SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Trường hợp nào cần tiêm vắc-xin chống bệnh dại sau khi bị cắn?

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Bệnh dại do virus lây truyền từ động vật sang người. Do đó, khi bị động chó, mèo cắn mà không tiêm vắc-xin phòng dại cho người và điều trị đúng phác đồ thì thì có thể khả năng tử vong là rất cao.

1. Bệnh dại là gì?​


Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người. Virus dại chủ yếu lây truyền từ nước bọt của động vật sang người. Do đó, khi bị động vật mang virus cắn hoặc cào khiến da bị trầy xước, thậm chí là liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy máu hoặc lớp niêm mạc miệng và mũi của người thì người đó có thể đã bị nhiễm virus.

Người mắc bệnh dại khi đã lên cơn dại thì không thể cứu chữa được. Bệnh dại có hai thể bệnh lâm sàng là thể dại câm (bại liệt) và thể điên cuồng (lên cơn dại). Đa số người mắc bệnh thường ở thể điên cuồng.

Sau khi virus dại xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ phát triển ở lớp trong cùng của mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh trong cơ thể nằm ngoài não và tủy sống. Virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ, lúc này người bệnh sẽ có những thay đổi về hành vi và biểu hiện lâm sàng bắt đầu xâm nhập vào não bộ. Thời gian ủ bệnh dại có thể từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí là dài tới 1 năm. Tuy nhiên thời gian phát bệnh cho đến khi chết chỉ dao động từ 1- 7 ngày.

Trường hợp nào cần tiêm vắc-xin chống bệnh dại sau khi bị cắn?

Bệnh dại lây qua vết cắn của động vật nhiễm virus

2. Trường hợp nào cần tiêm ngừa dại sau khi bị chó cắn?​


Bệnh dại do virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và gây tử vong gần như 100%. Vì vậy, sau khi bị chó, mèo cắn cần phải tiêm phòng dại cho người để ngăn ngừa bệnh.

Những trường hợp cần tiêm phòng dại sau khi bị mèo cắn, chó cắn là bắt buộc nếu bị động vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại và trong trường hợp:

  • Động vật gây ra vết thương gây xước da và gây chảy máu
  • Khi màng nhầy của vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại
  • Nếu con vật đó đã cắn người mà bị chết, biến mất trong thời gian theo dõi, có những biểu hiện hành vi không bình thường và kết quả xét nghiệm của động vật nghi dại hoặc bị dại có kết quả dương tính.

3. Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn​


Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó cắn. Để ngăn ngừa dại, người bệnh cần:

  • Sau khi bị chó cắn, cần rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước liên tục trong vòng 15 phút, để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rửa vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc dung dịch sát khuẩn Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.
  • Sau đó đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc-xin phòng ngừa dại, ngay cả đối với vết cắn nhẹ. Tiêm vắc-xin để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Tốt nhất, tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, vì càng để lâu, hiệu quả của vắc-xin càng giảm.
  • Theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.
  • Nếu bị cắn ở vùng đầu mặt, cổ và các đầu ngón tay hoặc bất kỳ vùng gần hệ thần kinh trung ương thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc-xin phòng dại.

Tóm lại, bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao và không có thuốc điều trị. Do đó, khi bị động vật dại cắn hay bất kỳ động vật nào bị dại hay có nghi ngờ bị dại cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm phòng vắc-xin phơi điều dự phòng phơi nhiễm kịp thời.

Xem tiếp...
 
Top Bottom