Vũ Quỳnh Anh
Fan Cứng
Vải thô là một loại vải được dệt với những thành phần tự nhiên không gây ra các tác động xấu cho môi trường. Tuy thô sơ nhưng những ưu điểm mà vải thô đem lại vô cùng hữu ích. Vậy để hiểu rõ hơn về vải thô là gì? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tham khảo những thông tin dưới đây.
Vải thô là loại vải có bề mặt thô ráp, được dệt từ các sợi như cotton hay sợi gai. Vải thô được xem là trường tồn với thời gian bởi vì vải thô được sản xuất mà không có sự can thiệp của các chất hoá học. Tất cả chỉ là sợi vải thô sơ nên nhìn vải đậm chất cổ xưa và truyền thống.
Tuỳ vào mục đích sản xuất mà vải thô có những loại dày mỏng khác nhau.
Vải thô cũng được phân ra nhiều loại nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng khác nhau của khách hàng. Vải thô được chia thành 4 loại chính như sau:
Vải thô mộc là loại vải hoàn toàn không pha thêm bất cứ nguyên liệu nào khác. Vải được dệt toàn bộ bởi sợi thô. Chính vì vậy vải sẽ rất cứng, không có độ mềm nên ít được sử dụng để sản xuất áo quần. Vải chủ yếu để may túi xách, vải bọc nệm hay các loại giày…
Là loại vải được tạo nên bởi sợi thô và sợi tơ tằm giúp tạo độ mịn cho bề mặt vải thô. Tuy có sợi tơ tằm nhưng vì thành phần ít nên đặc điểm của vải cũng không khác là bao so với vải thô mộc. Nhưng cũng chính sự có mặt của sợi tơ tằm mà vải được ứng dụng rộng rãi hơn trong việc sản xuất các loại trang phục.
Vải thô cotton là chất vải dễ bị xù lông sau một thời gian sử dụng. Vải cũng không co giãn nhưng vẫn tạo được cảm giác thoải mái cho người mặc bởi chúng vẫn rất thoáng khí và hút ẩm cao.
Vải thô đũi gần giống với vải đũi, dễ nhăn những rất dễ là thẳng. Vải cũng rất mát mẻ, dễ khô và cũng được ứng dụng nhiều để may trang phục phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Là loại vải thô theo công nghệ sản xuất của Hàn Quốc nhưng được làm tại Việt Nam. So với các loại vải khác thì vải thô Hàn Quốc mềm hơn, giá thành cao hơn nhưng bù lại có nhiều hoạ tiết đẹp hơn nên vải thô Hàn Quốc rất được ưa chuộng để làm khăn trải bàn hay may các loại túi.
Để sản xuất được phải thô trước hết cần có nguyên liệu ban đầu để sản xuất sợi. Những nguyên liệu này có thể thu mua hoặc có thể tự trồng, canh tác rồi sau đó thu hoạch. Sau khi đã có nguồn nguyên liệu ban đầu chúng ta sẽ bước tiếp đến giai đoạn sản xuất sợi.
Bông và gai sẽ bước đến công đoạn tách sợi. Sợi bông sẽ được tách từ quả bông còn sợi gai sẽ được lấy từ thân cây. Quá trình tách sợi và kéo sợi hoàn toàn là quá trình cơ học không có thành phần hoá học. Nhưng trong quá trình kéo sợi sẽ có thêm một chút dầu để sợi vải được dễ kéo hơn.
Những sợi vải sau khi được kéo sẽ đem đi dệt thành vải. Vải sẽ được dệt trên khung cửi hoặc cũng có thể được đan.
Tấm vải bước cuối cùng sẽ được đi in và nhuộm. Nhưng trước khi nhuộm, vải phải được làm sạch các chất dầu còn đọng trên vải, hay các bụi bẩn li ti. Ngoài ra vải phải được tẩy trắng thì mới có thể nhuộm màu khác được bám lâu hơn.
Vải thô cũng như những loại vải khác được sử dụng để may các loại trang phục khác nhau.
Ngoài ra vải thô còn được dùng nhiều để may các kiểu váy dạo phố, váy đi chơi hay chụp hình. Các loại loại quần như quần short, quần dài ôm hoặc quần ống rộng.
Ngoài việc sử dụng để may các loại trang phục vải thô còn được ứng dụng để sản xuất các loại rèm cửa. Với khả năng che nắng và chống tia UV tốt, vải thô được nhiều người ưa chuộng mặc dù bề mặt vải không đẹp như những loại vải sang trọng khác.
Bên cạnh đó vải thô còn được dùng để may các loại ba lô và túi xách. Sợi vải chắc chắn nên được người tiêu dùng đánh giá cao trong vai trò làm vật chứa đựng và chịu lực. Không những thế vải thô còn giúp cho các sản phẩm tạo được một phong cách riêng biệt mà không phải loại vải nào cũng làm được. Một số các ứng dụng khác của vải thô còn là:
Vải thô rất dễ để bảo quản, để sử dụng được lâu dài, cần lưu ý một số điều như sau:
Vải thô được nhiều người yếu mến vì ngày nay phong cách cổ điển đã dần quay lại và được nhiều bạn trẻ đón nhận. Không những thế vải thô còn có rất nhiều ưu điểm vượt trội giúp chất liệu luôn ghi được điểm tuyệt đối với người tiêu dùng. Qua bài viết này, hy vọng các bạn bỏ túi thêm được một lượng kiến thức hữu ích về loại vải thô tuy đơn giản nhưng không kém phần cá tính và phong cách.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...
- Ý nghĩa màu sắc đồng phục – Kinh nghiệm chọn màu áo thể hiện bản sắc!
- 15+ loại vải thường dùng trong may mặc – đặc tính & ưu điểm mỗi loại
I. Vải thô là gì?
- Tên vải: Vải thô
- Thành phần vải: Sợi bông, sợi gai
- Độ thoáng của vải: Cao
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
- Khả năng co giãn: Thấp
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh, ấm
- Thường được sử dụng trong: Áo sơ mi, quần dài, các loại váy, rèm cửa, chăn ga gối đệm…
1. Khái niệm
Vải thô là loại vải có bề mặt thô ráp, được dệt từ các sợi như cotton hay sợi gai. Vải thô được xem là trường tồn với thời gian bởi vì vải thô được sản xuất mà không có sự can thiệp của các chất hoá học. Tất cả chỉ là sợi vải thô sơ nên nhìn vải đậm chất cổ xưa và truyền thống.
Tuỳ vào mục đích sản xuất mà vải thô có những loại dày mỏng khác nhau.
2. Ưu và nhược điểm của vải thô
a. Ưu điểm
- Độ thoáng mát cao: Tuy bề mặt vải hơi thô rám nhưng vì được dệt từ các sợi tự nhiên nên vải có độ thoáng mát rất cao. Mùa hè sử dụng vải thô là một sự lựa chọn lý tưởng, tuy nhìn không sang trọng như các loại vải khác nhưng mát mẻ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
- Độ hút ẩm cao: Cũng tương tự như các loại vải khác được dệt từ các nguyên liệu thiên nhiên, vải thô cũng có độ hút ẩm rất tốt nhanh thấm nước cũng như nhanh thấm mồ hồi giúp cho người mặc cảm nhận được sự thoải mái, không bị bết dính vải vào người.
- Chống nắng tốt: Vải thô được sử dụng nhiều để may áo khoác và rèm cửa bởi chúng có khả năng chống nắng và chống tia UV cực tốt. Giúp bao vệ làn da cũng như giúp cho không gian nhà ở không bị ánh nắng chiếu vào làm nóng nực.
- An toàn cho da: Vải không chứa bất kỳ thành phần hoá học nào nên sợi vải tuyệt đối an toàn với làn da. Đặc biệt hơn nữa vải còn rất an toàn với trẻ em nên có nhiều nhà sản xuất chọn vải thô để may các loại khăn hay trang phục dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi.
- Hấp thụ màu nhuộm tốt: Vải thô có khả năng bám màu tạo được sự đa dạng và phổ biến cho các loại trang phục, giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khi mua hàng.
- Giữ phom dáng tốt: Vải cứng hơn cotton nên khi được may thành áo quần vải sẽ có độ phồng hay độ đứng giúp cho vải không bị chảy xệ, luôn giúp cho trang phục có phom dáng chuẩn mặc dù đã sử dụng được một thời gian dài.
b. Nhược điểm
- Thô ráp: Sự thô ráp này làm cho vải không thể được dùng để may các loại trang phục trông sexy hay quyến rũ. Điều này cũng khiến cho những chiếc váy dạ tiệc ít nổi bật hơn các loại vải khác.
- Vải dày: Khác với những loại vải khác, vải thô dường như dày hơn rất nhiều nên nhiều bạn vẫn kén chọn sử dụng nó vào mùa hè. Tuy nhiên độ dày này lại là ưu điểm của các loại trang phục hay tiếp xúc nắng gió và bụi bặm. Chúng giúp cho người mang bảo vệ được cơ thể khỏi những tia nắng chói chang.
3. Các loại vải thô
Vải thô cũng được phân ra nhiều loại nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng khác nhau của khách hàng. Vải thô được chia thành 4 loại chính như sau:
a. Vải thô mộc
Vải thô mộc là loại vải hoàn toàn không pha thêm bất cứ nguyên liệu nào khác. Vải được dệt toàn bộ bởi sợi thô. Chính vì vậy vải sẽ rất cứng, không có độ mềm nên ít được sử dụng để sản xuất áo quần. Vải chủ yếu để may túi xách, vải bọc nệm hay các loại giày…
b. Vải thô lụa
Là loại vải được tạo nên bởi sợi thô và sợi tơ tằm giúp tạo độ mịn cho bề mặt vải thô. Tuy có sợi tơ tằm nhưng vì thành phần ít nên đặc điểm của vải cũng không khác là bao so với vải thô mộc. Nhưng cũng chính sự có mặt của sợi tơ tằm mà vải được ứng dụng rộng rãi hơn trong việc sản xuất các loại trang phục.
c. Vải thô cotton
Vải thô cotton là chất vải dễ bị xù lông sau một thời gian sử dụng. Vải cũng không co giãn nhưng vẫn tạo được cảm giác thoải mái cho người mặc bởi chúng vẫn rất thoáng khí và hút ẩm cao.
d. Vải thô đũi
Vải thô đũi gần giống với vải đũi, dễ nhăn những rất dễ là thẳng. Vải cũng rất mát mẻ, dễ khô và cũng được ứng dụng nhiều để may trang phục phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
e. Vải thô Hàn Quốc
Là loại vải thô theo công nghệ sản xuất của Hàn Quốc nhưng được làm tại Việt Nam. So với các loại vải khác thì vải thô Hàn Quốc mềm hơn, giá thành cao hơn nhưng bù lại có nhiều hoạ tiết đẹp hơn nên vải thô Hàn Quốc rất được ưa chuộng để làm khăn trải bàn hay may các loại túi.
II. Quy trình sản xuất vải đũi
1. Tìm nguyên liệu
Để sản xuất được phải thô trước hết cần có nguyên liệu ban đầu để sản xuất sợi. Những nguyên liệu này có thể thu mua hoặc có thể tự trồng, canh tác rồi sau đó thu hoạch. Sau khi đã có nguồn nguyên liệu ban đầu chúng ta sẽ bước tiếp đến giai đoạn sản xuất sợi.
2. Sản xuất sợi vải
Bông và gai sẽ bước đến công đoạn tách sợi. Sợi bông sẽ được tách từ quả bông còn sợi gai sẽ được lấy từ thân cây. Quá trình tách sợi và kéo sợi hoàn toàn là quá trình cơ học không có thành phần hoá học. Nhưng trong quá trình kéo sợi sẽ có thêm một chút dầu để sợi vải được dễ kéo hơn.
3. Dệt vải
Những sợi vải sau khi được kéo sẽ đem đi dệt thành vải. Vải sẽ được dệt trên khung cửi hoặc cũng có thể được đan.
4. Hoàn thiện
Tấm vải bước cuối cùng sẽ được đi in và nhuộm. Nhưng trước khi nhuộm, vải phải được làm sạch các chất dầu còn đọng trên vải, hay các bụi bẩn li ti. Ngoài ra vải phải được tẩy trắng thì mới có thể nhuộm màu khác được bám lâu hơn.
III. Ứng dụng vải thô trong cuộc sống
1. Sản xuất thời trang may mặc
Vải thô cũng như những loại vải khác được sử dụng để may các loại trang phục khác nhau.
- Áo sơ mi, set công sở: Vải thô giữ phom dáng tốt nên khi máy các loại áo sơ mi hay quần âu đều giúp cho các sản phẩm được đứng vải hơn, và đúng theo phong cách tại những nơi làm việc cần nhiều sự sang trọng và nghiêm túc. Không những thế vải thô còn giúp cho người mặc không cảm thấy bị khó chịu khi hoạt động quá nhiều.
- Chân váy Midi: Là kiểu chân váy mang đậm phong cách cổ điển được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Do vải không rủ nên khi được may thành chân váy tạo được độ phồng đáng yêu nhưng cũng vô cùng cá tính.
Ngoài ra vải thô còn được dùng nhiều để may các kiểu váy dạo phố, váy đi chơi hay chụp hình. Các loại loại quần như quần short, quần dài ôm hoặc quần ống rộng.
2. Những ứng dụng khác
Ngoài việc sử dụng để may các loại trang phục vải thô còn được ứng dụng để sản xuất các loại rèm cửa. Với khả năng che nắng và chống tia UV tốt, vải thô được nhiều người ưa chuộng mặc dù bề mặt vải không đẹp như những loại vải sang trọng khác.
Bên cạnh đó vải thô còn được dùng để may các loại ba lô và túi xách. Sợi vải chắc chắn nên được người tiêu dùng đánh giá cao trong vai trò làm vật chứa đựng và chịu lực. Không những thế vải thô còn giúp cho các sản phẩm tạo được một phong cách riêng biệt mà không phải loại vải nào cũng làm được. Một số các ứng dụng khác của vải thô còn là:
- Ví tiền
- Hộp bút
- Mũ
- Vỏ chăn, gối
- Giày vải
- Lều
- Bạt che nắng
IV. Một số lưu ý khi sử dụng vải thô
Vải thô rất dễ để bảo quản, để sử dụng được lâu dài, cần lưu ý một số điều như sau:
- Tránh không khí ẩm: Khi bảo quản vải thô, không nên để ở những nơi có độ ẩm cao. Vải thô hút ẩm tốt nên vào mùa đông vải rất dễ sinh nấm mốc, tạo ra mùi hôi khó chịu. Không những vậy, vải thô khi bị mốc sẽ rất khó giặt.
- Không ngâm quá lâu: Khi giặt vải thô, không nên ngâm trong nước quá lâu, chỉ cần một thời gian ngắn thì những vết bẩn cũng đã mềm ra và lúc đó chúng ta có thể vò nhẹ để làm sạch vải.
- Không phơi dưới trời nắng nóng: Mặc dù vải có khả năng chống tia UV cực tốt nhưng quá trình vải khô và hơi nước bốc hơi quá nhanh dưới trời nắng nóng sẽ dễ làm cho bề mặt vải bị khô. Bản chất vải thô cũng đã bị thô ráp nên chúng ta cần lưu ý điểm này.
- Dùng nước xả vải: Vải thô cần thiết phải dùng nước xả vải để lưu giữ hương thơm và giúp cho vải được mềm mại hơn.
- Nhiệt độ nước giặt: Với vải thô, nhiệt độ thích hợp để giặt vải khoảng 40 độ C đến 60 độ C. Với mức nhiệt độ này, vải thô dễ được làm sạch hơn là nước lạnh. Bên cạnh đó, nước ấm cũng giúp làm tan nhanh bọt xà phòng.
Vải thô được nhiều người yếu mến vì ngày nay phong cách cổ điển đã dần quay lại và được nhiều bạn trẻ đón nhận. Không những thế vải thô còn có rất nhiều ưu điểm vượt trội giúp chất liệu luôn ghi được điểm tuyệt đối với người tiêu dùng. Qua bài viết này, hy vọng các bạn bỏ túi thêm được một lượng kiến thức hữu ích về loại vải thô tuy đơn giản nhưng không kém phần cá tính và phong cách.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...