BS An Giang
Fan Cứng
Bên cạnh sống mũi, đầu mũi và cánh mũi thì trụ mũi đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một chiếc mũi vững chắc và giữ đúng hình dạng đầu mũi, lỗ mũi.
Trụ mũi chính là phần dọc nằm giữa, nối liền đầu mũi và nền mũi; phân tách hai bên lỗ mũi, được hình thành bởi phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới. Một trụ mũi bình thường là trụ mũi nhìn từ góc thẳng mặt và góc nghiêng đều rất tự nhiên, hơi cong nhẹ và nhô nhẹ ra so với lỗ mũi khoảng 2mm.
Trụ mũi bình thường
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà trụ mũi có thể bị lệch, vẹo, hay quá rộng hay co rút hoặc nhô ra quá mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dáng mũi bên ngoài, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả chức năng mũi, khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi. Chính vì thế phẫu thuật chỉnh sửa trụ mũi là một quy trình rất phổ biến, có thể được thực hiện riêng lẻ một mình hoặc được thực hiện kết hợp trong quy trình phẫu thuật nâng mũi, chỉnh sửa sống mũi và đầu mũi…
Trụ mũi quá rộng
Đây là tình trạng chân trụ mũi quá rộng do hai bên trụ trong của sụn cánh mũi dưới bị tách rẽ ra nhiều, có thể gây tắc nghẽn mũi
Cách xử lý: Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ rạch một đường ở phía bên của hai bên trụ mũi, sau đó bóc tách bộc lộ trụ mũi, cắt bỏ bớt một phần và khâu kéo hai bên trụ trong của sụn cánh mũi dưới lại với nhau. Thường thì nếu chỉ khâu thắt sẽ không đủ để thu hẹp chân trụ mũi, nên để chỉnh sửa triệt để bệnh nhân bắt buộc cần cắt bỏ bớt một lượng nhỏ mô mềm giữa hai trụ này hoặc cắt bỏ một phần trụ sẽ giúp thu gọn chân trụ mũi hiệu quả.
Khắc phục trụ mũi rộng
Trụ mũi lệch, vẹo
Trụ mũi bị lệch, vẹo thường đi kèm với tình trạng đầu mũi lệch và hai bên lỗ mũi bất đối xứng. Đôi khi tình trạng trụ mũi lệch không chỉ đơn thuần là do phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới bị lệch, vẹo mà có thể còn liên quan đến vách ngăn mũi bị lệch. Do đó, điều chỉnh trụ mũi lêch và lỗ mũi không cân đối cũng đồng nghĩa với việc điều chỉnh cả vách ngăn mũi và cả trụ trong của sụn cánh mũi dưới
Cách xử lý: để khắc phục trụ mũi lệch vẹo bác sĩ có thể cần can thiệp để chỉnh sửa cả vách ngăn lệch. Đầu tiên bác sĩ sẽ dùng sụn sườn hoặc sụn vách ngăn để làm các miếng ghép gia cố, dựng thẳng lại vách ngăn. Sau đó bóc tách cố định phần trụ trong của sụn cánh mũi vào vị trí đuôi vách ngăn mới. Đôi khi để đảm bảo phần trụ mũi chắc chắn, bác sĩ có thể đặt một miếng ghép thanh chống trụ mũi được làm từ sụn sườn hoặc sụn vách ngăn vào giữa hai bên trụ trong của sụn cánh mũi dưới. Sau đó khâu cố định lại.
Quá trình chỉnh sửa vách ngăn và trụ mũi lệch, vẹo
Có thể đặt thanh chống trụ mũi để dựng thẳng trụ mũi và đẩy cao đầu mũi
Thông thường những bệnh nhân mũi lệch sẽ không quan tâm nhiều đến việc nâng cao mũi mà chỉ quan tâm đến việc chỉnh sửa mũi về hình dạng bình thường. Do đó thường không cần ghép sụn để nâng cao sống và đầu mũi. Tuy nhiên nếu muốn bác sĩ vẫn có thể kết hợp đặt sụn sườn hoặc sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, đồng thời đặt sụn vách ngăn hoặc sụn tai để tinh chỉnh đầu mũi.
Hình ảnh trụ mũi bị co rút thụt vào phía trong
Trụ mũi co rút là tình trạng trụ mũi bị co rút lại quá ngắn hoặc quá nhỏ dẹt, hoặc có vẻ như bị kéo thụt vào phía trong quá nhiều, thiếu độ nhô ra phía trước. Đi kèm với tình trạng này thường là đầu mũi thấp, tẹt; lỗ mũi có hình dạng bất thường hoặc cánh mũi trông có vẻ quá thấp so với trụ mũi.
Cách xử lý: Thông thường để xử lý trụ mũi co rút, bác sĩ có thể sẽ đặt miếng ghép vào đuôi vách ngăn sau đó dịch chuyển trụ trong của sụn cánh mũi dưới ra vị trí vách ngăn mũi mới, qua đó đẩy trụ mũi nhô ra phía trước để khắc phục tình trạng trụ mũi bị rút thụt vào bên trong. Sau đó để khắc phục tình trạng trụ mũi quá ngắn, bác sĩ sẽ đặt thanh chống trụ mũi vào giữa hai bên trụ trong của cánh mũi dưới nhằm dựng trụ mũi mới, đẩy cao đầu mũi.
Trong trường hợp cánh mũi trông có vẻ nằm quá thấp so với trụ mũi thì bác sĩ có thể sẽ kết hợp cắt tỉa kéo cao cánh mũi hơn một chút
Trụ mũi co rút trước và sau chỉnh sửa
Trụ mũi co rút trước và sau chỉnh sửa
Trụ mũi nhô ra quá mức
Trái ngược trụ mũi co rút, chính là tình trạng trụ mũi quá dài, hoặc nhô ra phía trước quá nhiều. Tình trạng này sẽ đi kèm với vấn đề lỗ mũi bị lộ quá nhiều, nhất là nhìn ở góc nghiêng.
Cách xử lý: Để khắc phục tình trạng này bác sĩ có thể cần cắt bỏ đi một phần đuôi sụn vách ngăn hoặc cắt bỏ một phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới, sau đó khâu kéo hai bên trụ trong này vào phía trong để giảm bớt độ nhô.
Trụ mũi nhô ra quá mức trước và sau chỉnh sửa
Quy trình chỉnh sửa trụ mũi hoàn toàn có thể được thực hiện riêng biệt thông qua đường rạch ở phía bên trụ mũi - phía trong mũi, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân đều kết hợp chỉnh sửa trong quá trình phẫu thuật nâng mũi. Dù bằng cách nào thì trước khi phẫu thuật bác sĩ cũng cần đánh giá kỹ lưỡng tình trạng trụ mũi cũng như mối liên quan của nó với lỗ mũi, vùng môi trên và cánh mũi, chóp mũi, để đảm bảo đưa ra kế hoạch chỉnh sửa chính xác nhất.
Xem tiếp...
Trụ mũi chính là phần dọc nằm giữa, nối liền đầu mũi và nền mũi; phân tách hai bên lỗ mũi, được hình thành bởi phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới. Một trụ mũi bình thường là trụ mũi nhìn từ góc thẳng mặt và góc nghiêng đều rất tự nhiên, hơi cong nhẹ và nhô nhẹ ra so với lỗ mũi khoảng 2mm.
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà trụ mũi có thể bị lệch, vẹo, hay quá rộng hay co rút hoặc nhô ra quá mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dáng mũi bên ngoài, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả chức năng mũi, khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi. Chính vì thế phẫu thuật chỉnh sửa trụ mũi là một quy trình rất phổ biến, có thể được thực hiện riêng lẻ một mình hoặc được thực hiện kết hợp trong quy trình phẫu thuật nâng mũi, chỉnh sửa sống mũi và đầu mũi…
Các vấn đề có thể gặp phải ở trụ mũi
Trụ mũi quá rộng
Đây là tình trạng chân trụ mũi quá rộng do hai bên trụ trong của sụn cánh mũi dưới bị tách rẽ ra nhiều, có thể gây tắc nghẽn mũi
Cách xử lý: Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ rạch một đường ở phía bên của hai bên trụ mũi, sau đó bóc tách bộc lộ trụ mũi, cắt bỏ bớt một phần và khâu kéo hai bên trụ trong của sụn cánh mũi dưới lại với nhau. Thường thì nếu chỉ khâu thắt sẽ không đủ để thu hẹp chân trụ mũi, nên để chỉnh sửa triệt để bệnh nhân bắt buộc cần cắt bỏ bớt một lượng nhỏ mô mềm giữa hai trụ này hoặc cắt bỏ một phần trụ sẽ giúp thu gọn chân trụ mũi hiệu quả.
Trụ mũi lệch, vẹo
Trụ mũi bị lệch, vẹo thường đi kèm với tình trạng đầu mũi lệch và hai bên lỗ mũi bất đối xứng. Đôi khi tình trạng trụ mũi lệch không chỉ đơn thuần là do phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới bị lệch, vẹo mà có thể còn liên quan đến vách ngăn mũi bị lệch. Do đó, điều chỉnh trụ mũi lêch và lỗ mũi không cân đối cũng đồng nghĩa với việc điều chỉnh cả vách ngăn mũi và cả trụ trong của sụn cánh mũi dưới
Cách xử lý: để khắc phục trụ mũi lệch vẹo bác sĩ có thể cần can thiệp để chỉnh sửa cả vách ngăn lệch. Đầu tiên bác sĩ sẽ dùng sụn sườn hoặc sụn vách ngăn để làm các miếng ghép gia cố, dựng thẳng lại vách ngăn. Sau đó bóc tách cố định phần trụ trong của sụn cánh mũi vào vị trí đuôi vách ngăn mới. Đôi khi để đảm bảo phần trụ mũi chắc chắn, bác sĩ có thể đặt một miếng ghép thanh chống trụ mũi được làm từ sụn sườn hoặc sụn vách ngăn vào giữa hai bên trụ trong của sụn cánh mũi dưới. Sau đó khâu cố định lại.
Thông thường những bệnh nhân mũi lệch sẽ không quan tâm nhiều đến việc nâng cao mũi mà chỉ quan tâm đến việc chỉnh sửa mũi về hình dạng bình thường. Do đó thường không cần ghép sụn để nâng cao sống và đầu mũi. Tuy nhiên nếu muốn bác sĩ vẫn có thể kết hợp đặt sụn sườn hoặc sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, đồng thời đặt sụn vách ngăn hoặc sụn tai để tinh chỉnh đầu mũi.
Trụ mũi co rút
Trụ mũi co rút là tình trạng trụ mũi bị co rút lại quá ngắn hoặc quá nhỏ dẹt, hoặc có vẻ như bị kéo thụt vào phía trong quá nhiều, thiếu độ nhô ra phía trước. Đi kèm với tình trạng này thường là đầu mũi thấp, tẹt; lỗ mũi có hình dạng bất thường hoặc cánh mũi trông có vẻ quá thấp so với trụ mũi.
Cách xử lý: Thông thường để xử lý trụ mũi co rút, bác sĩ có thể sẽ đặt miếng ghép vào đuôi vách ngăn sau đó dịch chuyển trụ trong của sụn cánh mũi dưới ra vị trí vách ngăn mũi mới, qua đó đẩy trụ mũi nhô ra phía trước để khắc phục tình trạng trụ mũi bị rút thụt vào bên trong. Sau đó để khắc phục tình trạng trụ mũi quá ngắn, bác sĩ sẽ đặt thanh chống trụ mũi vào giữa hai bên trụ trong của cánh mũi dưới nhằm dựng trụ mũi mới, đẩy cao đầu mũi.
Trong trường hợp cánh mũi trông có vẻ nằm quá thấp so với trụ mũi thì bác sĩ có thể sẽ kết hợp cắt tỉa kéo cao cánh mũi hơn một chút
Trụ mũi quá dài, bị võng hoặc nhô ra quá mức
Trái ngược trụ mũi co rút, chính là tình trạng trụ mũi quá dài, hoặc nhô ra phía trước quá nhiều. Tình trạng này sẽ đi kèm với vấn đề lỗ mũi bị lộ quá nhiều, nhất là nhìn ở góc nghiêng.
Cách xử lý: Để khắc phục tình trạng này bác sĩ có thể cần cắt bỏ đi một phần đuôi sụn vách ngăn hoặc cắt bỏ một phần trụ trong của sụn cánh mũi dưới, sau đó khâu kéo hai bên trụ trong này vào phía trong để giảm bớt độ nhô.
Quy trình chỉnh sửa trụ mũi hoàn toàn có thể được thực hiện riêng biệt thông qua đường rạch ở phía bên trụ mũi - phía trong mũi, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân đều kết hợp chỉnh sửa trong quá trình phẫu thuật nâng mũi. Dù bằng cách nào thì trước khi phẫu thuật bác sĩ cũng cần đánh giá kỹ lưỡng tình trạng trụ mũi cũng như mối liên quan của nó với lỗ mũi, vùng môi trên và cánh mũi, chóp mũi, để đảm bảo đưa ra kế hoạch chỉnh sửa chính xác nhất.
Xem tiếp...