SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

U tuyến yên có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

BS Hà Nội

Fan Cứng
U tuyến yên có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Khối u tuyến yên là khối u não phát triển ở tuyến yên – một tuyến nhỏ nằm trong một hốc, ngay sau mắt.

u tuyến yên có nguy hiểm không


Các khối u tuyến yên chiếm 10 – 20% trong số tất cả các khối u nội sọ. Tuyến yên có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của con người. Vậy u tuyến yên có nguy hiểm không và gây ra những ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe. (1)

Bệnh u tuyến yên có nguy hiểm không?​


Khối u ở tuyến yên, dù là khối u lành tính hay ác tính cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Những khối u tuyến yên phát triển đủ lớn có thể chèn ép các phần lân cận của não, các dây thần kinh liên quan đến thị giác hoặc các cấu trúc quan trọng khác. Không chỉ vậy, khối u tuyến yên cũng có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu không điều trị kịp thời, khối u tuyến yên có thể gây tử vong.

Ảnh hưởng của khối u tuyến yên đến sức khỏe như thế nào?​

1. Rối loạn nội tiết tố​


Khối u tuyến yên phát triển gây rối loạn nội tiết tố, có thể dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm một số hormone trong cơ thể. Tùy theo từng trường hợp, sự biến đổi nội tiết tố này có thể hết hoặc kéo dài vĩnh viễn.

2. Ảnh hưởng đến thị lực​


Có khối u tuyến yên có nguy hiểm không? Thống kê cho thấy, một trong những biến chứng của u tuyến yên chính là gây rối loạn thị lực. Người bệnh dễ gặp triệu chứng nhìn mờ, phạm vi nhìn bị thu hẹp, nhìn đôi, mất thị lực một bên… do khối u chèn ép và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác. Điều này dẫn đến những bất tiện trong sinh hoạt.

u tuyến yên nguy hiểm có thể gây giảm thị lực
U tuyến yên gây rối loạn thị lực

3. Nhức đầu​


Khối u tuyến yên có thể gây đau đầu, cho dù khối u có kích thước nhỏ hoặc lớn. Các khối u càng lớn, càng chèn ép nhiều dây thần kinh và những vùng não quan trọng thì gây ra cơn đau đầu càng nghiêm trọng. Những cơn đau đầu có thể diễn ra nghiêm trọng hơn nếu bệnh không được điều trị và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, cơn đau đầu do u tuyến yên làm người bệnh cảm thấy khó chịu, nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc âm thanh, không thể tập trung trong công việc và học tập…

Những biến chứng u tuyến yên nguy hiểm có thể xảy ra​

1. Tăng áp lực nội sọ​


Có khối u tuyến yên có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm như thế nào? Các khối u trong não nói chung và khối u tuyến yên nói riêng phát triển lớn hơn 1 cm dẫn đến tình trạng tăng áp lực nội sọ, khiến người bệnh gặp triệu chứng đau đầu, đặc biệt là cơn đau diễn ra vào ban đêm gần sáng. Ngoài ra, tình trạng tăng áp lực nội sọ khi không được điều trị kịp thời còn dẫn đến các biến chứng khác như giảm dần thị lực và gai thị bạc màu, giảm tưới máu tổ chức não, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp thở không đều, hôn mê…

2. Co giật​


Người bệnh bị u tuyến yên có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Việc có khối u ở tuyến yên có thể khiến người bệnh bị co giật nếu khối u tuyến yên đè lên thùy thái dương giữa.

Các cơn co giật cũng liên quan đến sự thay đổi hay mất nhận thức hoặc ý thức. Khi gặp biến chứng co giật, nếu người bệnh đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc các thiết bị máy móc, đặc biệt là ở những khu vực đặc biệt như công trường thì có nguy cơ cao bị té ngã, va phải máy móc… Điều này làm tăng nguy cơ gây ra tai nạn có thể dẫn đến tử vong.

u tuyến yên nguy hiểm có thể gây co giật
U tuyến yên có thể gây co giật

3. Nồng độ hormone thay đổi vĩnh viễn​


U tuyến yên có nguy hiểm không? Câu trả lời là có bởi nồng độ hormone thay đổi vĩnh viễn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và khiến người bệnh phải áp dụng liệu pháp thay thế hormone suốt đời, cụ thể như sau:

Kích thích tăng hormone​

  • Khối u tuyến yên làm tăng hormone tăng trưởng. Quá nhiều hormone tăng trưởng dẫn đến tình trạng được gọi là bệnh to cực (bệnh to đầu chi), làm thay đổi đặc điểm khuôn mặt. Người bệnh khi có quá nhiều hormone tăng trưởng sẽ có môi, mũi và lưỡi lớn hơn; hàm dưới dài hơn; và khoảng cách giữa các răng rộng hơn bình thường. Tay và chân người bệnh cũng thường to hơn, da dày hơn, đổ mồ hôi và mùi cơ thể nhiều hơn, bị đau khớp, giọng trầm hơn…
  • Các khối u tuyến yên tạo ra hormone vỏ thượng thận, khiến tuyến thượng thận tạo ra hormone cortisol dẫn đến bệnh Cushing (xảy ra khi tăng cortisol trong máu kéo dài hoặc tiếp xúc với các chất glucocorticoid có tác dụng tương tự cortisol trong khoảng thời gian dài). Vậy bệnh Cushing do u tuyến yên có nguy hiểm không? Bệnh Cushing là một trong những nguyên nhân dẫn tới hội chứng Cushing, gây tăng cân, tích tụ mô mỡ thừa, da mỏng, dễ bị bầm tím, chậm lành vết thương, gây vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và ham muốn tình dục…
  • Các khối u tuyến yên kích thích cơ thể tạo ra hormone prolactin. Quá nhiều hormone prolactin có thể dẫn đến tình trạng giảm nồng độ hormone giới tính trong cơ thể – estrogen và testosterone. Ở phụ nữ, có quá nhiều hormone prolactin làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều, gây đau ở vú, xảy ra các vấn đề về khả năng sinh sản, mất hứng thú trong chuyện tình dục… Với nam giới, u tuyến yên có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bởi nếu khối u kích thích sản sinh quá nhiều hormone prolactin có thể gây ra tình trạng suy sinh dục nam với các triệu chứng như mất hứng thú trong chuyện tình dục, khó cương cứng, ít lông trên cơ thể và khuôn mặt…
  • Các khối u tuyến yên tạo ra hormone kích thích tuyến giáp thyroxine, còn được gọi là T4. Điều này dẫn đến tình trạng cường giáp, làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng như giảm cân nhanh, nhịp tim nhanh/không đều, dễ căng thẳng, lo lắng hoặc khó chịu, đổ mồ hôi thường xuyên, rối loạn giấc ngủ…
  • Hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) còn được gọi là gonadotropin. U tuyến yên hiếm khi tạo ra quá nhiều hormone này nhưng áp lực của khối u có thể kích thích cơ thể sản sinh quá nhiều LH và FSH. Phụ nữ có quá nhiều hormone này sẽ gặp các vấn đề về sinh sản, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng to và đau… Trong khi đó, nam giới có thể có hàm lượng testosterone cao hơn và tinh hoàn to hơn.
u tuyến yên nguy hiểm có thể gây rối loạn kinh nguyệt
U tuyến yên có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Làm suy giảm hormone, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo nhạt​


Không phải lúc nào u tuyến yên cũng kích thích cơ thể sản sinh hormone. Một số trường hợp khối u tuyến yên làm hạn chế khả năng tạo ra hormone của tuyến yên. Điều này khiến cơ thể dễ mệt mỏi, buồn nôn, cảm thấy lạnh, giảm hoặc tăng cân nhanh, mất hứng thú trong chuyện tình dục…

Đặc biệt, các khối u ở tuyến yên khi phát triển lớn có thể gây thiếu hụt hormone vasopressin (còn gọi là hormone chống lợi tiểu hay ADH) do khối u chèn ép lên phần phía sau của tuyến yên. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt, khiến người bệnh đi tiểu nhiều, cơ thể mất nước và làm thay đổi nồng độ khoáng chất trong máu. Bệnh đái tháo nhạt có thể khiến người bệnh hôn mê, thậm chí tử vong.

4. Suy tuyến yên​


Suy tuyến yên là một dạng bệnh lý gây suy nhược cơ thể, chậm phát triển, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, chán ăn hoặc ăn quá nhiều dẫn đến béo phì, suy giảm chức năng tình dục, vô sinh, vô tinh… Việc điều trị suy tuyến yên phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng thường bao gồm việc loại bỏ bất cứ khối u nào và dùng các hormone thay thế.

5. Apoplexy tuyến yên​


Apoplexy tuyến yên (đột quỵ tuyến yên) là tình trạng chảy máu ở trong tuyến yên – một hội chứng lâm sàng cấp tính hiếm gặp. Khi khối u to ra đột ngột, ngăn cản quá trình cung cấp máu cho tuyến yên hoặc dẫn đến tình trạng chảy máu trong tuyến yên.

Tuyến yên là một cấu trúc có nhiều mạch máu với nguồn cung cấp máu phức tạp. Vì thế, tỷ lệ xuất huyết tuyến yên cũng thường cao hơn so với các khối u nội sọ khác (9.5 – 15.8% so với 1.3 – 9.6%). Kích thước của u tuyến yên càng lớn thì nguy cơ bị Apoplexy tuyến yên càng cao. Nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong do đột quỵ tuyến yên lên tới 45%. (2)

người bị khối u tuyến yên nguy hiểm
U tuyến yên có nguy hiểm không? U tuyến yên có thể gây Apoplexy tuyến yên (đột quỵ tuyến yên)

Biện pháp phòng ngừa u tuyến yên tiến triển​


Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra hầu hết các khối u tuyến yên. Vào những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã đạt được tiến bộ lớn trong việc tìm hiểu những thay đổi nhất định của DNA trong tế bào tuyến yên có thể làm hình thành khối u như thế nào.

Những thay đổi gen dẫn đến khối u tuyến yên có thể do di truyền hoặc do phơi nhiễm ở môi trường bên ngoài, chẳng hạn như tiếp xúc với bức xạ hoặc hóa chất gây ung thư. Đôi khi các khối u tuyến yên xuất hiện ngẫu nhiên kể cả khi người bệnh trước đây không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Hiện tại không có cách nào để ngăn ngừa các khối u tuyến yên. Đối với những người có nguy cơ cao mắc khối u tuyến yên (do một số hội chứng di truyền nhất định) có thể tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và làm tăng cơ hội điều trị.

Người bệnh có khối u tuyến yên nếu lo lắng u tuyến yên có nguy hiểm không và tìm cách phòng ngừa khối u phát triển lớn hơn, di căn thì có thể cần sử dụng thuốc hoặc hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật loại bỏ khối u.

Người bệnh có biểu hiện nghi ngờ u tuyến yên cần thăm khám sớm để điều trị​


U tuyến yên có thể gây ra các biểu hiện nghi ngờ như:

  • Đau đầu.
  • Bất thường về thị lực, nhìn mờ, phạm vi nhìn hẹp.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, vô sinh.
  • Rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Hội chứng Cushing, tăng cân kết hợp với tăng huyết áp và đường máu.
  • Bệnh cường giáp, bướu giáp lan tỏa do thừa hormon TSH.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Tâm lý thay đổi thất thường.
  • Bệnh to cực (Acromegaly), to đầu chi hoặc dày xương sọ và xương hàm do thừa hormone tăng trưởng (GH) ở người trưởng thành.
  • Người bệnh phát triển cao bất thường do thừa hormone tăng trưởng (GH).

Các triệu chứng u tuyến yên phụ thuộc vào loại khối u và kích thước của khối u. Chẳng hạn như các khối u lớn có thể gây mất thị lực, đặc biệt là thị lực ngoại biên, nếu khối u chèn ép vị trí giao thoa thị giác. Do đó, khi người bệnh có một hoặc nhiều dấu hiệu nghi ngờ u tuyến yên thì không nên tự kết luận mà cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, thực hiện các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho thắc mắc khối u tuyến yên có nguy hiểm không. Nhìn chung, khối u tuyến yên có thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khối u tuyến yên có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí gây đột quỵ tuyến yên, dẫn đến tử vong.

Xem tiếp...
 
Top Bottom