Vũ Quỳnh Anh
Fan Cứng
Ngoài rayon viscose thì rayon HWM cũng là một trong những loại vải được làm từ cellulose của bột gỗ. Và rayon HWM còn được gọi là vải modal. Vậy vải modal là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu về loại vải này và xem chúng có sự khác biệt như thế nào với vải viscose nhé.
Vải modal là loại vải bán tổng hợp được làm từ cellulose được lấy chủ yếu từ bột gỗ của cây sồi hay bạch đàn. Ngoài ra modal còn được pha trộn thêm cotton với spandex nhằm tăng thêm độ bền cho vải. Vải modal còn được gọi là vải rayon HWM.
Vải modal mềm mịn và thoáng mát hơn viscose, chính vì vậy mà giá thành cũng cao hơn rất nhiều.
Ngoài bột gỗ ra, vải còn phải trải qua một quá trình tiếp xúc với các chất hoá học phức tạp nữa mới được hoàn thiện. Chính vì vậy mà vải modal là loại vải bán tổng hợp.
Đây là hai loại vải có sự tương đồng với nhau, tuy nhiên quá trình sản xuất hay ưu nhược điểm của hai loại thì khá khác nhau. Mời các bạn tham khảo sự giống và khác nhau giữa hai loại vải thông qua bức ảnh dưới đây.
Như vậy ta có thể thấy rằng vải modal thực sự nổi bật hơn nên hiện tại nhiều người tiêu dùng vẫn chuộng loại vải này hơn.
Về cơ bản thì đây là một phiên bản của vải rayon viscose, tuy nhiên vải modal có quy trình sản xuất khác so với viscose:
Trước hết phải thu hoạch cây sồi hoặc cây bạch đàn. Đây là hai loại gỗ chủ yếu để làm ra vải modal. Gỗ sau khi được thu hoạch sẽ được chia thành các vụn nhỏ. Những vụn nhỏ này sẽ được tinh chế để tạo thành cellulose.
Dùng con lăn để ép hết phần nước bên trong vụn gỗ để chúng được tạo thành các tấm gỗ ép. Những tấm gỗ ép này tiếp tục được ngâm trong xút ăn da hay còn được gọi là dung dịch NaOH. Đối với vải modal thì nồng độ của NaOH thấp hơn nhiều so với vải viscose, chính vì vậy mà chất thải sau khi vải được hoàn thiện cũng sẽ ít hơn rất nhiều.
Những tấm ép sau khi ngâm trong dung dịch xút ăn da sẽ được chia thành từng miếng nhỏ. Những mãnh vụn này sẽ tiếp tục được ngâm trực tiếp trong carbon disulfide để tạo thành chất Natri cellulose xanthate.
Để tạo ra được hợp chất cuối cùng, Natri cellulose xanthate sẽ được tiếp xúc với xút ăn da một lần nữa. Hợp chất này sẽ được cho vào máy quay để ép thành từng sợi.
Những sợi được ép bằng máy quay sẽ được ngâm trong axit sulfuric, rồi sau đó tiến hành kéo sợi giúp cho sợi vải được bền và chắc hơn. Cuối cùng chúng sẽ được đem đi để dệt thành vải.
Với những tính năng vượt trội như độ thoáng khí cao, thấm hút mồ hôi tốt, co giãn tốt… nên vải được sử dụng nhiều để sản xuất các loại áo quần dành cho các môn thể thao như khiêu vũ, điền kinh, thể dục dụng cụ…Ngoài ra vải còn được sử dụng để may các sản phẩm như:
Nhiều nhà sản xuất trong ngành chăn ga gối đệm sử dụng vải modal rất nhiều. Với độ thoáng mát cũng như bề mặt mềm mại rất thích hợp để tạo nên một không gian nghỉ ngơi lý tưởng cho con người. Không những vậy việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn khi vải rất nhanh khô và cũng khó sinh ra mùi ẩm mốc. Những điều kiện thuận lợi như vậy sẽ là bước đệm giúp cho không gian phòng ngủ của bạn trở nên mát mẻ và thoáng đãng hơn nhiều.
Vải modal là một trong những loại vải được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng để sử dụng trong những ngày nắng nóng. Sự nhẹ nhàng và tinh tế mà chất liệu modal mang lại sẽ là ưu điểm mấu chốt để nó có thể phát triển hơn trong tương lai. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong những bài viết sau.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...
- Vải Denim là gì? Đặc tính & ứng dụng của chất liệu vải denim trong đời sống
- Vải Jeans là gì? Đặc điểm, phân loại & cách bảo quản vải Jeans tốt nhất
I. Vải Modal là gì?
- Tên vải: Modal
- Vải còn được gọi là: rayon HWM
- Thành phần vải: Xenlulo từ cây cối và các thành phần tổng hợp
- Độ thoáng của vải: Rất thoáng khí
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Cao
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Nhật Bản
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
- Thường được sử dụng trong: Quần áo thể thao, đồ lót, áo phông, ga trải giường
1. Khái niệm
Vải modal là loại vải bán tổng hợp được làm từ cellulose được lấy chủ yếu từ bột gỗ của cây sồi hay bạch đàn. Ngoài ra modal còn được pha trộn thêm cotton với spandex nhằm tăng thêm độ bền cho vải. Vải modal còn được gọi là vải rayon HWM.
Vải modal mềm mịn và thoáng mát hơn viscose, chính vì vậy mà giá thành cũng cao hơn rất nhiều.
Ngoài bột gỗ ra, vải còn phải trải qua một quá trình tiếp xúc với các chất hoá học phức tạp nữa mới được hoàn thiện. Chính vì vậy mà vải modal là loại vải bán tổng hợp.
2. Nguồn gốc ra đời
- Năm 1950: Vải được sản xuất đầu tiên tại Nhật Bản. Vải có các tính chất gần giống với rayon viscose nhưng quá trình hình thành nên modal giảm được lượng thải đáng kể nên vải modal ngày càng được mọi người ưa chuộng hơn.
- Bên cạnh đó vải modal nhẹ hơn viscose rất nhiều, độ thoáng khí cũng rất cao nên nó đã dần dần trở thành đối thủ cạnh trạnh với viscose. Ngoài vải viscose ra, vải modal cũng bắt đầu trở thành loại vải đối đầu với lyocell.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của vải modal, vải viscose đã có thời gian phải ngưng sản xuất vì những ưu điểm vượt trội mà chất liệu này đem lại cũng như con người cảm nhận được sự thân thiện hơn khi sử dụng vải modal.
3. Sự khác nhau giữa vải modal với vải viscose
Đây là hai loại vải có sự tương đồng với nhau, tuy nhiên quá trình sản xuất hay ưu nhược điểm của hai loại thì khá khác nhau. Mời các bạn tham khảo sự giống và khác nhau giữa hai loại vải thông qua bức ảnh dưới đây.
Như vậy ta có thể thấy rằng vải modal thực sự nổi bật hơn nên hiện tại nhiều người tiêu dùng vẫn chuộng loại vải này hơn.
II. Quy trình sản xuất vải modal
Về cơ bản thì đây là một phiên bản của vải rayon viscose, tuy nhiên vải modal có quy trình sản xuất khác so với viscose:
1. Khai thác cellulose
Trước hết phải thu hoạch cây sồi hoặc cây bạch đàn. Đây là hai loại gỗ chủ yếu để làm ra vải modal. Gỗ sau khi được thu hoạch sẽ được chia thành các vụn nhỏ. Những vụn nhỏ này sẽ được tinh chế để tạo thành cellulose.
2. Tạo tấm ép
Dùng con lăn để ép hết phần nước bên trong vụn gỗ để chúng được tạo thành các tấm gỗ ép. Những tấm gỗ ép này tiếp tục được ngâm trong xút ăn da hay còn được gọi là dung dịch NaOH. Đối với vải modal thì nồng độ của NaOH thấp hơn nhiều so với vải viscose, chính vì vậy mà chất thải sau khi vải được hoàn thiện cũng sẽ ít hơn rất nhiều.
3. Tạo Natri cellulose xanthate
Những tấm ép sau khi ngâm trong dung dịch xút ăn da sẽ được chia thành từng miếng nhỏ. Những mãnh vụn này sẽ tiếp tục được ngâm trực tiếp trong carbon disulfide để tạo thành chất Natri cellulose xanthate.
4. Quay sợi
Để tạo ra được hợp chất cuối cùng, Natri cellulose xanthate sẽ được tiếp xúc với xút ăn da một lần nữa. Hợp chất này sẽ được cho vào máy quay để ép thành từng sợi.
5. Thành phẩm
Những sợi được ép bằng máy quay sẽ được ngâm trong axit sulfuric, rồi sau đó tiến hành kéo sợi giúp cho sợi vải được bền và chắc hơn. Cuối cùng chúng sẽ được đem đi để dệt thành vải.
III. Ưu và nhược điểm của vải modal
1. Ưu điểm
- Độ thoáng khí cao: Vải thích hợp để sản xuất các loại áo quần thể thao và những bộ trang phục mùa hè vì có độ thoáng khí rất cao giúp người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
- Độ co giãn tốt: Vải modal không những thoáng mát mà độ co giãn cũng đạt ngưỡng ưu việt. Với độ co giãn tốt như thế này thì vải rất thích hợp để may những sản phẩm ôm dáng.
- Mềm mại: Dù sờ hay nhìn thì bạn cũng sẽ cảm nhận được sự mềm mại mà loại vải này đem lại. Với bề mặt không chút nhược điểm như thế này các nhà sản xuất chăn ga gối đệm sử dụng rất nhiều trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cho con người có những giấc ngủ êm ái.
- Độ thấm hút cao: Nếu so với cotton thì vải modal thấm hút gấp đôi. Với ưu điểm này người tiêu dùng sẽ không có cảm giác bức bí hay khó chịu trong những ngày nắng nóng.
- Độ bền cao: Tuy vải có co giãn hay có bề mặt mềm mại nhưng không vì thế mà nhanh chảy xệ hay hư hỏng. Vải được dệt chặt nên độ bền của vải cũng rất lý tưởng. Nếu như biết cách bảo quản, các sản phẩm như áo quần cũng được sử dụng khoảng vài năm.
- Không co rút: Khác với các loại rayon khác, vải modal không bị co rút khi gặp nước hay qua quá trình sử dụng lâu dài. Điều này giúp kéo dài được tuổi thọ cho các sản phẩm.
- Thân thiện với môi trường: Tuy quy trình có thải ra những chất gây ô nhiễm cho môi trường nhưng lượng chất thải không nhiều và các sản phẩm làm từ vải có thể tự phân huỷ sinh học.
- Không nhăn: Một ưu điểm tốt của vải nữa đó chính là độ nhăn, vải không hề bị nhăn nhúm sau mỗi lần giặt, tiết kiệm được thời gian rất nhiều cho người tiêu dùng.
2. Nhược điểm
- Gây dị ứng: Tuy có nguồn gốc xuất xứ từ thực vật, nhưng để hoàn thiện được vải modal, chúng phải trải qua rất nhiều quá trình phản ứng hoá học khác nhau. Vì vậy có một số người sẽ bị dị ứng với những chất này khi sử dụng.
- Rừng cạn kiệt: Nhiều nơi thu hoạch cây để lấy gỗ nhưng lại không trồng hay chăm sóc lại làm cho tài nguyên bị khai thác một cách tràn lan và cạn kiệt.
IV. Ứng dụng vải modal trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Với những tính năng vượt trội như độ thoáng khí cao, thấm hút mồ hôi tốt, co giãn tốt… nên vải được sử dụng nhiều để sản xuất các loại áo quần dành cho các môn thể thao như khiêu vũ, điền kinh, thể dục dụng cụ…Ngoài ra vải còn được sử dụng để may các sản phẩm như:
- Set bộ
- Áo thun nam nữ
- Quần dài
- Váy
- Đồ ngủ
- Khăn choàng
2. Sản xuất chăn ga gối đệm
Nhiều nhà sản xuất trong ngành chăn ga gối đệm sử dụng vải modal rất nhiều. Với độ thoáng mát cũng như bề mặt mềm mại rất thích hợp để tạo nên một không gian nghỉ ngơi lý tưởng cho con người. Không những vậy việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn khi vải rất nhanh khô và cũng khó sinh ra mùi ẩm mốc. Những điều kiện thuận lợi như vậy sẽ là bước đệm giúp cho không gian phòng ngủ của bạn trở nên mát mẻ và thoáng đãng hơn nhiều.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải modal
- Nhiệt độ nước giặt: Với những loại vải có độ mềm và độ co giãn tốt thì bạn nên sử dụng nước lạnh để giặt. Nước nóng có thể làm cho sợi vải bị co lại làm mất đi các đặc tính vốn có của nó.
- Sử dụng túi giặt: Đối với việc giặt máy, bạn nên dùng túi giặt để đảm bảo cho áo quần được bảo vệ một cách tốt nhất. Ngoài ra hạn chế được bột xà phòng bám trên vải khi giặt.
- Thuốc tẩy chứa oxi: Sử dụng chất tẩy làm cho áo quần nhanh bị bào mòn hơn. Chính vì vậy khi quá cần sử dụng đến thuốc tẩy để làm sạch các sản phẩm từ vải modal. Bạn nên sử dụng thuốc tẩy có chứa thành phần oxy.
- Phơi khô tự nhiên: Vải modal rất nhanh khô, vì vậy bạn không nên can thiệp quá nhiều trong quá trình làm khô cho vải. Chỉ cần phơi ở những nơi thoáng đãng là vải đã đủ để được làm khô. Nếu như thời gian có gấp quá, bạn có thể dùng máy sấy nhưng chỉ chỉnh nhiệt độ thấp.
- Giặt nhẹ: Điều cần thiết khi giặt đó là bạn chỉ nên dùng tay để vò nhẹ, tránh chà xát mạnh làm xù bề mặt của vải.
Vải modal là một trong những loại vải được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng để sử dụng trong những ngày nắng nóng. Sự nhẹ nhàng và tinh tế mà chất liệu modal mang lại sẽ là ưu điểm mấu chốt để nó có thể phát triển hơn trong tương lai. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong những bài viết sau.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...