Vũ Quỳnh Anh
Fan Cứng
Trên thị trường có rất nhiều loại vải co giãn, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái trong mọi hoạt động. Trong đó, có một loại vải giá rẻ, dễ sử dụng và được rất nhiều người ưa chuộng. Loại vải mà Xưởng In Chuyển Nhiệt Hải Triều đang muốn nhắc đến ở đây chính là vải thun lạnh. Vậy để hiểu rõ hơn về vải thun lạnh là gì? Mời các bạn tham khảo thông qua một số thông tin hữu ích dưới đây.
Vải thun lạnh hay Cold spandex là loại vải được tạo thành theo cả hai phương pháp là dệt thoi và dệt kim. Vải thun lạnh có thành phần spandex, nên chất liệu có độ co giãn rất tốt. Ngoài ra, chất liệu còn được cấu thành từ polyester, hoặc nylon. Vậy nên, ta có thể khẳng định được rằng, vải thun lạnh là loại vải tổng hợp có khả năng có giãn tốt.
Vải thun lạnh có bề mặt bóng, mềm, không dày thích hợp để may các loại trang phục như đồ bộ, váy ngủ, các loại váy đầm. Khi sờ vào bề mặt, vải thun lạnh có cảm giác mát tay, và không bị xù sau một thời gian sử dụng. Mặc dù là vải tổng hợp, nhưng chất liệu lại có một số đặc điểm khác biệt rõ rệt.
Tương tự như vải cotton, thì vải thun lạnh cũng được chia thành hai loại chính là vải thun lạnh 4 chiều, và thun lạnh 2 chiều. Tên gọi được đặt ra nhờ tỷ lệ spandex tham gia vào để sản xuất chất liệu.
Đây là loại vải được thêm vào khoảng 3% đến 5% tỷ lệ spandex đê tăng độ co giãn. Với tỷ lệ thấp, nên vải chỉ co giãn 2 chiều. Vải co giãn 2 chiều là loại vải chỉ được kéo giãn theo một phương, là phương ngang hoặc phương dọc. Chất liệu có giá thành thấp, có độ thoáng khí thấp, nhưng độ bền lại cao hơn thun lạnh 4 chiều.
Vải thun lạnh 4 chiều hay còn được gọi là vải thun co giãn 4 chiều. Đây là loại vải được cho nhiều tỷ lệ spandex hơn, thông thường là 7%. Với tỷ lệ này, vải thun lạnh có sự co giãn theo 2 phương, 4 chiều. Với sự co giãn này, chất liệu luôn giúp người mặc có một cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Vì thành phần spandex cao, nên vải không nóng, có bề mặt mát lạnh thích hợp sử dụng vào mùa hè. Ngoài ra, đây là một chất liệu rất khó dệt, nên cần kim dệt tốt. Để chất liệu được sản xuất đạt chất lượng cao, cần phải có máy dệt kim tròn tiên tiến, hiện đại. Đây cũng là chất liệu có giá thành cao hơn, vì sợi spandex được sử dụng nhiều hơn, cũng như quy trình sản xuất đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn.
Đặc điểm của vải thun lạnh được thể hiện rõ qua những ưu điểm và nhược điểm của chất liệu:
Ngoài ưu điểm, và nhược điểm của chất liệu, thì việc so sánh với vải thun cotton cũng sẽ giúp chúng ta nhận biết rõ hơn về loại vải này. Vậy vải thun lạnh và vải thun cotton khác nhau ở điểm nào?
Cả hai loại vải đều có sự góp mặt của thành phần spandex, vì đây là chất liệu chính để giúp cả hai loại đều có sự co giãn. Cũng tùy vào tỷ lệ spandex được thêm vào mà vải thun cotton được chia thành 2 loại, là vải thun cotton 2 chiều, và vải thun cotton 4 chiều. Cả 2 hai loại vải đều được sử dụng để may đồ bộ, váy đầm, áo thun… Ngoài ra, đây đều là hai loại vải thoáng mát, thích hợp sử dụng vào mùa hè.
Như vậy, ta có thể thấy rằng mặc dù đều là những chất liệu co giãn, nhưng vì thành phần chính là hai loại sợi khác nhau, nên khi được dệt thành vải, chúng sẽ có rất nhiều điểm khác biệt.
Tương tự như những loại vải khác, vải thun lạnh cũng trải qua các bước cơ bản bao gồm: Kéo sợi, dệt vải và nhuộm vải.
Như chúng ta đã biết trong thành phần chất liệu có hai nguyên liệu cấu thành là polyester, và spandex. Vậy nên, nhà sản xuất sẽ tiến hành kéo hai loại sợi này.
Để tiến hành tạo sợi, nhà sản xuất sẽ bắt đầu một phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao, để tạo thành Monomer. Monomer này tiếp tục được phản ứng với acid một lần nữa để tạo ra polyme. Polyester sẽ được đưa lên bồn chứa để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó được tinh thể hoá một phần ở nhiệt độ 120 độ C.
Trước khi được làm nóng chảy để tạo sợi, polyester sẽ được sấy lại ở nhiệt độ 160 độ C. Polyester nóng chảy sẽ đi qua máy bơm để vào bộ phận phun sợi. Sợi phun ra sẽ để nguội tự nhiên trong không khí. Các sợi sau khi nguội lại sẽ trở thành các sợi polyester thô. Và để tạo thành sợi vải hoàn chỉnh, sợi polyester sẽ được kéo căng để tạo độ bền và dai. Kích thước của nó có thể thay đổi gấp trăm lần so với chiều dài ban đầu.
Để tạo được sợi spandex, trước hết phải chế tạo ra prepolymer bằng hai chất macroglycol và monomer diisocyanate, theo nhiệt độ và áp suất riêng. Chất này sẽ tiếp tục được kết hợp với axit diamine để tạo ra dung dịch đặc. Để có được dung dịch loãng trước khi kéo sợi, dung dịch đặc sẽ hòa cùng với dung môi Dmac.
Cho dung dịch pha loãng vào máy kéo sợi. Khi dung dịch đi qua thiết bị spinneret, chúng sẽ được phun thành từng sợi nhỏ. Những sợi vải lúc này vẫn còn bị ướt, chúng sẽ được làm khô bằng cách tiếp xúc với dung môi và nito. Sau đó để chúng khô ráo trong không khí tự nhiên. Và để những sợi vải này không bị dính lại với nhau, chúng sẽ được ngâm trong chất Magie Stearat.
Thông thường, các nhà sản xuất sẽ tiến hành thu mua sợi từ doanh nghiệp khác. Vậy nên các sợi vải sau khi kéo sẽ được tạo thành từng cuộn lớn, và được chuyển đến nơi cần thiết. Vải thun lạnh sẽ được tạo thành bằng hai phương pháp là dệt kim và dệt thoi. Hiện nay, chất liệu chủ yếu được dệt bằng máy móc công nghiệp hiện đại, nên số lượng luôn đảm bảo, và có giá thành rẻ. Tùy vào loại vải mà tỷ lệ giữa polyester và spandex được cân chỉnh sao cho phù hợp nhất. Nếu tổng tỷ lệ là 100%, sợi polyester sẽ chiếm 95%, và spandex sẽ là 5%.
Vải sau khi được dệt sẽ đem đi nhuộm màu. Vì thành phần cấu tạo là nguyên liệu tổng hợp, nên rất dễ bám màu và có độ bền màu cao. Tương tự như các loại vải khác, vải thun lạnh cũng được sử dụng công nghệ nhuộm hiện đại. Chất liệu sẽ được nhuộm bằng máy móc và màu nhuộm hóa học. Vải thun lạnh có thể nhuộm được nhiều loại màu khác nhau, giúp cho người sử dụng có rất nhiều sự lựa chọn khi mua sắm.
Nhìn chung, đây là một loại vải chủ yếu sư dụng công nghệ, máy móc để tạo thành. Hầu như không có các công đoạn thủ công nào được thực hiện, vậy nên chi phí nhân công bỏ ra rất thấp, dẫn đến giá cả trên thị trường của chất liệu cũng rất phải chăng.
Tương tự như những loại vải khác, vải thun lạnh cũng được sử dụng để may các vật dụng trong gia đình như rèm cửa, khăn trải bàn, vải bọc… Mặc dù chất liệu có vẻ bề ngoài không sang trọng như những loại vải khác, nhưng chúng vẫn phát huy được tác dụng, đặc biệt là che chắn bụi bẩn ở bên trong. Vải thun lạnh có bề mặt láng, nên các hạt bụi bẩn nhỏ rất khó bám, giúp các vật dụng luôn có một vẻ ngoài sạch sẽ, cũng như giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian vệ sinh giặt rửa.
Xem thêm:
Vải thun lạnh là một loại vải hiện nay rất được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt là tại nước ta. Vì chất liệu có giá thành rẻ, dễ sử dụng, nên vải thun lạnh được sản rất nhiều. Tuy nhiên, đây là một loại vải không thân thiện với môi trường, chúng không tự phân hủy được trong môi trường tự nhiên. Vậy nên, hãy là người tiêu dùng thông minh, hạn chế thải loại vải này ra bên ngoài, góp phần bảo vệ cho môi trường được xanh, sạch, đẹp.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...
- Dark Academia là gì? Phong cách thời trang mang âm hưởng của Quý tộc Châu Âu
- Sợi tái chế là gì? Xu hướng & các loại vải sợi tái chế hiện nay
I. Vải thun lạnh là gì?
- Tên vải: Vải thun lạnh
- Tên gọi khác: Cold spandex
- Thành phần vải: Polyester, nylon, spandex
- Độ thoáng khí: Trung bình
- Khả năng hút ẩm: Trung bình
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Tốt
- Dễ bị vón cục: Cao
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh, hoặc dưới 40 độ C
- Thường được sử dụng: Đồ bộ, váy, chăn, ga trải giường, vải bọc,..
1. Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh hay Cold spandex là loại vải được tạo thành theo cả hai phương pháp là dệt thoi và dệt kim. Vải thun lạnh có thành phần spandex, nên chất liệu có độ co giãn rất tốt. Ngoài ra, chất liệu còn được cấu thành từ polyester, hoặc nylon. Vậy nên, ta có thể khẳng định được rằng, vải thun lạnh là loại vải tổng hợp có khả năng có giãn tốt.
Vải thun lạnh có bề mặt bóng, mềm, không dày thích hợp để may các loại trang phục như đồ bộ, váy ngủ, các loại váy đầm. Khi sờ vào bề mặt, vải thun lạnh có cảm giác mát tay, và không bị xù sau một thời gian sử dụng. Mặc dù là vải tổng hợp, nhưng chất liệu lại có một số đặc điểm khác biệt rõ rệt.
2. Các loại vải thun lạnh
Tương tự như vải cotton, thì vải thun lạnh cũng được chia thành hai loại chính là vải thun lạnh 4 chiều, và thun lạnh 2 chiều. Tên gọi được đặt ra nhờ tỷ lệ spandex tham gia vào để sản xuất chất liệu.
a. Thun lạnh 2 chiều
Đây là loại vải được thêm vào khoảng 3% đến 5% tỷ lệ spandex đê tăng độ co giãn. Với tỷ lệ thấp, nên vải chỉ co giãn 2 chiều. Vải co giãn 2 chiều là loại vải chỉ được kéo giãn theo một phương, là phương ngang hoặc phương dọc. Chất liệu có giá thành thấp, có độ thoáng khí thấp, nhưng độ bền lại cao hơn thun lạnh 4 chiều.
b. Thun lạnh 4 chiều
Vải thun lạnh 4 chiều hay còn được gọi là vải thun co giãn 4 chiều. Đây là loại vải được cho nhiều tỷ lệ spandex hơn, thông thường là 7%. Với tỷ lệ này, vải thun lạnh có sự co giãn theo 2 phương, 4 chiều. Với sự co giãn này, chất liệu luôn giúp người mặc có một cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Vì thành phần spandex cao, nên vải không nóng, có bề mặt mát lạnh thích hợp sử dụng vào mùa hè. Ngoài ra, đây là một chất liệu rất khó dệt, nên cần kim dệt tốt. Để chất liệu được sản xuất đạt chất lượng cao, cần phải có máy dệt kim tròn tiên tiến, hiện đại. Đây cũng là chất liệu có giá thành cao hơn, vì sợi spandex được sử dụng nhiều hơn, cũng như quy trình sản xuất đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn.
II. Đặc điểm của vải thun lạnh
Đặc điểm của vải thun lạnh được thể hiện rõ qua những ưu điểm và nhược điểm của chất liệu:
1. Ưu điểm vải thun lạnh
- Bề mặt mềm mại: Mặc dù chất liệu là các nguyên liệu tổng hợp, những lại tạo nên một bề mặt vải rất mềm mại. Chất liệu trơn láng giúp người sử dụng luôn có cảm giác thoải mái nhất.
- Trọng lượng nhẹ: Nếu so với vải lụa, thì chất liệu có trọng lượng nhỏ hơn rất nhiều. Khi khoác trang phục trên người, người mặc sẽ có một cảm giác nhẹ tênh, đây là ưu điểm lớn khi sử dụng chất liệu vào mùa hè.
- Vải không nhăn: Có lẽ đây sẽ là một đặc điểm mà rất nhiều người tiêu dùng ưa thích. Chất liệu không bị nhăn sau khi sử dụng hay vệ sinh. Vì đây là loại vải được sử dụng để may trang phục hàng ngày, nên ưu điểm không nhăn sẽ giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian.
- Độ bền cao: Vải thun lạnh có độ bền khá cao, chỉ trừ thun lạnh 4 chiều, còn lại đều có tuổi thọ vượt trội. Một bộ trang phục nếu biết cách bảo quản, bạn có thể sử dụng chúng được từ 3 năm đến 5 năm. Độ bền của chất liệu còn giúp cho vải không bị sự tác động từ bên ngoài của môi trường như vi khuẩn, hay bụi bẩn.
- Nhanh khô: Vải ít bị thấm nước nên sau khi giặt chất liệu rất nhanh khô. Chỉ cần có gió nhẹ, thì trang phục cũng được làm khô nhanh chóng. Không cần thiết phải sử dụng máy sấy hay có sự tác động nào.
- Độ co giãn tốt: Vải thun lạnh loại nào cũng có độ co giãn tốt, chủ yếu là chất liệu co giãn cao hay thấp. Vậy nên, đây là một loại vải rất được ưa chuộng để may quần áo thể thao. Chúng giúp cho người mặc có thể được di chuyển, hoạt động một cách thoải mái.
- Giá thành rẻ: Đây là một trong những loại vải có mức giả rẻ, dễ dàng lựa chọn để may các loại trang phục sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, chất liệu còn được sản xuất rất đa dạng về họa tiết và màu sắc, lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng thích hợp.
2. Nhược điểm vải thun lạnh
- Đôi khi gây ra cảm giác nóng nực: Vào những ngày thời tiết quá nóng, khi cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi, thì chất liệu không thể thấm hút một cách tốt nhất. Việc này sẽ làm cho vải bị bết dính và làm người mặc bị nóng.
- Chịu nhiệt độ cao kém: Đây là loại vải có thành phần chính là polyester và nylon, nên chất liệu chịu nhiệt độ cao rất kém. Vậy nên, không được để vải thun lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, hoặc sử dụng nhiệt độ nước giặt quá cao.
3. So sánh vải thun lạnh và vải thun cotton
Ngoài ưu điểm, và nhược điểm của chất liệu, thì việc so sánh với vải thun cotton cũng sẽ giúp chúng ta nhận biết rõ hơn về loại vải này. Vậy vải thun lạnh và vải thun cotton khác nhau ở điểm nào?
a. Sự giống nhau
Cả hai loại vải đều có sự góp mặt của thành phần spandex, vì đây là chất liệu chính để giúp cả hai loại đều có sự co giãn. Cũng tùy vào tỷ lệ spandex được thêm vào mà vải thun cotton được chia thành 2 loại, là vải thun cotton 2 chiều, và vải thun cotton 4 chiều. Cả 2 hai loại vải đều được sử dụng để may đồ bộ, váy đầm, áo thun… Ngoài ra, đây đều là hai loại vải thoáng mát, thích hợp sử dụng vào mùa hè.
b. Sự khác nhau
Điểm khác nhau | Vải thun lạnh | Vải thun cotton |
Thành phần cấu tạo | Polyester (Nylon), Spandex | Cotton, Spandex |
Độ thoáng khí | Trung bình | Cao, hoặc rất cao |
Khả năng thấm hút | Trung bình | Cao |
Độ nhăn | Vải không nhăn | Vải dễ bị nhăn |
Độ bền | Cao | Trung bình |
Độ bền màu | Cao | Trung bình |
Như vậy, ta có thể thấy rằng mặc dù đều là những chất liệu co giãn, nhưng vì thành phần chính là hai loại sợi khác nhau, nên khi được dệt thành vải, chúng sẽ có rất nhiều điểm khác biệt.
III. Quy trình sản xuất vải thun lạnh
Tương tự như những loại vải khác, vải thun lạnh cũng trải qua các bước cơ bản bao gồm: Kéo sợi, dệt vải và nhuộm vải.
1. Kéo sợi
Như chúng ta đã biết trong thành phần chất liệu có hai nguyên liệu cấu thành là polyester, và spandex. Vậy nên, nhà sản xuất sẽ tiến hành kéo hai loại sợi này.
- Sợi polyester:
Để tiến hành tạo sợi, nhà sản xuất sẽ bắt đầu một phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao, để tạo thành Monomer. Monomer này tiếp tục được phản ứng với acid một lần nữa để tạo ra polyme. Polyester sẽ được đưa lên bồn chứa để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó được tinh thể hoá một phần ở nhiệt độ 120 độ C.
Trước khi được làm nóng chảy để tạo sợi, polyester sẽ được sấy lại ở nhiệt độ 160 độ C. Polyester nóng chảy sẽ đi qua máy bơm để vào bộ phận phun sợi. Sợi phun ra sẽ để nguội tự nhiên trong không khí. Các sợi sau khi nguội lại sẽ trở thành các sợi polyester thô. Và để tạo thành sợi vải hoàn chỉnh, sợi polyester sẽ được kéo căng để tạo độ bền và dai. Kích thước của nó có thể thay đổi gấp trăm lần so với chiều dài ban đầu.
- Sợi Spandex:
Để tạo được sợi spandex, trước hết phải chế tạo ra prepolymer bằng hai chất macroglycol và monomer diisocyanate, theo nhiệt độ và áp suất riêng. Chất này sẽ tiếp tục được kết hợp với axit diamine để tạo ra dung dịch đặc. Để có được dung dịch loãng trước khi kéo sợi, dung dịch đặc sẽ hòa cùng với dung môi Dmac.
Cho dung dịch pha loãng vào máy kéo sợi. Khi dung dịch đi qua thiết bị spinneret, chúng sẽ được phun thành từng sợi nhỏ. Những sợi vải lúc này vẫn còn bị ướt, chúng sẽ được làm khô bằng cách tiếp xúc với dung môi và nito. Sau đó để chúng khô ráo trong không khí tự nhiên. Và để những sợi vải này không bị dính lại với nhau, chúng sẽ được ngâm trong chất Magie Stearat.
2. Dệt vải
Thông thường, các nhà sản xuất sẽ tiến hành thu mua sợi từ doanh nghiệp khác. Vậy nên các sợi vải sau khi kéo sẽ được tạo thành từng cuộn lớn, và được chuyển đến nơi cần thiết. Vải thun lạnh sẽ được tạo thành bằng hai phương pháp là dệt kim và dệt thoi. Hiện nay, chất liệu chủ yếu được dệt bằng máy móc công nghiệp hiện đại, nên số lượng luôn đảm bảo, và có giá thành rẻ. Tùy vào loại vải mà tỷ lệ giữa polyester và spandex được cân chỉnh sao cho phù hợp nhất. Nếu tổng tỷ lệ là 100%, sợi polyester sẽ chiếm 95%, và spandex sẽ là 5%.
3. Nhuộm vải
Vải sau khi được dệt sẽ đem đi nhuộm màu. Vì thành phần cấu tạo là nguyên liệu tổng hợp, nên rất dễ bám màu và có độ bền màu cao. Tương tự như các loại vải khác, vải thun lạnh cũng được sử dụng công nghệ nhuộm hiện đại. Chất liệu sẽ được nhuộm bằng máy móc và màu nhuộm hóa học. Vải thun lạnh có thể nhuộm được nhiều loại màu khác nhau, giúp cho người sử dụng có rất nhiều sự lựa chọn khi mua sắm.
Nhìn chung, đây là một loại vải chủ yếu sư dụng công nghệ, máy móc để tạo thành. Hầu như không có các công đoạn thủ công nào được thực hiện, vậy nên chi phí nhân công bỏ ra rất thấp, dẫn đến giá cả trên thị trường của chất liệu cũng rất phải chăng.
IV. Ứng dụng vải thun lạnh trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
- Áo thun: Áo thun vải thun lạnh thường được may đơn giản, có phom rộng, để giúp người mặc không quá bị nóng nực. Điển hình ta có thể thấy một số loại áo thun được may từ vải thun lạnh như áo oversize, áo big size, áo free size.
- Váy đầm: Váy đầm may từ vải thun lạnh có thể được may thành nhiểu kiểu khác nhau. Thích hợp sử dụng trong mọi hoàn cảnh như đi chơi, du lịch, đi làm hay thậm chí tham gia các bữa tiệc. Khác với những loại vải khác, đây là chất liệu có rất nhiều màu sắc và họa tiết, nên váy đầm cũng rất nổi bật và đặc sắc.
- Quần áo thể thao: Vì chất liệu có độ co giãn cao, nên đây là loại vải thích hợp để may quần áo thể thao. Từ những trang phục ôm dáng cho đến trang phục thể thao phom rộng, đều có thể được may từ loại vải đặc biệt này.
- Đồ bộ: Đây là một trong những loại vải thích hợp để may đồ bộ cho chị em phụ nữ. Từ trẻ em, cho đến người lớn, ai ai cũng có thể sử dụng chất liệu này để may những mẫu đồ bộ sử dụng ở nhà. Vì vải thun rất đa dạng về mẫu mã, nên đồ bộ được may rất nhiều kiểu dáng, giúp chị em thảy đổi được outfit mỗi ngày.
2. Các ứng dụng khác
Tương tự như những loại vải khác, vải thun lạnh cũng được sử dụng để may các vật dụng trong gia đình như rèm cửa, khăn trải bàn, vải bọc… Mặc dù chất liệu có vẻ bề ngoài không sang trọng như những loại vải khác, nhưng chúng vẫn phát huy được tác dụng, đặc biệt là che chắn bụi bẩn ở bên trong. Vải thun lạnh có bề mặt láng, nên các hạt bụi bẩn nhỏ rất khó bám, giúp các vật dụng luôn có một vẻ ngoài sạch sẽ, cũng như giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian vệ sinh giặt rửa.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải thun lạnh
- Nhiệt độ nước giặt phù hợp: Để giúp chất liệu luôn đẹp, thẩm mỹ, có độ bền cao thì không nên giặt trang phục với nước có nhiệt dộ trên 40 độ C. Vải thun lạnh khi tiếp xúc với nước nóng sẽ dễ bị co giãn nhiều, chảy xệ và mất đi phom dáng vốn có. Vậy nên, chỉ được giặt với nước ấm hoặc nước lạnh để bảo quản vải được tốt hơn.
- Tránh ánh nắng mặt trời: Không nên cho chất liệu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Vì bản chất polyester là nhựa, nên khi bị nhiệt độ cao tác động sẽ làm mất đi những tính chất vật lý vốn có của chất liệu. Vậy nên, hãy tìm không gian phơi đồ thoáng mát, không được phơi vào lúc giữa trưa để hạn chế bị ánh nắng mặt trời tác động vào.
- Chỉnh chế độ giặt nhẹ: Vải thun lạnh có thể giặt bằng tay, và bằng máy. Tuy nhiên, để đảm bảo chất liệu không bị hư tổn, hãy chỉnh chế độ giặt và sấy ở mức thấp. Vòng quay càng yếu sẽ giúp cho chất liệu càng được bảo vệ.
- Không sử dụng bàn ủi: Đây là một loại vải không nhăn, nên bạn không nhất thiết phải sử dụng bàn ủi. Bàn ủi chỉ làm cho chất liệu dễ cháy, bị bóng láng và ố vàng. Vì vậy, không nên sử dụng bàn ủi để chất liệu giữ được tính thấm mỹ.
Xem thêm:
- Top 14 loại vải không nhăn sử dụng nhiều trong may mặc
- Top 8 loại vải thấm hút mồ hôi tốt, giúp hạ nhiệt nhanh
- Top 9 loại vải may đồ bộ mặc nhà được ưa chuộng nhất
Vải thun lạnh là một loại vải hiện nay rất được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt là tại nước ta. Vì chất liệu có giá thành rẻ, dễ sử dụng, nên vải thun lạnh được sản rất nhiều. Tuy nhiên, đây là một loại vải không thân thiện với môi trường, chúng không tự phân hủy được trong môi trường tự nhiên. Vậy nên, hãy là người tiêu dùng thông minh, hạn chế thải loại vải này ra bên ngoài, góp phần bảo vệ cho môi trường được xanh, sạch, đẹp.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...