Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Hẳn là nhiều người hiện nay đã quá quen với việc xuất hiện các streamer trên show giải trí, trên Facebook hay Youtube với hàng ngàn người xem cùng lúc. Họ là những người của công chúng mà hiện nay tầm ảnh hưởng không thua kém bất kì ngôi sao hạng A nào trong giới Showbiz. Và chắc bạn cũng đã nghe qua PewDiePie, streamer có hơn 100 triệu người đăng ký trên Youutube, nhiều hơn bất cứ ai trên thế giới này.
PewDiePie có sức ảnh hưởng lớn hơn bất kì ai trên Internet, trên cả những ngôi sao hạng A
Tại Việt Nam, dù khá muộn nhưng streamer đã có những bước phát triển phải nói là "thần kỳ", đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có thời lượng stream nhiều nhất thế giới với 400.000 giờ mỗi ngày (Theo Appota), giúp rất nhiều người từ kẻ "vô danh" trở thành người nổi tiếng, những người đam mê game có thể sống đúng với công việc mình yêu thích.
Cứu cánh một thời cho các tuyển thủ sống bằng niềm đam mê
Có lẽ thuật ngữ "tuyển thủ" chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây khi eSports (Thể thao điện tử) phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam mà đi đầu chắc chắn là Liên Minh Huyền Thoại (League Of Legend) với các giải đấu của mình. Thời điểm đó có rất nhiều người đam mê trò chơi này, bỏ không ít thời gian, tiền bạc để thành lập team tham gia thi đấu và giật giải.
Những tuyển thủ đầu tiên của Việt Nam đến từ Liên Minh Huyền Thoại
Những đội tuyển nổi bật như Saigon Joker, Full Louis, Xgame, Boba Marines… đã từng giúp Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến khi Saigon Joker lần đầu tiên tham dự Chung Kết Thế Giới vào mùa giải thứ 2 trên đất Mỹ. Thế nhưng tất cả những điều đó không thể giúp các tuyển thủ sống với niềm đam mê khi giải thưởng chẳng thấm vào đâu so với chi phí bỏ ra luyện tập tại Gaming House.
Rất nhiều tuyển thủ những năm trước đã từng phải cay đắng thừa nhận: "Đam mê không thể nuôi sống bản thân nếu không kiếm ra tiền". Họ từng bước rời bỏ đấu trường chân lý, trở thành những kẻ "cày thuê" ngoài vòng pháp luật hay thậm chí rời khỏi ngành game để mưu sinh với một công việc khác. Dù không còn được "đam mê", nhưng ít ra họ có tiền nuôi sống bản thân và gia đình.
Khi cái thời không nuôi nổi cái thân, nhiều ngôi sao như Henrry, King Of War trở thành kẻ cày thuê vì mưu sinh
Và rồi cứu cánh mang tên "streamer" cũng đến khi lần đầu tiên việc chơi game đã có thể phát trực tiếp vô cùng dễ dàng trên các nền tảng như Facebook Gaming, Youtube hay những nền tảng nhỏ lẻ khác bắt đầu mở rộng tại thị trường Việt Nam. Thay vì phải kiếm tiền từ việc cày thuê, bán… khô gà, hoa quả trên kênh stream, giờ đây các tuyển thủ đã có những bản hợp đồng trị giá hàng ngàn USD.
Nam Blue trở thành một trong những hiện tượng Facebook Gaming bên cạnh Trâu TV, VirusS… bất chấp những tranh cãi về việc "tràn data"
Từ đó cuộc sống của những tuyển thủ/ streamer thay đổi chóng mặt. Không còn phải stream xuyên đêm lo ăn từng bữa, giờ đây thậm chí họ có dư tiền để mua nhà, mua xe hơi hay đầu tư vào các dự án, mở cửa hàng… Không thể phủ nhận được thành công của họ phần lớn đến từ các nền tảng livestream, từ các hợp đồng quảng cáo khi streamer chính thức trở thành một "nghề" được cho là "hái ra tiền".
Làm streamer kiếm được rất nhiều tiền, đó là sự thật. Nhưng có dễ dàng hay không?
Tôi từng viết bài PR cá nhân cho khá nhiều streamer trên nền tảng Facebook Gaming tại Việt Nam, không ít người trong số đó tiết lộ doanh thu kiếm được tùy theo số lượng người xem trực tiếp lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm triệu VNĐ mỗi tháng. Trong đó có cả những cô cậu vẫn còn đang tuổi học sinh, sinh viên.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa vẫn đang ngửa tay xin tiền bố mẹ đi học, thì họ đã có hàng chục triệu mỗi tháng chỉ bằng cách ngồi trước máy tính chơi game, gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà, đầu tư… Nghe xong thực sự bản thân cũng muốn… nghỉ làm công ty luôn để chuyển sang làm streamer chứ viết lách làm cái gì nữa khi lương tôi có khi không bằng số lẻ của những đứa đáng tuổi cháu mình.
Sự phát triển của game mobile tạo nên nhiều streamer mới với tuổi đời còn rất trẻ như Mamixi
Nhờ sự phát triển của ngành stream, hàng loạt công ty quản lý "KOLs, Idol…" mọc lên nhan nhản và bắt đầu thâu tóm thị trường, họ kết hợp với nhiều nền tảng livestream để tạo nên những thế hệ streamer mới, trẻ, giỏi và cực kì chuyên nghiệp. Rất nhiều người trong số đó trước kia chỉ là những người chơi bình thường, là một cậu học sinh, là một cô sinh viên nghèo ở quê lên thành phố kiếm việc… Thoắt cái đã trở thành "tuyển thủ", "hot girls" nhờ bộ máy truyền thông hiệu quả.
Những doanh nghiệp quản lý "KOLs, Idol…" cũng nhanh chóng ăn nên làm ra. Bạn bè tôi có vài người làm công việc này và chỉ trong thời gian ngắn họ đã mua được nhà, xe hơi vài chiếc dù mấy năm trước vẫn còn phải đi cày thuê, bán tài khoản game, thẻ điện thoại… Nói vậy đủ để hiểu việc kinh doanh trong ngành stream này béo bở tới mức nào.
Sự phát triển vượt bậc của thị trường Facebook Gaming Việt Nam giúp không ít công ty đào tạo, quản lý idol ăn nên làm ra
Thế nhưng nếu ai đã từng trở thành streamer rồi mới hiểu được việc kiếm tiền không hề dễ dàng chút nào, ít nhất là với những người không hề có năng khiếu chơi game. Sự thật là phần lớn streamer kiếm được tiền, thu hút được người xem nhờ năng khiếu, nếu không phải kĩ năng chơi game thuộc hạng xuất sắc thì cũng phải biết cách nói chuyện khéo léo, duyên dáng hoặc phải xinh đẹp, quyến rũ.
Nếu không có những tiêu chí đó, thực sự khuyên bạn nên từ bỏ ước mơ kiếm ngàn USD từ việc làm streamer. Thực ra tôi biết điều này vì tôi đã từng thử làm streamer rồi, thậm chí livestream trên fanpage có hơn 1 triệu người theo dõi hẳn hoi. Thế nhưng kết quả không hề như tôi mong đợi. Bởi nếu bạn chơi dở, người ta thậm chí còn không thèm chửi mà đơn giản tắt đi là xong.
Thầy giáo Ba là một trong những streamer hiếm hoi dù chơi hay dở ra sao vẫn có fan hâm mộ, đó là cái duyên của nghề
Còn nếu bạn chơi hay? Thế thì còn phải xem cách bạn giao lưu, nói chuyện với khán giả như thế nào đã. Mà đã nói chuyện như vậy thì lại không tập trung chơi được. Thế nên việc vừa nói chuyện, vừa chơi hay nó là cực kì khó đòi hỏi bạn phải thuộc hạng đẳng cấp trong trò chơi ấy. Chưa kể theo đúng yêu cầu, ngày phải stream 3 buổi, mỗi buổi 3 tiếng thì việc đau cơ mồm, mỏi cơ lưng, cứng cơ tay là chuyện không hiếm.
Tham bát bỏ mâm để rồi khiến cả thị trường streamer gặp nguy
Như đã nói ở trên, streamer có thể kiếm hàng ngàn USD ở Việt Nam là chuyện rất bình thường. Chính vì thế mới phát sinh những vấn đề gian lận mà có thể đã ảnh hưởng đến cả hệ thống, làm nhiều người mất đi "bát cơm" của mình trong tương lai. Điển hình nhất chắc chắn phải kể đến tình trạng hack nick Facebook, tạo tài khoản giả mạo để "hack like", tạo tương tác giả mạo để ăn tiền của Facebook.
Có hàng tá phần mềm và các công cụ được sử dụng để hack like, hack mắt xem trên Facebook hiện nay
Hiện tại Facebook Gaming đang trả lương cho những người tham gia Livestream dựa trên số người xem trực tiếp cùng lúc (mắt xem). Mỗi mốc từ 200, 500 đến hàng chục ngàn đều tương ứng với những khoản tiền rất lớn mà streamer được nhận mỗi tháng. Vậy sẽ ra sao nếu Facebook phát hiện phần lớn số người xem này phần lớn là giả mạo, hay tệ hơn 100% là giả mạo. Họ sẽ phải đánh giá lại cả hệ thống, cả thị trường Việt Nam và vô tình khiến những người streamer chân chính bị ảnh hưởng.
Mấy hôm nay chắc nhiều người cũng phát hiện ra tình trạng bị thoát tài khoản Facebook trên phiên bản PC, đăng nhập lại thì vẫn bình thường. Đây không phải là lỗi mà rất có thể chính là động thái đầu tiên để đẩy hàng trăm ngàn tài khoản giả mạo ra khỏi hệ thống. Theo nhiều thông tin mật khác thì sắp tới Facebook Gaming có thể sẽ rút khỏi Việt Nam hoặc hạn chế một phần lớn các kênh nhỏ lẻ, chỉ giữ lại những kênh lớn có sợ hỗ trợ trực tiếp từ họ.
Những kênh lớn có tích xanh, có uy tín như của VirusS thường sẽ được ưu tiên hơn
Việc này ảnh hưởng rất lớn đến những người đang kiếm sống bằng nghề Livestream khi doanh thu bị sụt giảm do "bóp" tương tác, tệ hơn là những kênh nhỏ lẽ sẽ bị cắt hợp đồng và buộc họ phải tự lực cánh sinh mà không có sự hỗ trợ từ Facebook Gaming. Viễn cảnh này hiện chưa tới nhưng chắc chắn sẽ sớm xảy ra nếu tình trạng gian lận của các streamer tại Việt Nam vẫn tiếp diễn.
Streamer cũng cần sống có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội
Ngành nghề nào cũng vậy, dù là bán hàng hóa hay công nghệ luôn xuất hiện những kẻ cạnh tranh không lành mạnh. Thấy người khác ăn nên làm ra là bắt đầu muốn phá bằng cách gian lận. Những người này mang danh là streamer nhưng liệu họ có một lần nghĩ đến hậu quả mà có thể cả thị trường Việt Nam phải gánh chịu hay không?
Chỉ cần một vài kẻ gian lận, có thể khiến cả thị trường bị ảnh hưởng, "bóp" tương tác
Cuộc chơi nào cũng mất đi hứng thú và đam mê khi chuyện tiền bạc trở nên quá quan trọng. Từ khi nào người ta livestream không phải để chơi game, giao lưu nói chuyện với khán giả mà chỉ chăm chăm vào số mắt xem để tính tiền mỗi tháng? Những kẻ bất tài nhưng vẫn muốn giàu bằng cách gian lận có bao giờ cảm nhận được khán giả phía sau màn hình đang nghĩ gì về mình không?
Hãy sống và làm việc có trách nhiệm hơn, đừng để những việc xấu của mình ảnh hưởng đến người khác. Những streamer nhỏ lẻ nhiều người còn phải nuôi cả gia đình, gánh trên vai rất nhiều trọng trách đằng sau mỗi click chuột của họ. Đâu phải streamer nào cũng giàu sụ, đi xe sang, du lịch sang chảnh như những gì các bạn thấy trên truyền hình đâu? Con số đó rất ít và họ cũng là những người đánh đổi rất nhiều thứ mới có được ngày hôm nay.
Để có được sự nổi tiếng như ngày hôm nay, nhiều streamer đã phải trả giá rất nhiều mà nếu không phải họ thì bạn không bao giờ hiểu được
Vậy nên nếu có thể, hãy livestream một cách chân chính và dừng lại mọi hoạt động gian lận trước khi quá muộn. Nếu bạn có tài thực sự, khán giả chắc chắn sẽ không để bạn thiệt. Mọi công sức đều sẽ có sự đền đáp xứng đáng nếu ta nỗ lực không ngừng nghỉ cho công việc của mình.
Nguồn: Fanpage Tô Đức Quỳnh
Xem tiếp...
PewDiePie có sức ảnh hưởng lớn hơn bất kì ai trên Internet, trên cả những ngôi sao hạng A
Tại Việt Nam, dù khá muộn nhưng streamer đã có những bước phát triển phải nói là "thần kỳ", đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có thời lượng stream nhiều nhất thế giới với 400.000 giờ mỗi ngày (Theo Appota), giúp rất nhiều người từ kẻ "vô danh" trở thành người nổi tiếng, những người đam mê game có thể sống đúng với công việc mình yêu thích.
Cứu cánh một thời cho các tuyển thủ sống bằng niềm đam mê
Có lẽ thuật ngữ "tuyển thủ" chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây khi eSports (Thể thao điện tử) phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam mà đi đầu chắc chắn là Liên Minh Huyền Thoại (League Of Legend) với các giải đấu của mình. Thời điểm đó có rất nhiều người đam mê trò chơi này, bỏ không ít thời gian, tiền bạc để thành lập team tham gia thi đấu và giật giải.
Những tuyển thủ đầu tiên của Việt Nam đến từ Liên Minh Huyền Thoại
Những đội tuyển nổi bật như Saigon Joker, Full Louis, Xgame, Boba Marines… đã từng giúp Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến khi Saigon Joker lần đầu tiên tham dự Chung Kết Thế Giới vào mùa giải thứ 2 trên đất Mỹ. Thế nhưng tất cả những điều đó không thể giúp các tuyển thủ sống với niềm đam mê khi giải thưởng chẳng thấm vào đâu so với chi phí bỏ ra luyện tập tại Gaming House.
Rất nhiều tuyển thủ những năm trước đã từng phải cay đắng thừa nhận: "Đam mê không thể nuôi sống bản thân nếu không kiếm ra tiền". Họ từng bước rời bỏ đấu trường chân lý, trở thành những kẻ "cày thuê" ngoài vòng pháp luật hay thậm chí rời khỏi ngành game để mưu sinh với một công việc khác. Dù không còn được "đam mê", nhưng ít ra họ có tiền nuôi sống bản thân và gia đình.
Khi cái thời không nuôi nổi cái thân, nhiều ngôi sao như Henrry, King Of War trở thành kẻ cày thuê vì mưu sinh
Và rồi cứu cánh mang tên "streamer" cũng đến khi lần đầu tiên việc chơi game đã có thể phát trực tiếp vô cùng dễ dàng trên các nền tảng như Facebook Gaming, Youtube hay những nền tảng nhỏ lẻ khác bắt đầu mở rộng tại thị trường Việt Nam. Thay vì phải kiếm tiền từ việc cày thuê, bán… khô gà, hoa quả trên kênh stream, giờ đây các tuyển thủ đã có những bản hợp đồng trị giá hàng ngàn USD.
Nam Blue trở thành một trong những hiện tượng Facebook Gaming bên cạnh Trâu TV, VirusS… bất chấp những tranh cãi về việc "tràn data"
Từ đó cuộc sống của những tuyển thủ/ streamer thay đổi chóng mặt. Không còn phải stream xuyên đêm lo ăn từng bữa, giờ đây thậm chí họ có dư tiền để mua nhà, mua xe hơi hay đầu tư vào các dự án, mở cửa hàng… Không thể phủ nhận được thành công của họ phần lớn đến từ các nền tảng livestream, từ các hợp đồng quảng cáo khi streamer chính thức trở thành một "nghề" được cho là "hái ra tiền".
Làm streamer kiếm được rất nhiều tiền, đó là sự thật. Nhưng có dễ dàng hay không?
Tôi từng viết bài PR cá nhân cho khá nhiều streamer trên nền tảng Facebook Gaming tại Việt Nam, không ít người trong số đó tiết lộ doanh thu kiếm được tùy theo số lượng người xem trực tiếp lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm triệu VNĐ mỗi tháng. Trong đó có cả những cô cậu vẫn còn đang tuổi học sinh, sinh viên.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa vẫn đang ngửa tay xin tiền bố mẹ đi học, thì họ đã có hàng chục triệu mỗi tháng chỉ bằng cách ngồi trước máy tính chơi game, gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà, đầu tư… Nghe xong thực sự bản thân cũng muốn… nghỉ làm công ty luôn để chuyển sang làm streamer chứ viết lách làm cái gì nữa khi lương tôi có khi không bằng số lẻ của những đứa đáng tuổi cháu mình.
Sự phát triển của game mobile tạo nên nhiều streamer mới với tuổi đời còn rất trẻ như Mamixi
Nhờ sự phát triển của ngành stream, hàng loạt công ty quản lý "KOLs, Idol…" mọc lên nhan nhản và bắt đầu thâu tóm thị trường, họ kết hợp với nhiều nền tảng livestream để tạo nên những thế hệ streamer mới, trẻ, giỏi và cực kì chuyên nghiệp. Rất nhiều người trong số đó trước kia chỉ là những người chơi bình thường, là một cậu học sinh, là một cô sinh viên nghèo ở quê lên thành phố kiếm việc… Thoắt cái đã trở thành "tuyển thủ", "hot girls" nhờ bộ máy truyền thông hiệu quả.
Những doanh nghiệp quản lý "KOLs, Idol…" cũng nhanh chóng ăn nên làm ra. Bạn bè tôi có vài người làm công việc này và chỉ trong thời gian ngắn họ đã mua được nhà, xe hơi vài chiếc dù mấy năm trước vẫn còn phải đi cày thuê, bán tài khoản game, thẻ điện thoại… Nói vậy đủ để hiểu việc kinh doanh trong ngành stream này béo bở tới mức nào.
Sự phát triển vượt bậc của thị trường Facebook Gaming Việt Nam giúp không ít công ty đào tạo, quản lý idol ăn nên làm ra
Thế nhưng nếu ai đã từng trở thành streamer rồi mới hiểu được việc kiếm tiền không hề dễ dàng chút nào, ít nhất là với những người không hề có năng khiếu chơi game. Sự thật là phần lớn streamer kiếm được tiền, thu hút được người xem nhờ năng khiếu, nếu không phải kĩ năng chơi game thuộc hạng xuất sắc thì cũng phải biết cách nói chuyện khéo léo, duyên dáng hoặc phải xinh đẹp, quyến rũ.
Nếu không có những tiêu chí đó, thực sự khuyên bạn nên từ bỏ ước mơ kiếm ngàn USD từ việc làm streamer. Thực ra tôi biết điều này vì tôi đã từng thử làm streamer rồi, thậm chí livestream trên fanpage có hơn 1 triệu người theo dõi hẳn hoi. Thế nhưng kết quả không hề như tôi mong đợi. Bởi nếu bạn chơi dở, người ta thậm chí còn không thèm chửi mà đơn giản tắt đi là xong.
Thầy giáo Ba là một trong những streamer hiếm hoi dù chơi hay dở ra sao vẫn có fan hâm mộ, đó là cái duyên của nghề
Còn nếu bạn chơi hay? Thế thì còn phải xem cách bạn giao lưu, nói chuyện với khán giả như thế nào đã. Mà đã nói chuyện như vậy thì lại không tập trung chơi được. Thế nên việc vừa nói chuyện, vừa chơi hay nó là cực kì khó đòi hỏi bạn phải thuộc hạng đẳng cấp trong trò chơi ấy. Chưa kể theo đúng yêu cầu, ngày phải stream 3 buổi, mỗi buổi 3 tiếng thì việc đau cơ mồm, mỏi cơ lưng, cứng cơ tay là chuyện không hiếm.
Tham bát bỏ mâm để rồi khiến cả thị trường streamer gặp nguy
Như đã nói ở trên, streamer có thể kiếm hàng ngàn USD ở Việt Nam là chuyện rất bình thường. Chính vì thế mới phát sinh những vấn đề gian lận mà có thể đã ảnh hưởng đến cả hệ thống, làm nhiều người mất đi "bát cơm" của mình trong tương lai. Điển hình nhất chắc chắn phải kể đến tình trạng hack nick Facebook, tạo tài khoản giả mạo để "hack like", tạo tương tác giả mạo để ăn tiền của Facebook.
Có hàng tá phần mềm và các công cụ được sử dụng để hack like, hack mắt xem trên Facebook hiện nay
Hiện tại Facebook Gaming đang trả lương cho những người tham gia Livestream dựa trên số người xem trực tiếp cùng lúc (mắt xem). Mỗi mốc từ 200, 500 đến hàng chục ngàn đều tương ứng với những khoản tiền rất lớn mà streamer được nhận mỗi tháng. Vậy sẽ ra sao nếu Facebook phát hiện phần lớn số người xem này phần lớn là giả mạo, hay tệ hơn 100% là giả mạo. Họ sẽ phải đánh giá lại cả hệ thống, cả thị trường Việt Nam và vô tình khiến những người streamer chân chính bị ảnh hưởng.
Mấy hôm nay chắc nhiều người cũng phát hiện ra tình trạng bị thoát tài khoản Facebook trên phiên bản PC, đăng nhập lại thì vẫn bình thường. Đây không phải là lỗi mà rất có thể chính là động thái đầu tiên để đẩy hàng trăm ngàn tài khoản giả mạo ra khỏi hệ thống. Theo nhiều thông tin mật khác thì sắp tới Facebook Gaming có thể sẽ rút khỏi Việt Nam hoặc hạn chế một phần lớn các kênh nhỏ lẻ, chỉ giữ lại những kênh lớn có sợ hỗ trợ trực tiếp từ họ.
Những kênh lớn có tích xanh, có uy tín như của VirusS thường sẽ được ưu tiên hơn
Việc này ảnh hưởng rất lớn đến những người đang kiếm sống bằng nghề Livestream khi doanh thu bị sụt giảm do "bóp" tương tác, tệ hơn là những kênh nhỏ lẽ sẽ bị cắt hợp đồng và buộc họ phải tự lực cánh sinh mà không có sự hỗ trợ từ Facebook Gaming. Viễn cảnh này hiện chưa tới nhưng chắc chắn sẽ sớm xảy ra nếu tình trạng gian lận của các streamer tại Việt Nam vẫn tiếp diễn.
Streamer cũng cần sống có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội
Ngành nghề nào cũng vậy, dù là bán hàng hóa hay công nghệ luôn xuất hiện những kẻ cạnh tranh không lành mạnh. Thấy người khác ăn nên làm ra là bắt đầu muốn phá bằng cách gian lận. Những người này mang danh là streamer nhưng liệu họ có một lần nghĩ đến hậu quả mà có thể cả thị trường Việt Nam phải gánh chịu hay không?
Chỉ cần một vài kẻ gian lận, có thể khiến cả thị trường bị ảnh hưởng, "bóp" tương tác
Cuộc chơi nào cũng mất đi hứng thú và đam mê khi chuyện tiền bạc trở nên quá quan trọng. Từ khi nào người ta livestream không phải để chơi game, giao lưu nói chuyện với khán giả mà chỉ chăm chăm vào số mắt xem để tính tiền mỗi tháng? Những kẻ bất tài nhưng vẫn muốn giàu bằng cách gian lận có bao giờ cảm nhận được khán giả phía sau màn hình đang nghĩ gì về mình không?
Hãy sống và làm việc có trách nhiệm hơn, đừng để những việc xấu của mình ảnh hưởng đến người khác. Những streamer nhỏ lẻ nhiều người còn phải nuôi cả gia đình, gánh trên vai rất nhiều trọng trách đằng sau mỗi click chuột của họ. Đâu phải streamer nào cũng giàu sụ, đi xe sang, du lịch sang chảnh như những gì các bạn thấy trên truyền hình đâu? Con số đó rất ít và họ cũng là những người đánh đổi rất nhiều thứ mới có được ngày hôm nay.
Để có được sự nổi tiếng như ngày hôm nay, nhiều streamer đã phải trả giá rất nhiều mà nếu không phải họ thì bạn không bao giờ hiểu được
Vậy nên nếu có thể, hãy livestream một cách chân chính và dừng lại mọi hoạt động gian lận trước khi quá muộn. Nếu bạn có tài thực sự, khán giả chắc chắn sẽ không để bạn thiệt. Mọi công sức đều sẽ có sự đền đáp xứng đáng nếu ta nỗ lực không ngừng nghỉ cho công việc của mình.
Nguồn: Fanpage Tô Đức Quỳnh
Xem tiếp...