pháp điều trị viêm âm đạo hiện có. Trong bài viết, chúng tôi tóm tắt mối liên hệ giữa độ pH và hệ sinh thái âm đạo, thảo luận về các yếu tố liên quan đến độ pH âm đạo và cuối cùng giới thiệu một số sản phẩm giúp phụ nữ tự kiểm tra độ pH âm đạo.
1. Giới thiệu
Âm đạo có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh dục và sinh sản của phụ nữ. Âm đạo là nơi máu kinh nguyệt chảy qua và con đường đưa thai nhi ra bên ngoài. Âm đạo có hệ vi sinh vật độc đáo giúp duy trì môi trường vật lý và hóa học bên trong. Sự hiện diện của các hệ vi sinh vật này phụ thuộc vào việc duy trì các thành phần khác nhau của hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng động [1]. Dựa trên một số nghiên cứu đã được công bố, độ pH âm đạo bình thường của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dao động từ 3,8 đến 5,0, có nghĩa là có tính axit nhẹ [2, 3]. Âm đạo bình thường được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy loãng trong suốt, gọi là dịch âm đạo hay khí hư. Nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi hoặc mất cân bằng độ pH âm đạo, gồm có nhiễm trùng, lão hóa, hoạt động tình dục và thụt rửa âm đạo [4].
Một loài vi khuẩn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ vi sinh vật âm đạo là Lactobacilli. Loài vi khuẩn này tạo ra axit và bacteriocin để tiêu diệt các vi khuẩn khác trong âm đạo. Lactobacilli tạo ra môi trường axit trong âm đạo, điều này giúp ngăn ngừa các mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng cơ hội [5]. Khi các vi khuẩn có lợi như Lactobacilli biến mất hoặc giảm đáng kể về số lượng, hệ sinh thái âm đạo sẽ trở nên mất cân bằng và các vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác sẽ phát triển quá mức, dẫn đến viêm âm đạo. Vào năm 2011, Ravel và các cộng sự đã lần đầu tiên xác định được 5 kiểu trạng thái khuẩn hệ âm đạo (community state type - CST) [6], điều này cung cấp một cơ sở vững chắc để phân loại trạng thái hệ vi khuẩn trong âm đạo ở người. Các khuẩn hệ này được chia thành 5 nhóm: 4 nhóm có số lượng vi khuẩn Lactobacillus iners, L. Crisatus, L. gasseri hoặc L. jesenii chiếm áp đảo và một nhóm có tỷ lệ vi khuẩn axit lactic thấp hơn trong khi tỷ lệ sinh vật kỵ khí bắt buộc cao hơn.
Viêm âm đạo được chia thành nhiều loại khác nhau, gồm có viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm candida, viêm âm đạo do nhiễm trichomonas và viêm âm đạo hiếu khí [7]. Tổng quan nghiên cứu này tập trung vào ba loại viêm âm đạo phổ biến nhất là viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm candida và viêm âm đạo do nhiễm trichomonas. Theo tiêu chuẩn hiện hành, tiêu chí chẩn đoán viêm âm đạo dựa trên một số biểu hiện lâm sàng. Ví dụ, chẩn đoán bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn được dựa trên Tiêu chí Amsel [1] kể từ năm 1983. Theo Tiêu chí Amsel, viêm âm đạo do vi khuẩn được chẩn đoán khi có ba trong số bốn yếu tố là dịch tiết âm đạo màu trắng đục kéo dài, độ pH âm đạo trên 4,5, whiff test cho kết quả dương tính và soi tươi dịch âm đạo phát hiện ít nhất 20% tế bào clue [8]. Điểm Nugent là một hệ thống tính điểm tính toán số lượng hình thái vi khuẩn tương đối bằng phương pháp nhuộm gram dịch âm đạo để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn [9]. Trong cả hai tiêu chí chẩn đoán nêu trên, độ pH của dịch âm đạo là một yếu tố quan trọng để xác định viêm âm đạo. Độ pH bất thường làm tăng nguy cơ viêm âm đạo và việc đo pH âm đạo đã và đang được sử dụng cho mục đích sàng lọc viêm âm đạo [10]. Từ các nghiên cứu trước đây, độ pH của dịch âm đạo từ 4 - 4,5 trở xuống cho thấy âm đạo không bị viêm, trong khi độ pH trên 4,5 chỉ ra viêm âm đạo và viêm âm đạo do vi khuẩn [11]. Tuy nhiên, khi bị viêm âm đạo do nhiễm trichomonas, độ pH có thể tăng lên 6,5 hoặc cao hơn [12].
Mỗi loại viêm âm đạo có các dấu hiệu, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. Trong nghiên cứu trước đây, việc kết hợp đo độ pH của dịch âm đạo với kiểm tra các triệu chứng đã được chứng minh là giúp tăng độ chính xác trong chẩn đoán viêm âm đạo [13]. Bảng 1 và Bảng 2 trình bày các triệu chứng, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị các loại viêm âm đạo khác nhau [12, 13, 14, 15, 16, 17]. Từ bài viết này, chúng tôi đánh giá mối liên hệ giữa viêm âm đạo, độ pH của dịch âm đạo và hệ miễn dịch. Trong phần thảo luận cuối cùng, chúng tôi còn giới thiệu một số sản phẩm kiểm tra độ pH âm đạo có bán trên thị trường. Các sản phẩm kiểm tra độ pH dịch âm đạo này giúp phụ nữ có thể tự kiểm tra viêm âm đạo tại nhà, đặc biệt là những trường hợp có các triệu chứng viêm âm đạo, chẳng hạn như mùi khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát hoặc khí hư bất thường. Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này có thể làm tăng nhận thức của phụ nữ về bệnh viêm âm đạo.
Bảng 1
Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm âm đạo (Thông tin từ [12, 13, 14, 15, 16, 17]).