Vũ Quỳnh Anh
Fan Cứng
Chắc hẳn các bạn đã đôi lần nhìn thấy hay sử dụng các dụng cụ dùng để câu cá. Vì cá ở dưới nước nên cần một chất liệu có thể giúp nước chảy ra hết bên ngoài. Chất liệu đó không hề xa lạ với chúng ta đó chính là vải lưới. Trong may mặc, vải lưới cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo ra các sản phẩm thời trang thiết yếu phục vụ nhu cầu của con người. Vậy vải lưới là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu ngay nhé.
Vải lưới là loại vải được cấu tạo từ các hạt nhựa như PVC hay PP. Chúng được tạo ra khi các nhựa được nung nóng chảy vào kéo thành sợi. Từ những sợi vải đó dệt nên tấm vải lưới. Trong tiếng Anh vải lưới được gọi là “Mesh”.
Vải lưới khác với những loại vải khác ở điểm, chúng có lỗ thoát khí khá lớn. Các sợi vải được dệt rất lỏng lẻo cho nên có rất nhiều có lỗ nhỏ trên bề mặt vải. Ngoài ra chúng còn được gọi là vải lưới vì thực sự cấu tạo của nó như một tấm lưới, có khả năng nhìn xuyên thấu qua những lổ nhỏ ấy.
Nhắc đến lưới thì chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua như lưới đánh cá hay các loại võng mà chúng ta hay nằm. Lưới xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, nhưng cho đến thế kỷ 19, lưới mới thực sự được dùng trong may mặc.
Vải lưới ra đời rất ngẫu nhiên và trong hoàn cảnh hết sức thú vị. Đó là trong một ngày đi dạo của ông Lewis Haslam, khi ngoài trời đang rất lạnh, ông nhìn thấy dì của mình đeo một đôi găng tay lưới, ông đã thắc mắc nhưng câu trả lời đáp lại với ông rằng, dù đeo găng tay lưới nhưng bàn tay không hề bị lạnh.
Sự tò mò của ông Lewis Haslam đã khiến ông chế tạo các loại vải dệt kim có cấu trúc lỏng lẻo. Và công ty dệt Aertex là công ty chuyên sản xuất vải lưới đã ra đời. Năm 1980, các sản phẩm của công ty đã được sử dụng rất nhiều bởi sự kết hợp vải lưới trong các loại trang phục thể thao của Adidas.
Và kể từ đó, có rất nhiều công ty dệt sản xuất vải lưới được ra đời. Không chỉ sản xuất ra vải lưới mà các loại vải có phiên bản tương tự cũng được sản xuất.
Vải lưới được sản xuất từ hai nguyên liệu chính là Polyester và Nylon nên bước thực hiện ban đầu đó chính là tạo ra các monome. Từ tinh chế dầu mỏ, các monome polyamit sẽ được chiết xuất và kết hợp với các loại axit nhằm tạo ra các polyme.
Công đoạn tiếp theo đó chính là nung nóng chảy các polyme ở thể rắn này thành dạng lỏng. Khi đã được nấu chảy, chất lỏng này sẽ được chuyển qua máy phun sợi để tạo sợi nhựa. Thông thường thì những loại sợi này sẽ tự khô trong không khí. Sau đó quấn chúng vào các ống cuộn để đem đi dệt.
Đối với vải lưới, các sợi vải sẽ được nhuộm trước sau đó mới được dệt thành tấm vải lớn. Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm của các loại vải mà vải sẽ được dệt thành những dạng lưới khác nhau. Ví dụ như vải tuyn thì chúng được dệt theo cấu trúc hình lục giác.
Vải lưới thường được mọi người sử dụng để làm các dụng cụ đánh cá như lưới cầm tay hay lưới lớn đánh cá dưới sông, ao hồ. Hay có thể làm các túi lưới thường được sử dụng trong máy giặt. Trong gian bếp, vải lưới được dùng để làm các túi lọc để lọc xác đồ ăn hay dùng để vắt các loại nước như nước cốt đưa…
Các loại vải lưới lổ nhỏ được dùng để may các loại áo như áo thun thông thường. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các loại vải khác để tạo điểm nhấn cho trang phục hay giúp áo quần trông được nổi bật hơn.
Vải lưới đặc biệt thích hợp để may các loại áo thể thao bởi độ thoáng khí mà chúng mang lại. Các hãng như Adidas hay Nike đều sử dụng vải cho các thiết kế của mình. Không những vậy, chất liệu này còn được rất nhiều phụ nữ ưa thích khi sử dụng may các loại trang phục định hình như quần lưng cao, hay nịt bụng…
Ngoài trang phục ra, vải lưới còn được dùng để may mũ, giày hay các loại túi xách.
Vải lưới có khả năng thoáng khí rất cao nên các chị em rất thích khi chúng được sử dụng may đồ lót. Không những thế cấu tạo của vải còn khiến chị em mê mệt khi diện bikini, sự quyến rũ mà vải lưới đem lại giúp cho những bộ trang phục này thêm phần hấp dẫn.
Vải lưới tuy được tạo từ các nguyên liệu nhân tạo nhưng ứng dụng của vải khá đa dạng. Sử dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên vải lưới được sản xuất rất nhiều và đa dạng. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hình dung cũng như nắm rõ kiến thức về vải lưới là gì? Chúc các bạn luôn vui vẻ và cảm ơn Các bạn đã theo dõi bài viết.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...
- Supima cotton là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm & ứng dụng của Supima cotton
- Vải nhung là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng của vải nhung
I. Vải lưới là gì?
- Tên vải: Lưới
- Vải còn được gọi là: Mesh
- Thành phần vải: Nhiều loại sợi tổng hợp khác nhau
- Vải có thể có các biến thể HPI: 6-16 lỗ mỗi inch
- Khả năng thoáng khí của vải: Rất thoáng khí
- Khả năng hút ẩm: Trung bình
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Nước Anh
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Nước lạnh hoặc giặt bằng tay
- Thường được sử dụng trong: Áo thể thao, quần đùi thể thao, đồ lót, quần áo định hình, trang phục tập luyện, màn hình in lụa.
1. Vải lưới là gì?
Vải lưới là loại vải được cấu tạo từ các hạt nhựa như PVC hay PP. Chúng được tạo ra khi các nhựa được nung nóng chảy vào kéo thành sợi. Từ những sợi vải đó dệt nên tấm vải lưới. Trong tiếng Anh vải lưới được gọi là “Mesh”.
Vải lưới khác với những loại vải khác ở điểm, chúng có lỗ thoát khí khá lớn. Các sợi vải được dệt rất lỏng lẻo cho nên có rất nhiều có lỗ nhỏ trên bề mặt vải. Ngoài ra chúng còn được gọi là vải lưới vì thực sự cấu tạo của nó như một tấm lưới, có khả năng nhìn xuyên thấu qua những lổ nhỏ ấy.
2. Nguồn gốc vải lưới
Nhắc đến lưới thì chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua như lưới đánh cá hay các loại võng mà chúng ta hay nằm. Lưới xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, nhưng cho đến thế kỷ 19, lưới mới thực sự được dùng trong may mặc.
Vải lưới ra đời rất ngẫu nhiên và trong hoàn cảnh hết sức thú vị. Đó là trong một ngày đi dạo của ông Lewis Haslam, khi ngoài trời đang rất lạnh, ông nhìn thấy dì của mình đeo một đôi găng tay lưới, ông đã thắc mắc nhưng câu trả lời đáp lại với ông rằng, dù đeo găng tay lưới nhưng bàn tay không hề bị lạnh.
Sự tò mò của ông Lewis Haslam đã khiến ông chế tạo các loại vải dệt kim có cấu trúc lỏng lẻo. Và công ty dệt Aertex là công ty chuyên sản xuất vải lưới đã ra đời. Năm 1980, các sản phẩm của công ty đã được sử dụng rất nhiều bởi sự kết hợp vải lưới trong các loại trang phục thể thao của Adidas.
Và kể từ đó, có rất nhiều công ty dệt sản xuất vải lưới được ra đời. Không chỉ sản xuất ra vải lưới mà các loại vải có phiên bản tương tự cũng được sản xuất.
3. Các loại vải lưới
- Vải lưới polyester: Là loại vải lưới được tạo nên từ Polyester. Vải nhẹ, không bị bí mồ hôi, cũng có khả năng hút ẩm nhưng khá thấp. Vải lưới polyester được sử dụng nhiều trong việc máy các loại trang ohucj thể thao.
- Vải lưới nylon: Không được sử dụng trong ngành sản xuất may mặc. Tuy nhiên chúng được sử dụng rất nhiều trong việc tạo ra các vật dụng hữu ích trong gia đình như màn ngủ, làm túi giặt…
- Vải lưới Tuyn: Cũng được làm từ polyester và nylon là chủ yếu. Nhưng vải tuyn có các vỏng khoét lỗ nhỏ hơn và thường được sử dụng nhiều trong các trang phục khiêu vũ nhằm tạo được điểm nhấn. Ngoài ra vải tuyn có khi còn được làm từ lụa để giảm thiểu được các chất thải độc hại ra ngoài môi trường.
- Vải lưới power: Là loại vải được sử dụng nhiều trong việc định hình cơ thể trong các loại trang phục thể thao hay đồ bơi. Vải lưới power còn tạo cảm giác mềm và nhẹ. Bên cạnh đó các loại áo quần và các kiểu váy cũng cần có sự trợ giúp của chất liệu này. Vải có khả năng co giãn 4 chiều nên nhiều người rất ưa chuộng ưu điểm này để may đồ lót.
- Vải lưới powernet: Vải được dệt dạng lưới tương đối dày với các lổ nhỏ li ti. Vải cũng được sử dụng nhiều để may đồ lót và đặc biệt người tiêu dùng thích các loại tất được may từ chất liệu này.
II. Quy trình sản xuất vải lưới
Vải lưới được sản xuất từ hai nguyên liệu chính là Polyester và Nylon nên bước thực hiện ban đầu đó chính là tạo ra các monome. Từ tinh chế dầu mỏ, các monome polyamit sẽ được chiết xuất và kết hợp với các loại axit nhằm tạo ra các polyme.
Công đoạn tiếp theo đó chính là nung nóng chảy các polyme ở thể rắn này thành dạng lỏng. Khi đã được nấu chảy, chất lỏng này sẽ được chuyển qua máy phun sợi để tạo sợi nhựa. Thông thường thì những loại sợi này sẽ tự khô trong không khí. Sau đó quấn chúng vào các ống cuộn để đem đi dệt.
Đối với vải lưới, các sợi vải sẽ được nhuộm trước sau đó mới được dệt thành tấm vải lớn. Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm của các loại vải mà vải sẽ được dệt thành những dạng lưới khác nhau. Ví dụ như vải tuyn thì chúng được dệt theo cấu trúc hình lục giác.
III. Ưu điểm và nhược điểm của vải lưới
1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Mặc dù chúng có cấu tạo các sợi vải lỏng lẻo và không dày đặc. Tuy nhiên do nguyên liệu chính là Polyester và Nylon nên sợi vải thường bền hơn và chắc hơn.
- Thoáng mát: Vải có nhiều lỗ thoát khí nên không khí bên ngoài có thể lọt vào tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
- Khả năng co giãn cao: Vải đôi khi có sự góp sức của thành phần spandex cũng như cấu tạo dạng lưới nên vải co giãn khá tốt, thích hợp để may các loại trang phục thể thao.
- Giá cả phải chăng: Được tổng hợp từ các nguyên liệu nhân tạo nên vải có giá rẻ được rất nhiều khách hàng quan tâm và mua sắm.
2. Nhược điểm
- Khả năng giữ nhiệt thấp: Vải lưới là loại vải không thể nào sử dụng được vào mùa đông. Bởi chúng có hàng nghìn lỗ nhỏ trên bề mặt vải nên làm cho không lạnh lọt vào khiến cơ thể không giữ được độ ấm.
- Khả năng hút ẩm trung bình: Mặc dù vải rất thoáng khí, nhưng khả năng hút ẩm hay mồ hôi không cao, điều này cũng hạn chế cho người sử dụng khi mà mồ hôi khó có thể được thấm hút ra bên ngoài.
- Khó vệ sinh: Vải lưới chỉ được giặt bằng tay, nếu giặt máy có khả năng các sản phẩm dễ bị rách và hư hỏng do cấu tạo các sợi vải không được dệt chặt lại với nhau.
IV. Ứng dụng vải lưới trong cuộc sống
1. Làm các loại lưới
Vải lưới thường được mọi người sử dụng để làm các dụng cụ đánh cá như lưới cầm tay hay lưới lớn đánh cá dưới sông, ao hồ. Hay có thể làm các túi lưới thường được sử dụng trong máy giặt. Trong gian bếp, vải lưới được dùng để làm các túi lọc để lọc xác đồ ăn hay dùng để vắt các loại nước như nước cốt đưa…
2. Sản xuất may mặc, phụ kiện
Các loại vải lưới lổ nhỏ được dùng để may các loại áo như áo thun thông thường. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các loại vải khác để tạo điểm nhấn cho trang phục hay giúp áo quần trông được nổi bật hơn.
Vải lưới đặc biệt thích hợp để may các loại áo thể thao bởi độ thoáng khí mà chúng mang lại. Các hãng như Adidas hay Nike đều sử dụng vải cho các thiết kế của mình. Không những vậy, chất liệu này còn được rất nhiều phụ nữ ưa thích khi sử dụng may các loại trang phục định hình như quần lưng cao, hay nịt bụng…
Ngoài trang phục ra, vải lưới còn được dùng để may mũ, giày hay các loại túi xách.
3. May đồ lót
Vải lưới có khả năng thoáng khí rất cao nên các chị em rất thích khi chúng được sử dụng may đồ lót. Không những thế cấu tạo của vải còn khiến chị em mê mệt khi diện bikini, sự quyến rũ mà vải lưới đem lại giúp cho những bộ trang phục này thêm phần hấp dẫn.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải lưới
- Nhiệt độ nước giặt: Vải được khuyên giặt ở nhiệt độ thường tức nước mát. Các sợi vải được tạo ra do quá trình nung chảy các hạt nhựa nên khi gặp nhiệt độ nóng vải sẽ bị tác động và làm ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài của chúng.
- Không phơi dưới trời nắng nóng: Cũng như lưu ý ở trên, bạn phải tránh phơi các sản phẩm từ vải lưới dưới ánh nắng quá lâu, đặc biệt khi trời có nhiệt độ quá cao. Thực tế vải rất nhanh khô nên không cần thiết phải cho chúng tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng.
- Không nhất thiết làm thẳng: Vải lưới dường như không bị nhăn sau khi giặt hay sử dụng. Chính vì vậy hạn chế dùng bàn ủi để bảo vệ quần áo của mình được lâu dài hơn.
- Giặt nhẹ tay: Có một số loại vải lưới rất mềm và mỏng như tất chân hay găng tay. Vì thế bạn phải giặt thật nhẹ tay để bề mặt vải không bị rút sợi.
Vải lưới tuy được tạo từ các nguyên liệu nhân tạo nhưng ứng dụng của vải khá đa dạng. Sử dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên vải lưới được sản xuất rất nhiều và đa dạng. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hình dung cũng như nắm rõ kiến thức về vải lưới là gì? Chúc các bạn luôn vui vẻ và cảm ơn Các bạn đã theo dõi bài viết.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...