SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

U tuyến yên: Những điều cần biết - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

1. Triệu chứng thường gặp​


Do chèn ép tuyến bình thường:

  • Đau đầu: thường không đặc hiệu về tính chất và vị trí đau
  • Thay đổi về thị giác: khi khối u chèn ép phía dưới giao thoa thị giác sẽ gây nên bán manh thái dương 2 bên, nếu u chèn vào dây thần kinh thị giác gây nên teo gai thị, giảm thị lực hoặc mù. Với các triệu chứng về mắt như thế này, bệnh nhân thường đến khám chuyên khoa mắt đầu tiên.
  • Nếu u xâm lấn vào xoang hang có thể gây sụp mi, giãn đồng tử.

Triệu chứng lâm sàng liên quan đến u tiết quá mức các hóc môn:

  • U tiết Prolactin (PRL): gây vú tiết sữa, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, loãng xương. Nếu một người phụ nữ không có thai, xét nghiệm thấy PRL >100 ng/ml thì có thể nghĩ đến u tuyến yên.
  • U tiết GH: gây nên bệnh cảnh to viễn cực
  • U tiết ACTH: gây bệnh Cushing, tiết Cortisol thứ phát.
  • U tiết TSH: gây bệnh cảnh cường giáp.
  • U tiết FSH/LH: thường không bệnh cảnh lâm sàng
  • Có khoảng 25 – 40% u tuyến yên không tăng tiết hormon
  • Các triệu chứng liên quan đến chèn ép chèn ép tuyến yên, làm giảm tiết hocmon tuyến yên, gây hội chứng suy tuyến yên: rối loạn kinh nguyệt ở nữ, vô sinh giảm kích dục ở hai giới, suy thượng thận cấp, suy giáp.

2. Cận lâm sàng​


Cần làm xét nghiệm hocmon tuyến yên tổng quát để chẩn đoán và đánh giá trước khi phẫu thuật.

3. Chẩn đoán hình ảnh:​

MRI:​

  • MRI là phương tiện chẩn đoán hình ảnh tốt nhất để khảo sát vùng hố yên và các cấu trúc xung quanh có thể cho phép chẩn đoán u có kích thước đường kính 2mm giảm hoặc đồng tín hiệu so với nhu mô não lành.
  • Tuyến yên bình thường tăng nhẹ tín hiệu. Thường u được phân biệt rõ nét sau khi tiêm tĩnh mạch cản từ gadolinium 2-5 phút. Tuy vậy, một số u có đường kính lớn hơn nhưng khó được do đồng tín hiệu với tổ chức tuyến bình thường nhất là trong bệnh Cushing, khi đó cần phân tích các xét nghiệm nội tiết về ACTH để chẩn đoán.
  • MRI cũng giúp xác định sự lan rộng của u sang xoang hang và xuống xoang bướm giúp cảnh giác trong phẫu thuật.

CT scan:​

  • Được chỉ định khi bệnh nhân không thể chụp MRI, và cũng để đánh giá sự canxi hóa tuyến yên.
  • Nếu có canxi hóa tuyến yên à đây là dấu hiệu cho thấy có xuất huyết hoặc nhồi máu trong u.

4. Điều trị​


Đối với u nhỏ, không chế tiết, không có biểu hiện lâm sàng, có thể tiếp tục theo dõi.

Trường hợp: u chế tiết, u lớn gây triệu chứng lâm sàng cần chỉ định phẫu thuật.

Mục đích điều trị:

  • Loại bỏ tiết hóc môn quá mức.
  • Ngăn ngừa rối loạn chức năng mắt.
  • Phục hồi và duy trì chức năng tuyến yên bình thường.
  • Tránh các biến chứng điều trị.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Các phương pháp hiện nay: Dùng thuốc, phẫu thuật, tia xạ.

Phẫu thuật:

  • Các đường vào qua xoang buớm theo kỹ thuật vi phẫu hoặc nội soi được sử dụng rộng rãi hiện nay do có những ưu việt: vào trực tiếp khối u, tránh viêm não.
  • Nội soi giúp nhìn rõ thành xoang hang.
  • Sự phát triển một số kỹ thuật như định vị, phẫu thuật dẫn đường giúp nâng cao kết quả điều trị.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom