MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
671K

Vải Canvas là gì? Đặc điểm, ứng dụng vải canvas hiện nay

Vũ Quỳnh Anh

Fan Cứng
Vải Canvas – một nguyên liệu vô cùng đa dạng và đa năng. Đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ việc làm quần áo và túi xách đến trang trí nội thất và bảo vệ ngoại thất. Vải Canvas đã chiếm được lòng tin của nhiều người nhờ vào đặc điểm độ bền bỉ và tính linh hoạt trong ứng dụng.

Nhưng trước khi chúng ta đi sâu vào việc khám phá những ứng dụng đa dạng của nó, hãy cùng Trang Làm Đẹp tìm hiểu về vải Canvas là gì và những đặc điểm nổi bật của nó trong bài viết dưới đây nhé!

Vải Canvas là gì?


Vải canvas là gì? Chất liệu, nguồn gốc & ứng dụng


Vải Canvas hay còn được gọi là vải bố, là một chất liệu. Được dệt từ sợi gai, lanh, bông hay cotton… Đây là loại vải có lịch sử lâu đời, gắn bó với người dân ở cả Châu Á và Châu Âu. Tên gọi Canvas của vải bố bắt nguồn từ “Canabis” trong tiếng Ả-rập, có nghĩa là cây gai dầu.

Vải bố xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Do những người Trung Quốc cổ đại sản xuất. Thông qua quá trình kéo xơ để tạo sợi vải từ cây gai dầu. Người dân đã tạo ra một loại vải mới. Đến thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên. Thông qua con đường tơ lụa người Châu Âu bắt đầu nhập loại vải này về để sử dụng.

Qua các cuộc giao thương giữa nhiều khu vực. Vải Canvas đã trở thành vật liệu quen thuộc với người dân nhiều nước. Thời điểm đó, loại vải này chủ yếu được dùng làm cánh buồm cho thuyền buôm. Vải bọc cối xay gió, dây thừng, bao chứa vật liệu… Ngày nay, vải bố còn được sản xuất từ các loại sợi khác để tăng độ bền cho vải.

Vải Canvas bắt nguồn từ đâu?


Tên vải Canvas được bắt ngườn từ tiếng Ả Rập là “Canabis”. Nó có là tên của một loại cây gai dầu. Trong tiếng La Tinh. Cây gai dầu được đọc là Canvas, từ đó, tên gọi vải Canvas được hình thành.

Ở giai đoạn đầu của nghành công nghiệp dệt vải, cây gai dầu chính là nguyên liệu để dệt ra chúng. Và tất nhiên, ngay từ khi ra đời. Vải canvas đã được nhiều người sử dụng và tận dụng làm bạt buồm. Lều hay làm giấy vẽ tranh nhờ những đặc tính siêu bền ưu việt của nó.

Từ những năm 3000 trước công nguyên, người Trung Quốc đã biết sử dụng cây gai dầu để làm vải. Cũng như tạo ra dây thừng. Sau đó, người Ấn Độ dùng thêm bông khi dệt sợi gai dầu năm 1500 trước công nguyên.

Ở thế kỷ VIII, người hồi giáo Ả Rập – Saracens và dân nhập cư Moors đã mang bông tới Châu u từ vùng Bắc Phi. Bắt đầu từ đó, tại Venice và Barcelona, trong quá trình dệt đã bổ sung thêm bông. Để làm nên vải buồm cho những con thuyền. Ứng dụng này nhanh chóng được nhân lên rộng rãi.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, chất liệu tổng hợp đã thay thế bông. Làm nên các loại vải buồm. Đầu thế kỷ 20, Công ty của Mỹ mà J.Edmond & Sons sử dụng. Vải canvas cho việc sản xuất một vài chi tiết nối trong bánh xe nước và các loại băng thuyền.

Vải Canvas được dệt như thế nào?


Sau khi chuẩn bị nguyên liệu là cây gai dầu, người thợ dệt bắt đầu. Bằng cách tách các sợi dây ra với nhau và dệt chặt các sợi lại với nhau theo phương pháp dệt trơn (Hay còn gọi là dệt ngang). Đó là một kiểu dệt rất cơ bản trong ngành dệt vải.

Người thợ dệt giữ cố định sợi dọc của vải trên khung dệt. Trong khi đó các sợi ngang sẽ được đan lồng ghép vào nhau theo nguyên tắt xen kẽ. Nếu bạn đã từng nhìn thấy cách ông bà ta dệt ra những tấm chiếu nằm như thế nào. Thì cách dệt của vải canvas cũng gần giống như vậy. Các loại sợi này thường có kích thước to và nặng hơn các sợi vải thông thường. Trọng lượng sợi và kỹ thuật dệt trơn tách biệt vải với các loại vải cotton khác.

Ưu, nhược điểm của vải Canvas


Đặc tính cơ bản của sợi cây gai dầu là khi dệt với nhau sẽ tạo nên một kết cấu bền chắc. Chống thấm nước tốt. Vải canvas có bền không, vải Canvas có tốt không? Bạn sẽ được giải đáp ngay qua thông tin dưới đây:

1. Thân thiện với người dùng


Vải Canvas Là Gì? | Chất Liệu Bền Bỉ Và Chống Nước (2024)


Vải Canvas được sản xuất 100% từ sợi tự nhiên nên độ lành tính rất cao. Bạn không cần lo lắng về chất độc hại của bề mặt vải vì vải bố hoàn toàn an toàn. Đặc biệt, vải còn có khả năng tái sử dụng và tự phân hủy nên cũng thân thiện với môi trường.

2. Độ bền chắc cao


Đặc điểm cách sản xuất vải bố là dệt theo chiều ngang. Nên có thể dễ dàng điều chỉnh được độ khít giữa các sợi vải. Do đó, độ bền chắc của Canvas vượt xa các loại vải như Cotton hay Jean. Vải cũng có trọng lượng nhẹ và dễ dàng vệ sinh khi dính bẩn.

3. Khả năng chống thấm nước


Vải Canvas có chống nước không? Với thành phần 100% làm từ sợi cây gai dầu. Vải Canvas không thấm nước quá nhiều. Ngày nay, dưới dây chuyền công nghệ hiện đại, người ta còn thêm một số chất. Để gia tăng độ bền và khả năng chống thấm nước của vải bố.

4. Giữ màu tốt


Ưu điểm nổi bật nhất của vải Canvas là khả năng giữ màu cực tốt. Các sợi vải luôn đan chặt với nhau. Nên khi được nhuộm màu sẽ ngấm sâu và bám chắc. Màu nguyên thủy của vải bố là xám và trắng ngà. Nên việc nhuộm màu để cho ra các sắc màu đẹp vô cùng đơn giản.

Chất liệu Canvas sở hữu rất nhiều ưu điểm, song vẫn tồn tại một số điểm hạn chế. Đây là loại vải kết cấu bền chặt. Nên khi giặt sẽ lâu khô hơn các loại vải lụa, lanh hay Cotton. Vải bố có bề mặt thô ráp nên ít được sử dụng để may quần áo hay chăn mền. Mặc dù có độ bền cao nhưng vải bố không thích hợp. Để đựng các vật có trọng lượng lớn hoặc sắc nhọn.

Phân loại vải Canvas trên thị trường


Vải canvas là loại vải được sản xuất qua các công đoạn tỉ mỉ. Và chuyên nghiệp của những người thợ làm nghề. Hiện nay, trên thị trường phổ biến rất nhiều loại vải canvas dùng trong may mặc. Tùy vào các đặc tính riêng mà các loại. Vải Canvas sẽ được chọn để sử dụng cho các mục đích khác nhau.

1. Vải Cotton Canvas


Vải Cotton Canvas


Vải Cotton Canvas còn có tên gọi khác là vải bông Canvas. Đây là một trong những loại vải bố phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu vải Canvas Cotton là sự kết hợp giữa sợi bông. Và sợi của cây gai dầu giúp bề mặt vải mềm mại hơn. Loại vải này được sử dụng nhiều cho các mặt hàng thời trang giá rẻ như giày hay túi xách.

2. Vải Polyester Canvas


Vải Polyester Canvas là vải sợi tổng hợp cũng được sử dụng nhiều trên thị trường. Sợi cây gai dầu cùng với các loại sợi tổng hợp. Và nylon giúp tạo ra loại vải có khả năng chống nước cao, độ bền tốt. Độ bền của vải sợi tổng hợp Canvas có thể lên đến 10 đến 15 năm nên rất được ưa chuộng.

3. Vải phủ PVC Canvas


Vải phủ PVC Canvas là sự kết hợp của vải lanh, sợi bông và sợi PVC. Để tăng khả năng kháng nước cho vải bố thông thường. Cũng giống như vải Polyester Canvas. Vải phủ PVC Canvas có độ bền khá cao nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Các sản phẩm làm từ chất liệu này có thể dùng được trên 10 năm.

4. Vải thô Canvas


Vải thô Canvas chính là loại vải bố nguyên thủy với chất liệu 100% làm từ cây gai dầu. Loại vải này khá dày và thô sơ. Có thể chống cháy ở mức độ nhất định. Vải thô Canvas thường có màu xám xi măng hoặc màu hơi ngà. Nếu được nhuộm màu thì sẽ đa dạng màu sắc hơn. Nhiều sản phẩm có bao bì làm từ vải Canvas trắng vì lành tính và thân thiện với môi trường.

vải canvas có bền không

5. Vải mềm Canvas


Vải mềm Canvas là chất liệu đã được cải tiến để bề mặt mềm mại hơn. Trọng lượng của loại vải này khá nhẹ. Độ dày vừa phải nên có thể ứng dụng làm các mặt hàng thời trang. Nếu bạn đang cần tìm một chất liệu giá rẻ. Nhưng vẫn đủ mềm mại và nhẹ nhàng thì có thể cân nhắc đến vải mềm Canvas.

6. Vải họa tiết Canvas


edc6525047bced627b7272e3855bcd91


Vải họa tiết Canvas là loại vải bố được in thêm họa tiết để tăng tính thẩm mỹ. Đặc điểm của loại vải này là màu in lên sáng, rất bền màu nên cực kỳ bắt mắt. Vải Canvas bám màu lâu dài, vải nguyên thủy là màu xám và trắng ngà. Nên có thể in đẹp hầu như mọi loại màu sắc.

7. Vải thổ cẩm Canvas


Vải thổ cẩm Canvas cũng là một phân loại vải bố rất được ưa chuộng. Nếu bạn ưa thích các sản phẩm họa tiết thổ cẩm. Nhưng muốn tìm ở mức giá rẻ hơn thì có thể cân nhắc loại vải này. Vải bố thổ cẩm đã qua nhiều công đoạn xử lý để mềm mại và bền chắc hơn.

Hướng dẫn bảo quản vải Canvas bền đẹp


Vải Canvas bền bỉ và dễ làm sạch nên có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách có thể ảnh hưởng đến màu sắc và tuổi thọ của vải. Vải Canvas có giặt được không? Đây là loại vải tự nhiên nên càng ít giặt nước thì càng bền dai. Vì vậy, khi sử dụng đồ vật làm từ vải Canvas. Thì bạn nên dùng các phương pháp giặt khô nếu bị bẩn thay vì giặt với nước.

Cách làm sạch vải Canvas đơn giản với các vết bẩn nhỏ. Là sử dụng miếng bọt biển thấm nước lau nhẹ nhàng lên bề mặt. Chỉ nên lau ở vị trí vết bẩn để tráng bị loang ra các bộ phận khác. Với những vết bẩn phức tạp hơn bạn cần sử dụng thêm xà phòng để làm sạch hoàn toàn.

Các mẫu đồng phục công sở được làm từ vải canvas


Với tính ứng biến cùng sự linh hoạt cao. Vải canvas không chỉ xuất hiện trong nhiều sản phẩm của cuộc sống. Mà còn được ứng dụng nhiều trong thời trang công sở.

Các mẫu trang phục như váy đầm công sở nữ đẹp. Áo thun đồng phục văn phòng sử dụng chất liệu canvas cũng được nhiều chị em công sở yêu thích. Thường chất liệu may những item này sẽ là vải canvas làm từ sợi lanh cùng cotton. Nên sẽ có độ mềm, mịn cao hơn. Với sự phát triển của công nghệ, vải canvas may trang phục ngày càng có thêm nhiều màu sắc đa dạng. Những trang phục có chất liệu canvas phù hợp. Với mọi kiểu thời tiết tại nước ta bởi đặc tính vải có độ thoáng mát và thấm hút cao.

1. Váy đầm dáng liền canvas cho nàng công sở


Với trang phục công sở, phái đẹp hẳn không thể bỏ qua. Những mẫu đầm dáng liền thanh lịch trang nhã. Với chất liệu canvas, bạn có thể chọn cho mình những dáng váy đầm nhẹ nhàng, thanh tao. Với màu sắc trung tính, dịu dàng. Đó có thể là đầm dáng suông, váy đầm công sở chữ A hay. Những dáng váy mang hơi hướng retro, hoài cổ…

2. Chân váy công sở vải canvas dáng dài


Hẳn chị em giới công sở đã không còn xa lạ gì. Với những mẫu chân váy dài có chất liệu hơi thô nhám. Chính xác thì hầu hết các mẫu chân váy công sở đồng phục đều được may từ vải canvas. Sự nữ tính với nét năng động. Mà kiểu váy này đem lại không khỏi đốn tim bất kỳ tín đồ thời trang nào. Bạn có thể phối kiểu váy này với những mẫu sơ mi công sở. Cách điệu tạo nét chỉn chu, chuyên nghiệp. Hoặc phối cùng các mẫu áo thun đồng phục công ty trẻ trung, cá tính.

3. Chân váy canvas dáng chữ A


Trong tủ đồ của phái đẹp hẳn không thể thiếu những chiếc chân váy chữ A năng động, trẻ trung. Chân váy chữ A được ưa chuộng không chỉ với khả năng mix đồ đa dạng. Mà còn bởi khả năng “hack dáng thần sầu” cho những nàng nấm lùn.

Với sự cộng hưởng của chân váy ngắn, chân bạn trông sẽ dài hẳn ra đó. Nàng có thể mix chân váy canvas dáng chữ A với những mẫu sơ mi công sở chỉn chu. Áo thun trẻ trung hay những dáng áo len ấm áp cho mùa đông… Các mẫu chân váy công sở thanh lịch quyến rũ này luôn luôn. Mang lại phong cách thời trang thời thượng, yêu thích dành cho các chị em công sở.

Đồng thời để tăng thêm vẻ quyến rũ và sang trọng của bản thân. Các chị em nên mix chân váy với các phụ kiện đi kèm. Để làm hài hòa thêm cho phong cách thời trang công sở của chính mình nhé.

4. Váy đầm phối áo khoác ngoài sang trọng


Nếu bạn phân vân không biết nên chọn trang phục. Như thế nào khi đi gặp đối tác hay trong những dịp quan trọng của cơ quan. Thì váy đầm canvas phối áo khoác ngoài chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Chất liệu canvas cùng với dáng váy hiện đại. Chỉn chu đem đến nét trang nhã, thanh lịch và kiêu sa cho người mặc. Giúp bạn trở nên thu hút và nổi bật hơn rất nhiều đó!

Cách nhận biết vải canvas


 Vải họa tiết Canvas


Vải canvas hay vải bố, vải bạt, … đều có đặc tính riêng biệt và rất dễ để nhận biết. Chỉ cần sờ bằng tay hay nhìn bằng mắt bạn cũng có thể biết được.

Dưới đây là một số cách nhận biết vải canvas mà bạn có thể áp dụng.

1. Nhận biết bằng mắt


Vì là chất vải được dệt từ chính sợi gai dầu nên khi chưa qua sơ chế chất vải sẽ rất thô. Cứng chỉ cần nhìn bằng mắt bạn cũng có thể nhận biết dễ dàng.

Ngoài ra để chắc chắn hơn bạn có thể dùng tay sờ trực tiếp lên bề mặt vải để nhận biết. Chất vải sẽ thô, cứng và không được mềm mại như những chất liệu vải khác.

2. Nhận biết vải khi đốt


– Đối với vải canvas được dệt từ sợi tổng hợp như PE và Nylon. Thì khi đốt bạn sẽ ngửi thấy mùi nhựa và khi cháy sẽ bị vón cục, không có tro.

– Nguyên nhân là do vải có chứa sợi tổng hợp là PE và Nylon.

– Ngoài vải canvas này bạn còn có nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn. Hãy tham khảo ngay các loại vải trên thị trường khác để chọn được chất liệu phù hợp nhé.

Vải canvas có bền không?


Trong thế giới vải thì chất liệu vải canvas được đánh giá rất cao về độ bền chắc ưu việt. Từ thời xưa, vải canvas là ưu tiên hàng đầu để làm cánh buồm cho thuyền. Với môi trường khắc nghiệt trên biển, ví dụ này. Là minh chứng hùng hồn cho độ bền chắc chắn của vải canvas.

Vải canvas có tốt không?


Vải canvas chắc chắc là chất liệu vải tốt nhất nhì trong các loại vải hiện nay. Quay trở lại nguồn gốc của vải canvas. Loại vải này được dệt từ sợi cây gai dầu, được xem là sợi dệt tốt nhất. Và được các thế hệ đi trước tin dùng từ năm 1500 TCN.

Vải canvas có chống nước không?


Khả năng chống nước của chất liệu vải canvas tự nhiên không tốt lắm. Khi đổ nước lên vải thì nước thấm từ từ vào như những loại vải khác. Nhưng chúng thường được tăng cường thêm khả năng chống nước. Nhờ kết hợp với các loại vải chống thấm tốt như polyester. Quá trình này diễn ra ngay trong quá trình sản xuất vải canvas hiện đại.

Xu hướng vải canvas hiện đại


TB267 - Vải Canvas họa tiết cú mèo đỏ Tổng Kho Sỉ Cây Giả Trang Trí Lan Decor - Giá Từ Nhà Sản Xuất


Khi nói đến canvas là gì người ta sẽ liên tưởng ngay đến vải bố. Hiện nay đây được coi lại chất liệu cao cấp và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực may mặc.

Vậy chất liệu canvas là gì? Được làm từ sợi cotton tổng hợp rất an toàn, lành tính. Bề mặt vải bố dày, thô, không có chất độc hại. Chất liệu này với màu sắc trắng ngà nguyên bản có thể trang trí theo ý thích.

Vải bố với khả năng chống nước tốt và độ bền cao nhất mà ít loại nào có được. Vì vậy được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Hiện nay vải bố có nhiều loại khác nhau trên thị trường và được phân biệt theo chất liệu.

Vải cotton: được dệt từ 100% cotton nên vải rất mịn, an toàn cho người sử dụng. Đây là loại vải bố được dụng phổ biến nhất hiện tại.

Vải lanh: đây là loại bố được làm từ chất liệu lanh đắt tiền hơn cotton 3 lần.

Vải hemp – cây gai dầu: là vật liệu để làm vải bạt. Đây là loại vải bố có khả năng chống nước, ẩm mốc, chịu được nhiệt độ cao và đàn hồi tốt hơn so với cotton. Vải tổng hợp: được sản xuất từ sợi tổng hợp gồm polyester và nylon.

Các ứng dụng vải Canvas trong cuộc sống


Ngày nay vải canvas là chất liệu để làm ra nhiều loại sản phẩm gia dụng và thời trang. Như: balo, giày dép, vỏ gối…và các đồ dùng để trang trí nhà. Các ứng dụng càng ngày phổ biến, rộng rãi, rất nhiều người không còn xa lạ canvas là gì.

1. Thiết kế đầm và chân váy thời trang


Với công nghệ hiện đại, việc thiết kế một bộ đầm dạ tiệc. Không còn là điều quá khó đối với nhà thiết kế và các nhà may mặc hiện đại. Bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi được diện trên mình những trang phục độc lạ. Nhưng không kém phần sang trọng từ vải bố này đâu!

2. Vải Canvas trong thiết kế giày dép

3. Vải Canvas được ứng dụng trong sản xuất balo, túi xách


Hầu hết vải canvas được sử dụng để may những chiếc túi xách, ba lô, cặp đeo chéo,…

Đây đều là những vật dụng mà giới trẻ rất ưa chuộng đặc biệt là các bạn gái.

Với trọng lượng nhẹ và độ bền cao đã giúp cho món đồ này trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người thay vì các loại túi da.

4. Vải canvas được dùng làm khăn trải bàn


Bên cạnh sử dụng vải canvas để may balo túi xách. Thì loại vải này còn được dùng để làm khăn trải bàn cho quán cafe, bàn ăn,….

Vải bố dày hơn, chịu va đập tốt hơn nên thường được dùng trong các nhà hàng, khách sạn. Vì phải giặt tẩy thường xuyên. Khi dùng vải này bạn cũng không sợ bị bay màu hay sờn cũ, nói chung độ bền tốt. Vải bố được chọn là vải làm khăn trải bàn thường. Có hoa văn nhẹ nhàng, mang phong cách vintage, cổ điển…

Nếu bạn muốn có cảm giác mộc mạc, mạnh mẽ. Thì hãy sử dụng vải canvas trong việc trang trí bàn ăn nhé. Tuy nhiên, nhước điểm của nó là khá nặng nề, khó giặt giũ, lâu khô. Giá thành hơi cao nên chỉ dành cho những nhà hàng cao cấp hoặc các quán ăn, cà phê theo phong cách cổ điển. Thậm chí, một số gia đình theo phong cách hiện đại châu Âu cũng dùng loại khăn này.

5. Rèm cửa sổ may từ vải canvas


Rèm cửa sổ làm từ canvas có bề mặt thô và chắc, không chứa các chất độc hại. Nên cũng khá là được ưa chuộng trong trang trí nội thất, rèm cửa. Bạn có thể chọn những tông màu nâu nhẹ màu sắc trung tính dễ trang trí cho căn nhà của mình nhé.

Rèm vải bố (canvas) được làm từ chất liệu cotton có cách dệt khác với cotton. Đó là sợi vải dệt ngang, do đó vải bố có đọ cứng và thô hơn so các loại vải khác. Đặc điểm nổi bật của rèm vải bố là độ bền cao, chắc chắn. An toàn cho người sử dụng vì chất liệu cầu thành từ sợi bông thiên nhiên.

6. Những cuốn bìa sổ tay được làm từ vải canvas


Chất vải canvas rất thích hợp để làm bìa bọc sổ, bọc sách. Hoa văn trên vải dễ thương tạo nên những cuốn sổ tay dẹp – độc. Bìa sách bằng vải canvas rất bền, bạn có thể vệ sinh dễ dàng. Và tái sử dụng bìa vải khi sổ đã viết hết.

7. Ốp lưng điện thoại thời trang được làm từ vải bố Canvas


Ốp lưng vải canvas dành cho chiếc điện thoại nhỏ nhắn xinh xắn của mình. Sẽ giúp bạn hướng đến sự đơn giản, hiện đại. Mặt lưng ốp là vải Canvas cho cảm giác êm và mịn khi cầm trên tay.

8. Bọc vỏ gối vải bố


Ngoài những mặt hàng thời trang chất lượng, vải canvas còn được dùng. Để sản xuất các mặt hàng gia dụng trong gia đình như rèm cửa, khăn trải bàn và vỏ gối,…

Hơn thế nữa màu sắc của vải canvas như màu kem, màu gỗ còn đem đến cảm giác mộc mạc, giản dị. Đặc biệt là đậm phong cách vintage. Giúp cho không gian ngôi nhà mang một phong cách riêng, độc đáo, khác biệt và vô cùng ấn tượng.

Chất liệu này còn len lỏi vào phòng ngủ, vải bố được dùng để làm vỏ gối. Cũng là cách thể hiện cá tính riêng và phong cách riêng của nhiều người.

9. Sofa vải bố canvas, ghế xếp vải canvas cao cấp


Sau khi đã biết được sofa vải bố là gì và chất liệu vải bố có những đặc điểm gì nổi bật. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Về những ưu điểm được nhiều khách hàng ghi nhận khi mua sofa vải bố như:

– Tiện lợi trong việc sử dụng: Sofa vải bố được ứng dụng rất nhiều trong việc thiết kế những mẫu sofa vừa xem tivi. Vừa làm giường ngủ, sofa chữ L, hay sofa phòng khách,…Chính vì chất liệu vải bố mà gia chủ sẽ yên tâm hơn rất nhiều.

– Chất lượng, an toàn cho sức khỏe: Với chất liệu được lựa chọn hoàn toàn từ thiên nhiên từ khung ghế, đệm mút cho tới vải bọc. Các bạn sẽ yên tâm hơn về sức khỏe khi sử dụng. Bên cạnh đó, những lò xo đàn hồi, vải bố hay đệm mút đều được cam kết về chất lượng. Vì vậy, khi chọn sofa vải bố gia chủ sẽ không còn phải lo âu về chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe.

– Độ thẩm mỹ cao: Để đánh giá một số ghế sofa chất lượng hay không. Người ta sẽ không chỉ chú ý đến chất lượng, mà còn là cả tính thẩm mỹ của bộ ghế đó. Chính những sự sáng tạo và tỉ mỉ khi thiết kế sofa vải, lựa chọn vật liệu đạt chuẩn. Đã mang tới cho không gian phòng những bộ ghế sofa đẹp ngỡ ngàng.

10. Đồ trang trí handmade vải canvas

11. Các sản phẩm thời trang


Với chất liệu vải dày, bền, không thấm nước, vải canvas được sử dụng. Để làm nên các sản phẩm thời trang dành cho giới trẻ như: giày, túi xách, balo… Màu sắc trắng ngà đơn giản, mang đến vẻ đẹp của sự mộc mạc, cổ điển cho vật dụng.

Hiện nay vải canvas với nhiều màu sắc bắt mắt, người dùng có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích. Sở hữu những vật dụng bằng vải canvas không chỉ bền đẹp mà còn rất hợp thời trang.

12. Ứng dụng trong các mặt hàng gia dụng khác


Ngoài những ứng dụng trong ngành thời trang, vải canvas còn được dùng nhiều. Để làm nên các mặt hàng gia dụng hàng ngày như: rèm cửa, vỏ gối, khăn bàn…

Chất liệu thô dày dặn có tác dụng cản ánh nắng tốt khi dùng làm rèm cửa. Bên cạnh đó màu sắc vải canvas giản dị, mộc mạc. Đem đến cho không gian nhà bạn vẻ cổ điển, vintage độc đáo.

13. Ứng dụng để làm tranh vẽ


Đầu tiên, người ta sẽ lấy vải căng lên khung gỗ thông với bề mặt phẳng nền. Dùng cho các hoạ sĩ dễ dàng vẽ lên đó. Hàng ngàn tác phẩm nổi tiếng trên thế giới, rất nhiều. Trong số đó được thực hiện trên loại vải canvas.

Ngày nay, với công nghệ vượt trội của ngành in ấn. Việc sở hữu những bức tranh tuyệt đẹp và đầy tính nghệ thuật đang ngày càng dễ dàng. Bạn chỉ cần chọn hình ảnh mình thích, sau đó gửi cho 1 đơn vị in ấn, chuyên về tranh canvas. Họ sẽ sẵn sàng in và đóng thành khung cho bạn. Những bức tranh này bạn có thể dùng để trang trí không gian của mình.

Phương pháp làm sạch canvas hiệu quả


36.jpg


Nhiều người thường lo lắng rằng vải canvas với độ cứng cao và thô. Thì sẽ khó thể nào vệ sinh sạch sẽ được. Chính vì vậy, bạn sẽ khá vất vả nếu muốn làm sạch tại nhà. Tuy nhiên, các bạn có thể áp dụng những mẹo làm sạch vải bố giúp tiết kiệm. Mà giữ được độ bền cho sản phẩm mà vẫn giữ tấm vải của bạn luôn sạch bóng và không có vết bẩn bằng mẹo sau đây:

– Bước 1: Khi bị dính vết bẩn bạn dùng bọt biển và nước sạch để vệ sinh, xoa nhẹ nhàng tại chỗ bẩn.

– Bước 2: Tiếp theo ngâm vải canvas với nước giặt pha loãng khoảng 5 phút. Rồi giặt lại đến khi sạch xà phòng.

– Bước 3: Mang đi phơi khô tự nhiên ở trên mặt phẳng cứng, không nên vắt. Với vải canvas không sử dụng bàn là hay máy sấy. Để làm khô như vậy sẽ rất nhanh hỏng.Bước 4: Đối với những vết bẩn khó giặt sạch bằng nước giặt thì có thể dùng thuốc tẩy nhưng là loại không chứa clo. Bởi nó sẽ làm sợi vải nhanh hỏng.

– Bước 5: Những món đồ không thể giặt ở nhà có thể mang ra tiệm. Nhưng phải được giặt với chế độ vải canvas để giữ độ bền cho sản phẩm.

Ngoài ra, nếu gặp phải những loại vết bẩn cứng đầu. Mà bạn không thể sử dụng cách trên thì có thể dùng thuốc tẩy nhé. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng những loại thuốc có chứa chất Clo ra nhé. Vì nó sẽ làm hỏng sợ vải của bạn đi một cách nhanh chóng.

Còn nếu bạn không có khả năng tự giặt được thì có thể đem ra tiệm giặt. Và yêu cầu nhân viên tiệm giặt ở chế độ canvas để đảm bảo chất lượng của vải nhé!

Lời kết


Canvas là chất liệu gần như xuất hiện rất nhiều xung quanh cuộc sống và có tính ứng dụng cao. Thay vì gọi theo cái tên canvas xa lạ, bạn có thể gọi chất liệu này là vải bố hay vải bạt để có cảm giác thân thuộc, gần gũi hơn. Và nếu bạn yêu thích hơi thở của vintage, thì đừng ngần ngại đưa canvas vào bộ sưu tập thời trang công sở của mình!

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về loại vải này và chọn được chất liệu phù hợp. Theo dõi Trang Làm để cập nhật thêm nhiều thông tin trong lĩnh vực thời trang.


Logo Trang Làm Đẹp



Trang Làm Đẹp là kênh thông tin chia sẻ kiến thức, thông tin, bí quyết về làm đẹp uy tín tại Việt Nam. Đội ngũ của chúng tôi không ngừng nỗ lực mang đến những thông tin góc nhìn mới có tính chính xác, xác thực. Góp phần tạo nên một cộng đồng chia sẻ thông tin hữu ích cho người Việt.

Xem tiếp...
 
Top Bottom