THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
392K

Trồng cây Trầu Bà trong nhà có tốt không? Tuổi nào trồng trầu bà dễ đổi đời giàu to?

Đặc điểm của cây trầu bà

Các tên gọi khác: Thạch cam tử, trầu bà vàng, vạn niên thanh leo, cây sắn dây hoàng kim:

Tên trong tiếng anh: Pothos

Nguồn gốc: Loại cây này xuất xứ hay quê gốc ở đảo Solomon, Indonesia

Cây này có thân thảo dạng leo, lá đơn, cuống hình trái tim, và đỉnh lá nhọn…Hình dáng của loại cây này rất giống với câu trầu được trồng để ăn với vôi, cau nên nó có tên gọi là trầu bà. Lá thường có 2 loại là xanh toàn phần, và đốm vàng nằm rải rác…Thường được trồng ở trong những chậu cao vì thân của chúng thường buông thõng xuống.

Đây là loại cây rất dễ sống, không cần tốn công chăm sóc, dễ thích nghi với môi trường bóng râm. Đặc biệt, loại cây này cực kỳ thích nước nên để hạn chế việc phải thường xuyên tưới nước người ta còn trồng thuỷ sinh.

Cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà​


Ý nghĩa phong thuỷ cây trầu bà leo

Nhiều người cho rằng, trồng cây trầu bà trong nhà sẽ mang tới tài lộc và giúp bạn thuận lợi hơn về đường con cái. Nếu trồng cây trầu bà trong văn phòng, chúng sẽ giúp sự nghiệp của bạn suôn sẻ, ít trắc trở và ngày càng thăng tiến hơn.

Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà sẽ phù hợp với những người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, cũng như những người tuổi Ngọ, tuổi Thân.

Đối với những người mệnh Kim hoặc Thổ, nếu muốn trồng cây trầu bà, bạn cần lưu ý hơn trong việc chọn chậu trồng hoặc không gian trồng cây để cây có thể phát huy tốt nhất công dụng. Bạn có thể chọn chậu trồng có các màu sắc như đỏ, tím, xanh, nâu,...

Đối với những người mệnh Kim hoặc Thổ, nếu muốn trồng cây trầu bà, bạn cần lưu ý hơn trong việc chọn chậu trồng hoặc không gian trồng cây để cây có thể phát huy tốt nhất công dụng. Bạn có thể chọn chậu trồng có các màu sắc như đỏ, tím, xanh, nâu,...

Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà sẽ phù hợp với những người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, cũng như những người tuổi Ngọ, tuổi Thân.

Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà sẽ phù hợp với những người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, cũng như những người tuổi Ngọ, tuổi Thân.​


Cây trầu bà còn có tác dụng hấp thụ khí độc như khói thuốc, khí thải của động cơ, bức xạ từ các thiết bị điện tử, các khí benzen. Đặc biệt, đây là loại cây trang trí để bàn hoàn hảo mang lại sự tươi mát cho không gian.

Theo phong thủy, cây trầu bà mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ. Vì vậy, loại cây này được rất nhiều người trồng trong nhà. Bạn có thể đặt ở phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, các kệ trang trí trong nhà.

Đối với những người mệnh Mộc, cây trầu bà được xem là quý nhân phù trợ mang đến tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.

Cây trầu bà trồng trong văn phòng công ty, bàn làm việc với ý nghĩa thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt để khẳng định bản thân, để phát triển sự nghiệp.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà leo

Cách trồng cây trầu bà leo tại nhà

Cách trồng:

Bước 1: Bạn chuẩn bị đất trồng có độ tơi xốp và khả năng thoát nước, có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa.

Bước 2: Tiếp theo, bạn cắt một nhánh trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt, có chiều dài khoảng 10cm và có mắt chứa rễ.

Bước 3: Bạn cắm nhánh cây vào đất, sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm. Bạn đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt. Khoảng vài ngày sau, cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.

Bước 4: Nếu trồng thủy sinh, bạn cần chuẩn bị chậu, sau đó đổ thêm một ít nước có hòa dung dịch dinh dưỡng. Bạn cắt một nhánh trầu bà có rễ, rửa sạch và loại bỏ những rễ thối, sau đó cho vào chậu. Bạn có thể sử dụng một ít sỏi để cố định dáng cây rồi để cây tự phát triển.

Cách chăm sóc cây trầu bà leo

Đây là một loại cây ưa ẩm, do đó, nếu trồng cây ngoài trời, bạn nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần 2 lần cho cây đủ ẩm là được.

Khi trồng cây trong đất, bạn cũng cần đảm bảo lượng nước vừa đủ, không quá nhiều, tránh hiện tượng ngập úng khiến cây sẽ bị vàng lá, thối rễ.

Cây trầu bà trồng thủy sinh cần có lượng nước ngập 2/3 bộ rễ. Khi thấy chậu cạn nước, bạn cần đổ thêm nước vào và thay mới toàn bộ nước mỗi tuần.

Về dinh dưỡng, bạn không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho cây. Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có thể dùng một số loại phân bón cho lá để cây phát triển tốt hơn.

Cách chăm sóc cây trầu bà leo

Cách chăm sóc cây trầu bà leo​


Chú ý khi trồng và chăm sóc cây trầu bà leo

Để nhân giống cây trầu bà, bạn có thể sử dụng các phương pháp như giâm cành, trồng trong đất bằng phương pháp thủy canh.

Để thực hiện, bạn cắt một đoạn cành đã có mầm, sau đó trồng vào chậu cát thô hoặc chậu đá trân châu. Cây con sau khi vừa được nhân giống sẽ có lá nhỏ, tuy nhiên, theo thời gian, lá sẽ lớn dần lên theo sự sinh trưởng của cây.

Bạn có thể tìm mua cây trầu bà tại các cửa hàng cây cảnh hoặc các trang thương mại điện tử. Cây trầu bà hiện đang được bán với mức giá dao động khoảng từ 250.000 - 1.000.000 đồng/cây tùy theo chất lượng, kích cỡ hoặc chậu đi kèm với cây.

Xem tiếp...
 
Top Bottom