Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Cập nhật lúc 18:01, Thứ bảy, 23/03/2024 (GMT+7)
Đoàn viên, thanh niên thành phố Hạ Long quét mã QR Code tìm hiểu lịch sử Nhà bia di tích lịch sử Khe Cả (xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long). Ảnh: H.N
“Soi đường” khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp trở thành “ngọn đèn” “soi đường” cho nhiều bạn trẻ về ý chí, quyết tâm, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Phát huy tinh thần này, Thành đoàn Hạ Long đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Đồng hành cùng với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, Thành đoàn Hạ Long đã tích cực tuyên truyền, vận động, phối hợp giáo dục nghề nghiệp; định hướng việc làm, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, con giống, thị trường, vốn vay cho thanh niên.
Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho đoàn viên, thanh niên về phát triển kinh tế, đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập; tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp thanh niên một số xã trên địa bàn vay trên 10 tỷ đồng để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao tiêu chí về thu nhập cho thanh niên khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, đã hỗ trợ nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu: Hỗ trợ 9.000 con gà giống Tiên Yên cho 9 hộ thanh niên các xã: Đồng Sơn, Tân Dân, Hòa Bình, Quảng La; trồng ổi tại các xã Sơn Dương, Dân Chủ; trồng cây atisô tại xã Quảng La; nuôi dúi tại xã Đồng Sơn…
Các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên các xã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn cảm hứng, động lực cho thanh niên có thêm lựa chọn để khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mô hình khởi nghiệp của anh Lý Sinh Ngọc (thôn Tân Ốc 2, xã Đồng Sơn) với 2.000 con gà giống Tiên Yên được Thành đoàn hỗ trợ. Để phát triển mô hình, bên cạnh tham khảo hướng dẫn kỹ thuật từ cán bộ nông nghiệp của xã, anh Ngọc đã chủ động tự tìm hiểu, học hỏi các kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo kỹ thuật… Nhờ đầu tư bài bản, đàn gà nuôi phát triển tốt, mỗi lứa gà thương phẩm xuất bán mang về nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng…
Haymô hình trồng hoa lan của anh Đặng Văn Giảng (khu Trới 5, phường Hoành Bồ). Sinh ra và lớn lên ở xã Bằng Cả (huyện Hoành Bồ cũ, nay là thành phố hạ Long), thấy địa hình khí hậu, thổ nhưỡng của quê hương rất thuận lợi để cây hoa phát triển, được sự khuyến khích, động viên của Đoàn xã, anh đã mạnh dạn vay vốn khởi nghiệp với mô hình trồng hoa lan hồ điệp.
Hiện nay, vườn hoa lan của anh Giảng có diện tích 2.000m2. Sản phẩm của anh được người tiêu dùng đánh giá cao, đặt hàng, giúp mô hình khởi nghiệp của anh thành công, cho nguồn thu nhập hàng năm hơn 500 triệu đồng. Không chỉ giúp gia đình có cuộc sống ấm no, anh còn tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho 4 lao động địa phương…
Đi đầu trong chuyển đổi số
Cùng với việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, với trí tuệ và sự nhiệt huyết, tuổi trẻ thành phố Hạ Long luôn giữ vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác thực hiện chuyển đổi số.
Thời gian qua, Thành đoàn Hạ Long đã triển khai và duy trì hiệu quả hoạt động của 33 tổ công nghệ số cộng đồng tại 33 xã, phường, với phương châm: “Đi từng nhà, gõ từng cửa” để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các nền tảng, app, phần mềm công nghệ hữu ích, tích hợp các thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia; triển khai mô hình chợ 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt...
Qua đó, Thành đoàn đã phối hợp với một số đơn vị triển khai và trao tặng mô hình thực tế ảo VR360 cho Trung tâm Hành chính công thành phố. Đây là giải pháp công nghệ số mô phỏng thế giới thực trong không gian ảo 360 độ, giúp người dân dễ dàng nắm được vị trí của Trung tâm Hành chính công; cách thức bố trí các quầy giải quyết thủ tục hành chính, quan sát toàn cảnh không gian…
Mô hình còn có các phần thuyết minh, chú thích và giới thiệu nghiệp vụ tại trung tâm, giúp cho nhân dân, tổ chức trước khi tới làm việc đã có thể dễ dàng nhận biết trước các thủ tục hành chính mà trung tâm đang tiếp nhận, xử lý.
Năm 2024, bám sát chủ đề công tác năm của tỉnh Quảng Ninh, Thành đoàn Hạ Long cũng đang đẩy mạnh xây dựng công trình thanh niên Bản đồ các địa chỉ đỏ - ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục lý tưởng cách mạng và phát triển du lịch thành phố tại 33 xã, phường.
Đến nay, Thành đoàn đã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố thẩm định đặt mã QR Code công trình địa chỉ đỏ, khu du lịch tâm linh, khu du lịch cộng đồng tại 5 xã, phường. Qua đó, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về điểm đến cho du khách và Nhân dân…
Với bản lĩnh, trí tuệ và sự nhiệt huyết, tuổi trẻ Hạ Long thực sự đã và đang “dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn”; phát huy được thế mạnh của sức trẻ, tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo ở những nơi khó khăn, gian khổ. Qua đó, góp phần chung tay xây dựng Hạ Long trở thành thành phố kiểu mẫu và phát triển con người Quảng Ninh với các đặc trưng: Bản lĩnh, tự cường, đoàn kết, hào sảng và nghĩa tình…
Năm 2023, thành phố Hạ Long có trên 10.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào tình nguyện, ra quân bóc xoá biển quảng cáo, sơn lót, vẽ tranh bích họa, vệ sinh môi trường, làm sạch biển, góp phần xây dựng thành phố Hạ Long sáng - xanh - sạch - đẹp và không rác thải.
Thành đoàn Hạ Long đã huy động các cơ quan, đơn vị trao tặng 300 chăn ấm, trên 1.500 áo ấm, 3.000 đôi tất, 300 suất quà… cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; tổ chức 6 chương trình khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trên 2.000 lượt người dân; vận động đoàn viên, thanh niên hưởng ứng tham gia hiến máu tình nguyện với hơn 1.300 đơn vị.
Phối hợp lắp đặt 17 khu vui chơi, tổng trị giá trên 510 triệu đồng tại 17 nhà văn hóa thôn, khu ở các xã, phường; xây, sửa nhà ở cho hộ dân tại xã Vũ Oai, trị giá 30 triệu đồng.
Đặc biệt, Thành đoàn phối hợp với Đoàn Than Quảng Ninh hoàn thiện công trình thanh niên “Tranh tường bích họa” trên tuyến đường đưa đón thợ mỏ các phường Hà Tu, Hà Trung, Hà Lầm với diện tích 420m2, trị giá trên 150 triệu đồng.
Nhằm tiếp tục khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tạo phong trào thi đua sôi nổi kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Đoàn 26/3 (1931-2024), những tháng đầu năm 2024, Thành đoàn Hạ Long đã triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa. Tiêu biểu là công trình bê tông hóa tuyến đường nông thôn mới thôn Chợ, xã Thống Nhất, dài khoảng 200m, với sự đóng góp kinh phí, ngày công trị giá 120 triệu đồng.
Trọng Tài
Xem tiếp...
(Thanh tra) - Tự hào tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, trong những năm qua, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tuổi trẻ thành phố Hạ Long luôn xung kích đi đầu, cống hiến bằng nhiệt huyết và sức trẻ trên mọi lĩnh vực; chung tay vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh, tạo sức lan tỏa sâu rộng.
Đoàn viên, thanh niên thành phố Hạ Long quét mã QR Code tìm hiểu lịch sử Nhà bia di tích lịch sử Khe Cả (xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long). Ảnh: H.N
“Soi đường” khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp trở thành “ngọn đèn” “soi đường” cho nhiều bạn trẻ về ý chí, quyết tâm, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Phát huy tinh thần này, Thành đoàn Hạ Long đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Đồng hành cùng với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, Thành đoàn Hạ Long đã tích cực tuyên truyền, vận động, phối hợp giáo dục nghề nghiệp; định hướng việc làm, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, con giống, thị trường, vốn vay cho thanh niên.
Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho đoàn viên, thanh niên về phát triển kinh tế, đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập; tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp thanh niên một số xã trên địa bàn vay trên 10 tỷ đồng để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao tiêu chí về thu nhập cho thanh niên khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, đã hỗ trợ nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu: Hỗ trợ 9.000 con gà giống Tiên Yên cho 9 hộ thanh niên các xã: Đồng Sơn, Tân Dân, Hòa Bình, Quảng La; trồng ổi tại các xã Sơn Dương, Dân Chủ; trồng cây atisô tại xã Quảng La; nuôi dúi tại xã Đồng Sơn…
Các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên các xã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn cảm hứng, động lực cho thanh niên có thêm lựa chọn để khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mô hình khởi nghiệp của anh Lý Sinh Ngọc (thôn Tân Ốc 2, xã Đồng Sơn) với 2.000 con gà giống Tiên Yên được Thành đoàn hỗ trợ. Để phát triển mô hình, bên cạnh tham khảo hướng dẫn kỹ thuật từ cán bộ nông nghiệp của xã, anh Ngọc đã chủ động tự tìm hiểu, học hỏi các kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo kỹ thuật… Nhờ đầu tư bài bản, đàn gà nuôi phát triển tốt, mỗi lứa gà thương phẩm xuất bán mang về nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng…
Haymô hình trồng hoa lan của anh Đặng Văn Giảng (khu Trới 5, phường Hoành Bồ). Sinh ra và lớn lên ở xã Bằng Cả (huyện Hoành Bồ cũ, nay là thành phố hạ Long), thấy địa hình khí hậu, thổ nhưỡng của quê hương rất thuận lợi để cây hoa phát triển, được sự khuyến khích, động viên của Đoàn xã, anh đã mạnh dạn vay vốn khởi nghiệp với mô hình trồng hoa lan hồ điệp.
Hiện nay, vườn hoa lan của anh Giảng có diện tích 2.000m2. Sản phẩm của anh được người tiêu dùng đánh giá cao, đặt hàng, giúp mô hình khởi nghiệp của anh thành công, cho nguồn thu nhập hàng năm hơn 500 triệu đồng. Không chỉ giúp gia đình có cuộc sống ấm no, anh còn tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho 4 lao động địa phương…
Đi đầu trong chuyển đổi số
Cùng với việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, với trí tuệ và sự nhiệt huyết, tuổi trẻ thành phố Hạ Long luôn giữ vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác thực hiện chuyển đổi số.
Thời gian qua, Thành đoàn Hạ Long đã triển khai và duy trì hiệu quả hoạt động của 33 tổ công nghệ số cộng đồng tại 33 xã, phường, với phương châm: “Đi từng nhà, gõ từng cửa” để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các nền tảng, app, phần mềm công nghệ hữu ích, tích hợp các thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia; triển khai mô hình chợ 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt...
Qua đó, Thành đoàn đã phối hợp với một số đơn vị triển khai và trao tặng mô hình thực tế ảo VR360 cho Trung tâm Hành chính công thành phố. Đây là giải pháp công nghệ số mô phỏng thế giới thực trong không gian ảo 360 độ, giúp người dân dễ dàng nắm được vị trí của Trung tâm Hành chính công; cách thức bố trí các quầy giải quyết thủ tục hành chính, quan sát toàn cảnh không gian…
Mô hình còn có các phần thuyết minh, chú thích và giới thiệu nghiệp vụ tại trung tâm, giúp cho nhân dân, tổ chức trước khi tới làm việc đã có thể dễ dàng nhận biết trước các thủ tục hành chính mà trung tâm đang tiếp nhận, xử lý.
Năm 2024, bám sát chủ đề công tác năm của tỉnh Quảng Ninh, Thành đoàn Hạ Long cũng đang đẩy mạnh xây dựng công trình thanh niên Bản đồ các địa chỉ đỏ - ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục lý tưởng cách mạng và phát triển du lịch thành phố tại 33 xã, phường.
Đến nay, Thành đoàn đã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố thẩm định đặt mã QR Code công trình địa chỉ đỏ, khu du lịch tâm linh, khu du lịch cộng đồng tại 5 xã, phường. Qua đó, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về điểm đến cho du khách và Nhân dân…
Với bản lĩnh, trí tuệ và sự nhiệt huyết, tuổi trẻ Hạ Long thực sự đã và đang “dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn”; phát huy được thế mạnh của sức trẻ, tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo ở những nơi khó khăn, gian khổ. Qua đó, góp phần chung tay xây dựng Hạ Long trở thành thành phố kiểu mẫu và phát triển con người Quảng Ninh với các đặc trưng: Bản lĩnh, tự cường, đoàn kết, hào sảng và nghĩa tình…
Năm 2023, thành phố Hạ Long có trên 10.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào tình nguyện, ra quân bóc xoá biển quảng cáo, sơn lót, vẽ tranh bích họa, vệ sinh môi trường, làm sạch biển, góp phần xây dựng thành phố Hạ Long sáng - xanh - sạch - đẹp và không rác thải.
Thành đoàn Hạ Long đã huy động các cơ quan, đơn vị trao tặng 300 chăn ấm, trên 1.500 áo ấm, 3.000 đôi tất, 300 suất quà… cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; tổ chức 6 chương trình khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trên 2.000 lượt người dân; vận động đoàn viên, thanh niên hưởng ứng tham gia hiến máu tình nguyện với hơn 1.300 đơn vị.
Phối hợp lắp đặt 17 khu vui chơi, tổng trị giá trên 510 triệu đồng tại 17 nhà văn hóa thôn, khu ở các xã, phường; xây, sửa nhà ở cho hộ dân tại xã Vũ Oai, trị giá 30 triệu đồng.
Đặc biệt, Thành đoàn phối hợp với Đoàn Than Quảng Ninh hoàn thiện công trình thanh niên “Tranh tường bích họa” trên tuyến đường đưa đón thợ mỏ các phường Hà Tu, Hà Trung, Hà Lầm với diện tích 420m2, trị giá trên 150 triệu đồng.
Nhằm tiếp tục khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tạo phong trào thi đua sôi nổi kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Đoàn 26/3 (1931-2024), những tháng đầu năm 2024, Thành đoàn Hạ Long đã triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa. Tiêu biểu là công trình bê tông hóa tuyến đường nông thôn mới thôn Chợ, xã Thống Nhất, dài khoảng 200m, với sự đóng góp kinh phí, ngày công trị giá 120 triệu đồng.
Trọng Tài
Xem tiếp...