MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
695K

Tự nhận "không đủ giỏi", nam sinh vượt ngàn người để trúng tuyển ĐH Oxford

Vài ngày trước, Lê Tự Nguyên Hào, cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) nhận thông tin về việc chính thức trúng tuyển vào Đại học Oxford.

Để có tên vào ngành toán của Oxford, ngành có tỷ lệ chấp nhận cuối cùng chỉ 10%, Hào đã vượt qua gần 2.000 ứng viên khác.

Tự nhận không đủ giỏi, nam sinh vượt ngàn người để trúng tuyển ĐH Oxford - 1

Lê Tự Nguyên Hào vừa nhận thông tin trúng tuyển vào ngành toán, Đại học Oxford (Ảnh: NVCC).


Năm lớp 10, khi vừa nhập học tại Trường Phổ thông Năng khiếu được 2 tháng, Hào giành được học bổng toàn phần A*star, học bổng của Chính phủ Singapore cấp miễn phí toàn bộ học phí, sinh hoạt trong 4 năm cho học sinh Đông Nam Á.

Hào sang Singapore theo học ở trường St. Joseph's Institution trong năm học 2020-2021. Sau đó, cậu thi chuyển cấp, học tại trường Anderson-Serangoon Junior College và vừa tốt nghiệp tại trường này.

Đi học xa nhà từ sớm, Nguyên Hào nhớ lại, ngay tháng đầu tiên sang Singapore, cũng là lúc dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, cậu gặp tai nạn gãy chân, vài tháng sau bị sốt xuất huyết phải bỏ thi.

Vậy nhưng, điều may mắn là Hào không nghĩ ngợi quá nhiều về những khó khăn, chỉ cảm thấy hành trình của mình mới bắt đầu, sẽ còn rất nhiều điều đang chờ mình. Hào thuộc túyp ít bận tâm về những trắc trở mà sẽ tập trung vào những việc phía trước, thời điểm đó chính là những... bài kiểm tra.

Về Oxford, Nguyên Hào cho biết, cậu nghĩ về trường đại học danh tiếng này từ lâu nhưng đến tháng 5/2022 mới thật sự nghiêm túc với mục tiêu này. Lúc đó, cậu mới bắt đầu tìm hiểu quy trình tuyển sinh vào trường và lên kế hoạch thực hiện.

Bên cạnh hồ sơ điểm các môn A Level toàn A, Hào phải trải qua bài thi toán và các vòng phỏng vấn của Đại học Oxford. Bài thi toán của Hào kéo dài 2,5 giờ với 10 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận.

Có một buổi phỏng vấn, Hào hoàn thành không tốt và khi đó, cậu đã xác định cơ hội đã đóng lại với mình. Chỉ có khoảng 35% ứng viên vào vòng phỏng vấn, đều là những người rất giỏi nên Hào cũng lường trước rằng, cánh cửa của mình không rộng.

Vậy nhưng, buổi phỏng vấn tiếp sau đó, nam sinh hoàn thành xuất sắc nên... lấy lại được chút tự tin.

Dù bản thân cực kỳ nghiêm túc trong việc học và thực hiện kế hoạch để vào Đại học Oxford nhưng Hào trải lòng: "Tôi không gặp áp lực trên hành trình này. Bởi tôi hiểu rằng khả năng của mình không giỏi đến mức phải vào Oxford".

Tự nhận không đủ giỏi, nam sinh vượt ngàn người để trúng tuyển ĐH Oxford - 2

Chàng trai nhận "mình không đủ giỏi" nên cậu không quá bị áp lực trước mục tiêu vào Oxford (Ảnh: NVCC).


Ngoài Oxford, Hào nộp hồ sơ vào một số trường có tiếng ở Anh, Mỹ và xác định rõ ràng nếu không đậu, cậu sẽ tiếp tục học tại Singapore.

Cuối năm nay, Hào sẽ nhập học tại Oxford cùng ấp ủ ý định dài hơi hơn là sau này sẽ tiếp tục qua Mỹ học lên thạc sĩ, tiến sĩ.

Nói về việc học, chàng trai 20 tuổi chia sẻ, một trong những thứ quan trọng nhất mà giáo dục đưa đến cho một người không nằm ở thành tích người đó đạt được mà phải dạy họ về tư duy phản biện.

Nghiệm từ bản thân, Hào nhận thấy tư duy phản biện giúp cậu tiếp thu thứ mới nhanh hơn và hiểu biết tốt hơn về thế giới. Khi có tư duy phản biện, mỗi người cũng sẽ biết đặt những câu hỏi đúng và nắm được mấu chốt của vấn đề nhanh hơn.

"Việc đặt câu hỏi đúng giúp chúng ta nhận ra nhiều khía cạnh của vấn đề mà thường thì "linh cảm" sẽ bỏ lỡ. Khi nhìn một bức tranh toàn diện, chúng ta sẽ không phán xét một thứ gì đó quá dễ dàng và hời hợt. Điều này giúp thế giới quan của tôi phát triển rộng hơn và dễ cảm thông với người khác hơn", Hào bộc bạch.

Tự nhận không đủ giỏi, nam sinh vượt ngàn người để trúng tuyển ĐH Oxford - 3

Với Hào, việc học phải dạy được người học về tư duy phản biện để có cái nhìn cảm thông với mọi người (Ảnh: NVCC).


Ngoài những giờ học căng thẳng, Hào thường xem Netflix nhằm giúp cho việc nói chuyện, phát âm tự nhiên hơn, nghe nhạc tiếng Tây Ban Nha vì Hào rất thích thích văn hóa ở Tây Ban Nha và Mỹ Latin.

Xem tiếp...
 
Top Bottom